Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 14:48

6 nguyên tắc quản lý nhà nước về ODA

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Trong đó, đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Cụ thể, 6 nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, bao gồm: Thứ nhất, vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trừ trường hợp phục vụ chuyển giao công nghệ, kỹ năng vận hành các thiết bị, máy móc; tham quan khảo sát, nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay; mua sắm ôtô trừ ôtô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định; vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành trừ một số vật tư, thiết bị dự phòng đặc biệt được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí hoạt động của Ban quản lý dự án.

Lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên sử dụng ODA

Thứ hai, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãu trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, thực hiện phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực của bộ, cơ quan trung ương, địa phương; bảo đảm sự phối hợp quản lý, giám sát và đánh giá của các cơ quan có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật; Thứ ba, đảm bảo công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình về chính sách, trình tự, thủ tục vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương, tình hình thực hiện và kết quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; Thứ tư, công bố thông tin về chính sách hợp tác, lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài trợ nước ngoài trên hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ; Thứ năm, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, ngăn ngừa và xử lý các hành vi này theo quy định của pháp luật; Thứ sáu, phương thức xác định khoản mục chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước, việc xác định các khoản mục chi đầu tư phát triển được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan.

Về ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, Nghị định nêu rõ, vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng, chống dịch bệnh; thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, đổi mới sáng tạo; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi, nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.

Vốn ODA cũng được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Vốn vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án vay để cho vay lại theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.

Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, Nghị định nêu rõ, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và chương trình đầu tư công sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện theo quy định tại khoản 1,2 Điều 17 của Luật Đầu tư công.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng ODA không hoàn lại trong các trường hợp: Chương trình dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 16/12 và thay thế Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: vốn ODA

Tin cùng chuyên mục

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp