Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Hiện, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.
Thương hiệu gạo Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? Xuất khẩu gạo 2024: Những khuyến nghị đáng chú ý từ các Thương vụ Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam

Nhu cầu tiêu dùng gạo tại thị trường Trung Quốc là rất lớn

Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại tại Trung Quốc - cho biết, Trung Quốc là quốc gia đông dân và người dân có thói quen ăn cơm hàng ngày. Thói quen này đã đi vào văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa, do đó, nhu cầu tiêu dùng đối với gạo tại thị trường này là rất lớn. Song Trung Quốc cũng là quốc gia sản xuất và có sản lượng gạo lớn nhất toàn cầu.

xuất khẩu gạo
Năm 2023, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, từ năm 2021 đến nay, sản lượng lúa gạo của nước này đạt trên 200 triệu tấn/năm, thậm chí từ năm 2015 sản lượng vượt lên trên 210 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, do tác động của yếu tố thời tiết, hiện tượng El Nino gây ra hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa ngày càng sâu rộng, diện tích canh tác lúa đã giảm, dẫn đến sản lượng lúa những năm gần đây giảm so với những năm trước đây.

Theo báo cáo triển vọng nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2022 - 2031 của Hội đồng chuyên gia dự báo thị trường - Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc cũng như một số báo cáo của một số tổ chức nghiên cứu độc lập cho thấy tiêu thụ gạo của Trung Quốc đã đạt ngưỡng 150 triệu tấn từ năm 2020 và duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục cho đến nay, trong đó, cơ cấu tiêu thụ gạo như sau: 74,5% là sử dụng làm thực phẩm cho người dân; 12-14% là sử dụng vào ngành thức ăn chăn nuôi; gạo cho ngành công nghiệp chế biến (sản xuất tinh bột, sản xuất rượu) chiếm khoảng 8%.

Về thương mại gạo, trước đây Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu gạo lớn, xuất khẩu thường cao hơn nhập khẩu. Tuy nhiên, vài năm sau thời điểm Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (năm 2001), xuất khẩu gạo của Trung Quốc giảm dần và ngược lại nhập khẩu tăng hơn so với xuất khẩu. Nhưng trong mấy năm gần đây, xuất khẩu gạo của Trung Quốc tăng dần trở lại.

Để bảo hộ sản xuất gạo trong nước, Trung Quốc cũng đã ban hành biện pháp quản lý hạn ngạch thuế quan đối với một số loại nông sản, trong đó có mặt hàng gạo, từ đó đến nay hạn ngạch đối với mặt hàng gạo của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 5,32 triệu tấn/năm.

Từ năm 2012, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, mặc dù với hạn ngạch 5,32 triệu tấn, nhưng đến nay chưa có năm nào vượt qua mức hạn ngạch nhập khẩu, Tuy nhiên, năm 2022, nhập khẩu của Trung Quốc vượt hạn ngạch và đạt 6,19 triệu tấn.

Nhưng bước sang năm 2023, nhập khẩu gạo của Trung Quốc có sự biến động rất mạnh, chỉ đạt 2,63 triệu tấn, giảm đến 75% về số lượng và 45,8% về kim ngạch so với năm 2022.

Phân tích nguyên nhân của việc giảm đột ngột này, ông Nông Đức Lai nhận định, thứ nhất là do chênh lệch tỷ giá giữa Nhân dân tệ và đồng đôla Mỹ. Thứ hai, là do tác động của một số chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực nói chung và xuất khẩu gạo của một số quốc gia trong đó có Ấn Độ đã tác động đến nhập khẩu gạo của Trung Quốc. Bởi Ấn Độ là một trong những đối tác xuất khẩu gạo lớn của Trung Quốc. Năm 2022, Ấn Độ xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc chiếm gần 2/3 tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này.

Thứ ba, tỷ trọng nhập khẩu gạo tấm để thay thế một số nguyên liệu như ngô, lúa mì dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã trở lại mức bình thường.

