Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Trong gần 7 năm xây dựng, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã phải đối mặt với không ít khó khăn, và “đặc biệt” hơn nhiều dự án nhiệt điện khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 Tổng thầu LILAMA được vinh danh với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 Ngày này năm xưa 16/7: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Điểm sáng vượt khó đi lên

Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (NMNĐ Sông Hậu 1) với công suất 1.200 MW (2x600 MW) khởi công xây dựng từ năm 2015, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư và đã hoàn thành đưa vào vận hành thương mại từ ngày 6/5/2022. Đây là dự án nhiệt điện than có công suất tổ máy lớn, công nghệ lò hơi kiểu lò than phun thông số siêu tới hạn, quy mô gồm 2 Tổ máy trực lưu, đốt trực tiếp, quá nhiệt trung gian 1 lần, sử dụng công nghệ vòi đốt giảm phát thải NOx; turbine ngưng hơi truyền thống, quá nhiệt trung gian 1 cấp, trích hơi gia nhiệt nước cấp, thông số hơi đầu vào siêu tới hạn. Nhà máy sử dụng than nhập khẩu với lượng tiêu thụ hằng năm hơn 3 triệu tấn.

Trong quá trình gần 7 năm xây dựng, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã phải đối mặt với nhiều điều khó khăn, thách thức và “đặc biệt” hơn nhiều dự án nhiệt điện khác.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 hoàn thành đã góp phần khẳng định người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm chủ các công nghệ, các dự án lớn
Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 hoàn thành đã góp phần khẳng định người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm chủ các công nghệ, các dự án lớn

Điều “đặc biệt” đầu tiên đó là Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 là một trong những dự án điện đầu tiên áp dụng cơ chế giá hợp đồng điều chỉnh theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg, với những khó khăn trong cơ chế thanh toán, định mức, đơn giá, gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ.

Tiếp đó, khi dự án chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối hoàn thành đã đối mặt với một khó khăn “đặc biệt” là đại dịch Covid-19. Trong giai đoạn đó, nguồn nhân lực, vật tư, thiết bị huy động khó khăn, chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Số lượng chuyên gia nước ngoài không đáp ứng nhu cầu cho công tác chạy thử hệ thống của nhà máy, chuyên gia trong nước khó huy động, tập trung do nhiều địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội…

Tuy nhiên, Dự án đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tích cực tạo điều kiện kịp thời từ Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Tập đoàn; những cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 (BQL DA), Tổng thầu LILAMA và các nhà thầu phụ cùng sự chung sức của hàng nghìn người lao động trên công trường.

Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, BQL DA Sông Hậu 1 cùng Tổng thầu LILAMA triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt như bố trí người lao động làm việc “3 tại chỗ” (ăn ở, sinh hoạt và làm việc cùng nhau 6 tháng liên tiếp trong cao điểm) hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh, hoàn thành các mốc tiến độ quan trọng như đốt lửa lần đầu và hòa lưới đồng bộ các tổ máy. Bên cạnh đó, nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch Dự án phù hợp, thay đổi tiến trình thi công các hạng mục, bảo đảm công việc trên công trường được triển khai; sử dụng nguồn nội lực thực hiện một số công việc thay cho các chuyên gia nước ngoài, giảm thiểu tác động của đại dịch đến tiến độ chung.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1

Một điểm “đặc biệt” khác của dự án là việc có chủ đầu tư và tổng thầu đều là các pháp nhân Việt Nam. Trong bối cảnh phải xử lý các vấn đề phát sinh, Petrovietnam đã chỉ đạo BQL DA phối hợp với Tổng thầu, các nhà thầu phụ để điều tiết khéo léo các công việc, đưa dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 hoàn thành xây dựng, đảm bảo chất lượng, an toàn, ổn định đồng thời tiết kiệm đến 500 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư dự kiến. Việc hoàn thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 vừa là minh chứng cho sự trưởng thành vượt bậc của Petrovietnam trong vai trò chủ đầu tư các dự án năng lượng trọng điểm quốc gia vừa là “điểm sáng” trong việc xử lý các dự án khó khăn.

Với quá trình vượt cam go hoàn thành dự án đã góp phần khẳng định người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm chủ các công nghệ, hoàn thành các dự án lớn.

Nhà máy điện tốt nhất năm 2023

Sau hơn 1 năm đi vào vận hành thương mại, từ ngày 1/7/2023, Chi nhánh Phát điện Dầu khí (PVPGB) đã chính thức tiếp nhận quản lý, vận hành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Đồng thời, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 cũng được Bộ Công Thương đánh giá là Nhà máy điện mới tốt nhất năm 2023.

Trong suốt thời gian qua, tập thể lãnh đạo và cán bộ, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã chung sức đồng lòng, phát huy tinh thần “Một đội ngũ, Một mục tiêu”, khắc phục các khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng năm. Từ đó, góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, giảm sức ép thiếu điện do nhu cầu điện ngày càng tăng cao theo chương trình các dự án điện cấp bách của Chính phủ, đồng thời góp phần giảm thiếu hụt cho khu vực miền Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Công tác bảo dưỡng sửa chữa tại Nhà máy luôn được thực hiện tốt và thường xuyên cập nhật thêm các nội dung, hạng mục công việc dựa trên kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực tế. Kết quả 2 kỳ bảo dưỡng sửa chữa định kỳ 2023 và 2024, Nhà máy đều hoàn thành sớm hơn kế hoạch được duyệt, góp phần tăng hiệu suất, công suất, sản lượng điện của Nhà máy.

