Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng

Thị trường khó đoán định và ảnh hưởng của siêu bão Yagi có thể là nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ và lâm sản không về đích 17,5 tỷ USD như kỳ vọng.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3 9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD

Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường xuất khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 9/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,25 tỷ USD, giảm 17,1% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 10,9% so với tháng 9/2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 902,5 triệu USD, giảm 12,5% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 19,8% so với tháng 9/2023.

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ lo ngại không về đích như kỳ vọng
2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không về đích trong năm 2024 như kỳ vọng

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 8,04 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Về thị trường xuất khẩu, trị giá xuất khẩu sang các thị trường chính vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 9 tháng đầu năm 2024, chỉ có xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc giảm nhẹ.

Trong đó, dẫn đầu về trị giá xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2024 là thị trường Hoa Kỳ đạt 6,5 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2023; tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng 25,4%; Nhật Bản đạt 1,26 tỷ USD, tăng 0,1%; Hàn Quốc đạt 574,6 triệu USD, giảm 1,5%...

Đánh giá về bức tranh xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2024, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ Việt Nam (VIFORES) - cho rằng, tăng trưởng hai con số hiện nay chủ yếu do năm 2023 xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã giảm rất sâu (giảm 15,9%) sau nhiều năm tăng trưởng liên tục. Nếu so sánh với năm 2022, là năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 16,1 tỷ USD, thì tăng trưởng 9 tháng đầu năm nay cũng chỉ nên coi là sự phục hồi sau khi giảm chạm đáy. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã phục hồi nhanh hơn dự báo và cao hơn nhiều ngành hàng khác.

Nhận định về tình hình xuất khẩu gỗ những tháng cuối năm, ông Ngô Sỹ Hoài cho rằng, với đà tăng trưởng của 9 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản của cả năm có thể khả quan. Bởi thông thường, trong quý cuối năm, sẽ vào cao điểm mua sắm của người tiêu dùng tại nhiều nước, do đó, khả năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ tăng tốc về đích. Nếu không có những bất trắc, cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ có thể đạt trên 16 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu nhận định, hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ nay tới cuối năm sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, bởi tình hình thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường; xung đột địa chính trị, tác động giá cước vận tải biển tăng cao dẫn đến giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng, khiến giá thành sản phẩm đầu ra tăng. Điều này sẽ tác động tới đà tăng trưởng của ngành gỗ và có khả năng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ hoàn thành 90% đến 95% kế hoạch đề ra trong năm 2024.

Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Lâm Việt - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương (Bifa) – nhận định, tình hình chung của các doanh nghiệp ngành gỗ tại Bình Dương tương đồng hoặc tăng nhẹ so với năm 2023 chứ chưa bằng hồi 2022 khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kỷ lục trên 16 tỷ USD.

Năm 2023, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD nhưng không đạt. Sang 2024, mục tiêu này lần nữa được đề ra. Tuy nhiên, tình hình đơn hàng cả năm 2024 có thể chỉ đạt khoảng 70 - 80% của 2022. Đáng chú ý, sự phục hồi thực chất cũng không đều giữa các doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp FDI có phần tốt hơn, nhóm nội địa có công ty hoạt động thuận lợi nhưng cũng còn đơn vị gặp khó.

Đáng chú ý, bão Yagi khiến 170.000 ha rừng trồng tại các tỉnh thành phía Bắc thiệt hại. Nhiều nhà xưởng chế biến khu vực này cũng bị hư hỏng nặng. Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) dự báo hoạt động sản xuất ngành gỗ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quý cuối năm.

Buộc phải thay đổi để thích ứng

Hoa Kỳ hiện đang là thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa) - cho hay, thị trường Hoa Kỳ - vốn chiếm hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu - vẫn còn yếu tố khó lường, nhất là phải theo dõi diễn biến cuộc bầu cử Mỹ tháng sau. Ngoài ra, đình công nổi lên ở khu vực Bờ Đông có thể làm cước tàu biển tăng, khiến khách mua chậm thanh toán tiền hàng hơn.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Liêm đánh giá, 9 tháng qua, thị trường Hoa Kỳ đã chi 5,9 tỷ USD mua đồ gỗ nội thất "Made in Vietnam", tăng gần 25% so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, các mặt hàng chất lượng trung bình và rẻ được tiêu thụ tốt hơn.

Để mở rộng đầu ra, một số doanh nghiệp đang chủ động thích ứng với các xu thế mới. Ông Nguyễn Liêm cho biết, hiện một số doanh nghiệp Bình Dương bắt đầu tự thiết kế sản phẩm đi chào khách hàng. Số khác chủ động bán lẻ thêm qua các kênh thương mại điện tử thay vì chỉ xuất sỉ.

Trong khi đó, với sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu, ông Ngô Sỹ Hoài cho rằng, các doanh nghiệp cần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và chủ động xúc tiến thương mại, cải thiện quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất. Đặc biệt, chú trọng tăng cường năng lực phòng vệ thương mại vì tần suất xuất hiện các vụ khởi kiện và điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và chống lẩn tránh thuế có thể ngày càng nhiều hơn. Doanh nghiệp cũng cần sớm có biện pháp hữu hiệu giảm phát thải, tiến tới phát thải bằng 0.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu
Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính bảo mật chưa cao, khiến doanh nghiệp chưa tin dùng hợp đồng điện tử.
Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đăng công báo kết luận cuối cùng của vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam.
Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Bộ Công Thương vừa xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Trước tình hình căng thẳng Israel - Iran leo thang gần đây, các doanh nghiệp lo lắng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Israel.
Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây

Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây

Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây (steel wire rods) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất

Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế với nhiều biến động như hiện nay, vai trò của công tác phòng vệ thương mại là hết sức quan trọng.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm. Hoa Kỳ duy trì là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam.
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai

Sắp diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai

UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai...
Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

9 tháng 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 1,5 tỷ USD. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô từ 5 thị trường chính, trong đó nhập khẩu từ Argentina 4,61 triệu tấn, chiếm 57% tổng lượng nhập khẩu ngô của cả nước.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Dù có sự điều chỉnh giảm 15-19 USD/tấn so với cuối tháng trước nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí số 1 thế giới.
Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,64 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi

Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Chỉ sau gần 2 tháng được xuất khẩu chính ngạch, lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh với các đơn hàng lên đến hàng nghìn container.
Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Dù ghi nhận tăng 22,1% so với cùng kỳ nhưng giá tiêu xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam là mức thấp nhất trong số 20 nước nhập khẩu hàng đầu của quốc gia này.
Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, thấp hơn so với mức 18,06% của 8 tháng đầu năm 2023.
Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội cho ngành thực phẩm và đồ uống F&B tại Việt Nam

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội cho ngành thực phẩm và đồ uống F&B tại Việt Nam

Triển lãm Fi Vietnam 2024 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, đã giúp các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống đồ uống F&B cơ hội kết nối kinh doanh.
Trải lòng của các Creator về bí quyết chinh phục những phiên LIVE

Trải lòng của các Creator về bí quyết chinh phục những phiên LIVE

Qua chia sẻ chân thực từ các Affiliate Creator trẻ, khán giả đã có cái nhìn cận cảnh và rõ nét hơn về 'nghề chủ chốt'-một nghề mới mẻ và đầy tiềm năng.
Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu

Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu

Úc vừa thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động