“Bình thường, hàng năm, tỷ trọng nhập khẩu gạo tấm trong số lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc chiếm khoảng 30%, tuy nhiên, trong năm 2021 và 2022 tỷ trọng này tăng lên hơn 50% và thậm chí gần 60%”, ông Nông Đức Lai cho biết.

Thứ tư, giá gạo của thế giới tăng trong năm vừa qua, điều này làm chênh lệch giá gạo của Trung Quốc với bên ngoài không đủ hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu.

Và những khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Dự báo, trong năm 2024, tín hiệu nhập khẩu gạo của thị trường Trung Quốc rất tích cực và có xu hướng tăng trở lại do nhiều yếu tố.

Thứ nhất, là xuất phát từ chính thị trường trong nước, bởi trong 3 năm vừa qua, diện tích trồng lúa của Trung Quốc liên tục giảm dưới 30 triệu ha (năm 2023 chỉ còn hơn 28 triệu ha (hiện Trung Quốc đang duy trì diện tích trồng lúa đạt trên 30 triệu ha)), sản lượng lúa cũng giảm liên tiếp trong 2 năm vừa qua, trong khi nhu cầu tiêu dùng được dự báo vẫn duy trì mức tăng nhẹ (khoảng 150 triệu hoặc trên 150 triệu tấn gạo).

Thứ hai, năm vừa qua, vấn đề an ninh lương thực được Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng, luôn được nhấn mạnh trong các hội nghị, thậm chí có những hội nghị bàn riêng về việc này.

Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Khóa XIV vào cuối năm 2023 đã thông qua Luật An ninh lương thực mới, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/6/2024. Đây là động thái quan trọng mang tầm quốc gia của Trung Quốc trong việc bảo đảm nguồn cung ổn định ngũ cốc và các sản phẩm liên quan, tăng cường an ninh lương thực trước những bất ổn ở thị trường bên ngoài. Vì vậy, Trung Quốc sẽ duy trì nhập khẩu gạo một cách hợp lý để đảm bảo bù đắp cho thiếu hụt gạo trong nước.

Các yếu tố bên ngoài, tác động của chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng như sự đứt đoạn của chuỗi cung ứng do sự tác động của địa chính trị, chi phí vận chuyển tăng cao, điều này sẽ làm cho Trung Quốc tìm kiếm đến các thị trường cung ứng gạo ở khu vực Đông Nam Á.

Để gia tăng cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc, ông Nông Đức Lai khuyến nghị các doanh nghiệp bám sát, cập nhật thông tin thị trường, kịp thời nắm bắt các động thái mới nhất của thị trường nước nhập khẩu, ứng phó kịp thời cũng như nắm bắt thời cơ.

Đồng thời, đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác xúc tiến thương mại nhằm thâm nhập vào các khu vực tiềm năng của nước bạn để mở rộng xuất khẩu tại thị trường tỷ dân này.

“Trước đây, thành phố Bắc Kinh nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng rất thấp, năm 2022 chỉ khoảng chưa đến 10%, tuy nhiên, sang năm 2023, con số này đã tăng lên 33%. Năm 2023, Bắc Kinh nhập khẩu gạo hơn 370 triệu USD, trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 122 triệu USD. Đây là lý do để chúng ta có thể nghiên cứu, thâm nhập vào các thị trường tiềm năng như Bắc Kinh, hay một số thị trường khu vực Tây Nam”, ông Nông Đức Lai chia sẻ.

Bên cạnh đó, cần phát huy và tận dụng lợi thế của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Bởi trong những năm vừa qua, chúng ta đã thiết lập được quan hệ bạn hàng truyền thống tốt đẹp với thị trường này. Đồng thời, duy trì tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của thị trường Trung Quốc. Xét về tỷ trọng kim ngạch, bình quân, trong 10 năm qua, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.

“Dòng gạo thơm, gạo cao cấp, gạo ST đang là các dòng gạo được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, do đó, các doanh nghiệp cũng cần duy trì, phát huy và mở rộng, qua đó, có thể xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc”, ông Nông Đức Lai nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2023, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam (tụt 1 bậc so với năm 2022 và đứng sau Philippines và Indonesia), chiếm khoảng 11% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu được 917.255 tấn với kim ngạch đạt khoảng 530,6 triệu USD (giá bình quân 578 USD/tấn; cao hơn một chút so với hai đối tác xếp trên với 559 USD và 549 USD/tấn).