Tính đến thời điểm 02h25 phút ngày 18/5/2024, Nhà máy đã đạt mốc sản lượng 10 tỷ kWh điện, dự kiến đến hết năm 2024 Nhà máy đạt 13,55 tỷ kWh điện.

Ước đến hết tháng 10/2024, Nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao về các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu so với kế hoạch năm được duyệt. Dự kiến đến hết năm 2024, sản lượng điện của Nhà máy sẽ vượt kế hoạch khoảng 15%; tổng doanh thu vượt kế hoạch 19%.

Dự kiến đến hết năm 2024, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ đạt 14,2 tỷ kWh điện
Dự kiến đến hết năm 2024, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ đạt 14,2 tỷ kWh điện

Bên cạnh những kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ khi vận hành thương mại đến 31/12/2024, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đóng góp nguồn thu ngân sách Nhà nước ước đạt 924,29 tỷ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhà máy đã tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa bàn tỉnh Hậu Giang và các tỉnh, thành lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng.

Công tác an sinh xã hội được Nhà máy xác định là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa lớn trong quá trình hoạt động và phát triển. Hằng năm, Nhà máy đều tổ chức các hoạt động thăm hỏi động viên các gia đình chính sách, các gia đình hoàn cảnh khó khăn trong các dịp Tết cổ truyền, Ngày Thương binh Liệt sỹ, tặng quà/hỗ trợ tiếp sức các em nhỏ trong mùa tựu trường, giao lưu các hoạt động văn hóa thể thao, ngày hội trăng rằm, tết thiếu nhi … để gắn kết tình cảm giữa Nhà máy và nhân dân địa phương.

Việc đưa Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng; đảm bảo 1 trong 5 cân đối lớn của nền kinh tế; nhất là việc chủ đầu tư, các đơn vị đã vượt qua nhiều khó khăn để có dòng điện hòa vào hệ thống điện Quốc gia.

Đặc biệt, dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã trở thành “điểm sáng” trong việc thí điểm hiệu quả một số cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập sâu rộng, hiệu quả.

“Nhà máy đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là việc chủ đầu tư, các đơn vị đã vượt qua nhiều khó khăn để có dòng điện hòa vào hệ thống điện quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu ASEAN trong cung cấp nguồn điện”, đây là lời ghi nhận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dành cho Nhiệt điện Sông Hậu 1 vào thời điểm khánh thành Nhà máy cách đây hơn 2 năm (16/7/2022).
Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: LILAMA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Đến 13h00 ngày 28/10, EVNCPC đã cơ bản hoàn tất việc khắc phục sự cố và khôi phục cấp điện cho tất cả khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 6 (Trà Mi).

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Công ty Điện lực Sóc Trăng vừa hoàn tất và đưa vào vận hành công trình phân pha đường dây 110kV 2 mạch Sóc Trăng 2 – Sóc Trăng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi) đưa ra những chính sách giá điện mới nhằm thúc đẩy phát triển nguồn điện bền vững, tăng cường an ninh năng lượng,...
Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất các cơ chế và chính sách cụ thể, góp phần thúc đẩy điện gió ngoài khơi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia vừa đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt trước tiến độ 4 ngày.
EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

Đến 15h ngày 27/10, EVNCPC đã khôi phục được 140 sự cố lưới điện, cấp điện lại cho 502.613 khách hàng, chiếm 71,9% khách hàng bị mất điện do bão số 6.
Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Việc đầu tư các công trình điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt tại TP. Phú Quốc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã bổ sung những điều khoản quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của ngành điện khí.
Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Đến 11h10 ngày 27/10, 100% lưới điện 110V bị ảnh hưởng bởi bão số 6 đã được khôi phục. Đã khôi khục 72/186 sự cố mất điện khắp miền Trung – Tây Nguyên.
Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc cần nhiều động lực mới mà trong đó Luật Điện lực (sửa đổi) nếu được thông qua trong 1 kỳ họp sẽ là một thành công lớn.
Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 26/10 các đại biểu thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật điện lực (sửa đổi), các đại biểu thống nhất sớm ban hành.
Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia vừa hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây lên 2.300MVA, tăng cường cung cấp điện cho tỉnh Đồng Nai.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng Giám đốc EVNCPC chủ trì cuộc họp khẩn triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi) đang tiến sát các địa phương ven biển miền Trung.
Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Điện lực được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch, phát triển hệ thống điện quốc gia.
Luật Điện lực (sửa đổi) thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan

Luật Điện lực (sửa đổi) thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này Bộ Công Thương đã rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của hệ thống pháp luật.
Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đưa đến các giải pháp hữu ích nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định cho các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo...
Nhiều chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê nhà từ 3.000-5.000 đồng/kWh

Nhiều chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê nhà từ 3.000-5.000 đồng/kWh

Ngành điện miền Nam thường xuyên hướng dẫn chủ nhà cho thuê thực hiện các quy định của Bộ Công Thương, song còn nhiều chủ nhà trọ thu tiền điện ở mức giá cao.
Năm 2024, Ngành điện TP. Hồ Chí Minh có thêm 28 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Năm 2024, Ngành điện TP. Hồ Chí Minh có thêm 28 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã có thêm 28 người đăng bạ kỹ sư ASEAN nâng tổng số lên 262 người.
EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

Đề án cơ cấu lại EVN đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu toàn EVN đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân từ 7 - 10%, nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng/năm.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh có buổi làm việc với Công ty Điện lực Kon Tum về sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động