Đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương: Đề nghị tỉnh Nghệ An cho mượn đất mở đường thi công tại 6 vị trí cột Đường dây 220KV Kiên Bình - Phú Quốc: Đưa nguồn điện sáng đến đảo ngọc |
6 vị trí đường dây 220kV gồm: vị trí 17 ĐZ 220kV Phả Lại- Bắc Giang, vị trí 185 ĐZ 220 kV Hải Hà - Cẩm Phả, vị trí 64 ĐZ 220 kV Quảng Ninh-Cẩm Phả, vị trí 28 ĐZ 220 kV Sơn Động -Tràng Bạch, vị trí 09 ĐZ 220 kV Mạo Khê-Tràng Bạch; một số điểm vượt sông Thái Bình, sông Kinh Thầy; một số điểm trên khu vực Nam Sách, Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương. Đây đều là những vị trí đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải công suất các từ các nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh, Hải Dương và nhiệt điện Sơn Động (Bắc Giang) vào với lưới điện truyền tải quốc gia.
Vị trí 17 ĐZ 220kV Phả Lại- Bắc Giang đang bị sạt lở hiện Truyền tải điện Đông Bắc 1 đã khắc phục tạm thời |
Theo đó, Truyền tải điện Đông Bắc 1 trực thuộc Công ty Truyền tải điện 1, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, hiện đang quản lý 06 TBA (01 TBA 500kV và 05 TBA 220kV) với tổng công suất 3200 MVA, khối lượng các tuyến đường dây có 38 đường dây (10 đường dây 500kV và 28 đường dây 220kV) với tổng chiều dài 1.066km/1.364 cột; 10 đường dây 500kV tổng chiều dài 433Km/494 cột; 28 đường dây 220kV tổng chiều dài là dài 633km/870 cột.
Sản lượng điện truyền tải trung bình mỗi năm qua các tuyến đường dây và TBA do Truyền tải điện Đông Bắc 1 quản lý và vận hành ước đạt hơn 40 tỷ kWh, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện truyền tải của toàn Công ty truyền tải điện 1.
Ông Phạm Minh Khôi, Phó giám đốc phụ trách đường dây Truyền tải điện Đông Bắc 1 cho biết: “Đặc thù các tuyến đường dây do Truyền tải điện Đông Bắc 1 quản lý, vận hành chiếm 75-80% đi qua các khu vực đồi núi cao và rừng rậm có nhiều nguy cơ sạt lở móng cột cũng như vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Các đường dây và trạm biến áp được đấu nối với 10 Nhà máy nhiệt điện đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương có tổng công suất 8.130MW. Với đặc thù như vậy thì hàng năm, chúng tôi đã chủ động phòng, chống, cuối năm liền kề đơn vị đều lập phương án chuẩn bị cho mùa mưa bão, nắng nóng năm sau".
Để kiểm tra tuyến ĐZ 500 kV từ Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh đi TBA 500 kV Quảng Ninh công nhân vận hành phải thuê người dân chèo đò sang sông |
“Những vị trí, điểm có nguy cơ sạt lở,Truyền tải điện Đông Bắc 1 thường xuyên phải thực hiện các biện pháp che phủ bạt, chằng néo cột và ưu tiên kiểm tra cũng như tập hợp nhân lực, vật lực nhằm xử lý khi mưa bão về”, ông Khôi chia sẻ.
Cũng theo ông Khôi, vị trí đường dây có nguy cơ cao về sạt lở móng cột thì đã được đơn vị quản lý sử dụng các biện pháp tạm thời như: Gia cố phần cột, chằng néo dây néo ngang thân cột, phủ bạt, căng dây cảnh báo… Về lâu dài, công ty đã thuê đơn vị tư vấn thiết kế móng, chống sạt lở để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các vị trí cột trong các điều kiện khắc nghiệt nhất của thời tiết.
Đó là mùa mưa bão, còn đối với những thời điểm nắng nóng kéo dài, sản lượng điện tăng cao, nhằm đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, đơn vị đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm tra tăng cường những điểm xung yếu, soi phát nhiệt các điểm tiếp xúc, soi phóng điện vầng quang bằng corocam để phát hiện các bất thường, cũng như dùng flycam để kịp thời phát hiện những điểm phát nhiệt ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố mất điện lưới truyền tải.
Cùng với đó, đơn vị thường xuyên đăng ký cắt điện để vệ sinh cách điện và siết các điểm tiếp xúc lại tránh gây phát nhiệt gây sự cố làm gián đoạn cung cấp điện cho các phụ tải. Đồng thời, các đội truyền tải bố trí tăng cường lực lượng ứng trực, sẵn sàng phương tiện, vật tư, thiết bị dự phòng để kịp thời xử lý sự cố, giảm thiểu thời gian mất điện.
Bên cạnh yếu tố thiên tai, thì một trong những nguy cơ gây mất an toàn hành lang lưới điện là nguy cơ từ việc người dân trồng cây công nghiệp dưới hành lang đường dây. Để giải quyết tốt vấn đề này, đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Khi phải chặt hạ cây dưới hành lang an toàn lưới điện, đơn vị cũng đã làm việc với chính quyền địa phương để có phương án đền bù thỏa đáng cho người dân.
Chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó với mưa bão tại TBA 500 kV Quảng Ninh |
Ông Nguyễn Đình Đàn- Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết: Trên địa bàn xã thống nhất hiện nay có 01 TBA 500 kV cùng với đó là các tuyến đường dây 500 kV và 220 kV, chúng tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến đến người dân cùng nắm được chủ trương, các quy định của nhà nước an toàn hành lang lưới điện cao áp (đường dây 220 kV và 500 kV). Qua công tác phối hợp với đơn vị quản lý, vận hành chúng tôi đã kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm và ra văn bản xử phạt vi phạm hành chính, tuyên truyền vận động, đối thoại với người dân để cho người dân cũng nắm và hiểu được các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó người dân đã chấp hàng nghiêm các quy định của pháo luật về công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện. Nhờ đó, trong những năm qua trên địa bàn xã đã không để xảy ra sự cố do vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp.
Ông Nguyễn Hồng Tráng, thôn Chân Đèo, xã Thống Nhất chia sẻ: Cơ bản là phải từ công tác tuyên truyền, nếu dân không đồng hành thì không làm được gì. Tại thôn Chân Đèo, các hộ dân đều nhận thức rõ tầm quan trọng của tuyến đường dây 220 kV và 500 kV, trong những năm qua thôn chúng tôi không có một vụ vi phạm nào gây mất an toàn hành lang lưới điện như: trồng cây, thả diều, xây dựng các công trình… dưới hành lang lưới điện là không có.
Hiện Truyền tải điện Đông Bắc 1 đã triển khai thực hiện giám sát hành lang lưới điện tại một số vị trí nguy cơ cao về mất an toàn bằng camera, dữ liệu được theo dõi và cảnh báo đến đơn vị quản lý vận hành. Đơn vị đã trang bị 8 camera nhằm kịp thời phát hiện các nguy cơ cháy rừng hay các vi phạm hành lang an toàn lưới điện truyền tải.