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu chỉ chấp nhận các sản phẩm từ doanh nghiệp tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội...
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy vẫn là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam, thu về gần 299 triệu USD, tăng về lượng và trị giá so cùng kỳ.
Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Để đón bắt cơ hội, có thêm đơn hàng với các nhà mua hàng toàn cầu, doanh nghiệp phải không ngừng “nâng cấp” năng lực cung ứng, sản xuất theo xu hướng xanh.
Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đã nhập khẩu gần 3 triệu USD các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá Arabica tăng lên mức cao nhất trong 30 tháng trước lo ngại về nguồn cung vụ mới. Giá Robusta thiết lập mức đỉnh mới, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn.
Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Doanh nghiệp phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, đạt 39.142 tấn, trị giá hơn 208 triệu USD, tăng về lượng và kim ngạch.
Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay trong khoảng 106.200 - 107.100 đồng/kg. Cà phê 2 sàn có phiên cùng tăng trước những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam.
Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Thêm thời gian thông quan, tăng cường điều tiết phương tiện, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu nỗ lực đảm bảo hàng hóa lưu thông suốt.
Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Hết quý I/2023, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 585.696 tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 56,7%.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc trong quý I/2024 dự kiến đạt khoảng 136 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ giá cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê quý I/2024 tăng vọt 57,3%

Nhờ giá cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê quý I/2024 tăng vọt 57,3%

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đi các thị trường đạt kim ngạch 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 57,3% chủ yếu nhờ giá cà phê tăng.
Đối mặt nhiều rào cản, doanh nghiệp ngành tôm ứng phó ra sao?

Đối mặt nhiều rào cản, doanh nghiệp ngành tôm ứng phó ra sao?

Để ứng phó với vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm từ Mỹ, các doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu tốt nhất giải trình cho phía DOC nếu bị yêu cầu.
Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng 178%

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng 178%

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong tháng 3 tăng 178% về sản lượng so với tháng trước, đạt 645 tấn, chiếm tỷ trọng gần 65%.
Hết quý I/2024, xuất khẩu gạo thu về gần 1,4 tỷ USD

Hết quý I/2024, xuất khẩu gạo thu về gần 1,4 tỷ USD

Hết quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu suy yếu nhẹ do lực bán kỹ thuật

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu nhẹ do lực bán kỹ thuật

Thị trường diễn biến trái chiều. Giá cà phê Arabica giảm sau thời gian tăng mạnh trước đó. Còn Robusta dứt đà lao dốc, phục hồi ở mốc giao hàng tháng 7/2024.
Quý I/2024, xuất khẩu mây, tre, cói thu về 212,07 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu mây, tre, cói thu về 212,07 triệu USD

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 212,07 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Lo ngại tình trạng hạn hán khiến giá cà phê xuất khẩu tăng

Lo ngại tình trạng hạn hán khiến giá cà phê xuất khẩu tăng

Giá cà phê xuất khẩu tăng nhưng cà phê Việt Nam đã cạn dần, tồn trong kho không nhiều. Lo ngại tình trạng hạn hán khiến giá cà phê tăng mạnh tuần qua.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ logistics: Kiến nghị từ các địa phương

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ logistics: Kiến nghị từ các địa phương

Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương các địa phương khá mờ nhạt, nhiều đơn vị kiến nghị sửa Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
Xuất khẩu tuần từ 1-7/4: Sản phẩm cá ngừ được xuất khẩu sang 80 thị trường; xuất khẩu hạt điều tăng vọt

Xuất khẩu tuần từ 1-7/4: Sản phẩm cá ngừ được xuất khẩu sang 80 thị trường; xuất khẩu hạt điều tăng vọt

Sản phẩm cá ngừ được xuất khẩu sang 80 thị trường; xuất khẩu hạt điều tăng vọt... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 1-7/4
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động