Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

An ninh lương thực và thời cơ của ngành gạo: Kỳ 1 - Bấp bênh an ninh lương thực toàn cầu

Khi dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ người vào năm 2022, nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chuyên gia, nhà khoa học bàn về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực Các nước cấm xuất khẩu gạo; doanh nghiệp Việt được khuyến nghị hạn chế bán, tăng mua dự trữ

Cầu vượt cung, nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo

Gần 2 tuần qua, cả thế giới chung một mối lo đó là đảm bảo an ninh lương thực do sự xoay chuyển khó đoán từ xuất khẩu sang tích trữ của một số cường quốc xuất khẩu nông sản. Nguyên nhân là do những tác động của Elnino đến sản lượng lương thực.

Câu chuyện bắt đầu nóng lên khi Ấn Độ dừng xuất khẩu một số loại gạo thường. Sau đó đến Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Thỏa thuận sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vốn được coi là phao cứu sinh đối với an ninh lương thực toàn cầu bị đổ vỡ đã gây ra một đòn giáng mạnh vào thị trường lương thực thế giới. Giá một số loại lương thực chủ chốt với người dân toàn cầu đã bật tăng trở lại.

Thực tế, vấn đề an ninh lương thực toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế đưa ra cảnh báo từ nhiều năm gần đây bởi biến đổi khí hậu, khủng hoảng địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực "với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại".

Riêng trong năm 2023, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2022/2023 được dự báo đạt mức 509,4 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Fitch Solutions dự báo, sản lượng gạo toàn cầu đang giảm khiến lượng gạo thâm hụt lên đến 8,7 triệu tấn. Thâm hụt sẽ khiến giá gạo duy trì ở mức cao cho đến năm 2024.

Trong khi đó, xu hướng bảo hộ an ninh lương thực đang lan rộng. Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) nhận định, tỷ lệ các quốc gia và vùng lãnh thổ không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới. Vì vậy, hiện nay có gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa.

An ninh lương thực và thời cơ của ngành gạo: Kỳ 1 - Bấp bênh an ninh lương thực toàn cầu
Gạo đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn khi thế giới đang trong thời điểm cầu vượt cung.

Giá gạo toàn cầu tăng vọt

Các chuyên gia nhận định, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các quốc gia khác đã ngay lập tức đã đẩy giá gạo tăng đột biến. Trong đó, giá gạo 5% của Thái Lan chốt phiên giao dịch mới nhất ngày 2/8/2023 đã được điều chỉnh lên mức 625 USD/tấn (cao hơn 132 USD/tấn so với thời điểm tháng 6/2023). Tương tự, gạo cùng loại của Việt Nam cũng tăng từ mức 498 USD/tấn lên mức 593 USD/tấn và là mức giá cao nhất được ghi nhận kể từ cơn sốt giá gạo lịch sử năm 2008 đến nay.

“Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ trên toàn cầu khiến an ninh lương thực bị đe dọa. Việc một số nước ra lệnh cấm xuất khẩu gạo đã đã đẩy giá gạo toàn cầu tăng chóng mặt bởi cầu đang lớn hơn cung và nhiều nước đẩy mạnh thu mua gạo để phục vụ nhu cầu trong nước. Dự báo gạo trên thế giới sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới” - GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định.

Chỉ ra nguyên nhân giá gạo toàn cầu liên tục “nhảy múa”, ông Đỗ Hà Nam -Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho biết: Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi chiếm tới 40% nên bất kỳ động thái nào từ quốc gia này chắc chắn ảnh hưởng lớn đến toàn cầu, đặc biệt là với những nước sử dụng nhiều gạo làm lương thực tiêu dùng. Chính vì vậy khi quốc gia này cấm xuất khẩu đã gây tác động lớn lên thị trường lương thực toàn cầu, dẫn đến việc giá cả biến động mạnh.

Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, ngay các nước nhập khẩu khi nghe thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu đã trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra giá cao hơn để mua. Từ đó tác động đến thị trường gạo trong nước và đẩy giá lúa, giá gạo ở nội địa lên cao trong những ngày qua.

Theo Tổ chức Lương tực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thực trạng mất an ninh lương thực đã diễn ra trong nhiều năm nhưng đang lan rộng trên toàn cầu do cùng lúc chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, đe dọa an ninh, sự ổn định chính trị kinh tế thế giới, đặc biệt khu vực châu Phi chịu thiệt hại nặng nề nhất do phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. 45 quốc gia (33 quốc gia châu Phi, 9 quốc gia châu Á, 2 quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe, và 1 ở châu Âu) đang cần hỗ trợ lương thực nhập khẩu để tránh tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực 2023 gần đây đã cho rằng khoảng 258 triệu người cần viện trợ lương thực khẩn cấp vào năm ngoái, tăng từ 193 triệu người vào năm trước.

Kỳ 2: Giá gạo tăng nhưng không dễ bán

Thùy Dương - Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu dầu thô về Việt Nam tăng mạnh

Nhập khẩu dầu thô về Việt Nam tăng mạnh

8 tháng năm 2024 lượng nhập khẩu dầu thô của nước ta đạt hơn 9,1 triệu tấn, trị giá hơn 5,7 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 26,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu

Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu

Từ ngày 16/5/2024 đến ngày 25/9/2024, tổng cộng có 55 lô thịt nhập khẩu dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella.
Hơn 500 gian hàng tham dự Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam

Hơn 500 gian hàng tham dự Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam cung ứng toàn diện thị trường nội địa thông qua giải pháp trưng bày phong cách - kết nối bền vững - cập nhật thông minh.
Xuất khẩu thủy sản quý III năm 2024 đạt 2,76 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản quý III năm 2024 đạt 2,76 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản trong quý III năm nay đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm từ Trung Quốc

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm từ Trung Quốc

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá đối với nhôm từ Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán nguồn nguyên liệu

Xuất khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán nguồn nguyên liệu

Dù bức tranh xuất khẩu đã có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên, doanh nghiệp đối diện với bài toán nguyên liệu cũng như tiêu chí xanh tại thị trường nhập khẩu.
Thái Bình: 9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 3,6 tỷ USD

Thái Bình: 9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 3,6 tỷ USD

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình ước đạt 3.682,6 triệu USD, tăng 10,77% so cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo chống vận chuyển, nhập lậu lợn tại biên giới Tây Nam

Tổng cục Hải quan chỉ đạo chống vận chuyển, nhập lậu lợn tại biên giới Tây Nam

Cục Điều tra chống buôn lậu vừa có văn bản đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm phòng chống vận chuyển trái phép lợn qua biên giới Tây Nam
Đắk Nông: Gia tăng các giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm thế mạnh

Đắk Nông: Gia tăng các giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm thế mạnh

Các giải pháp xúc tiến thương mại được triển khai kịp thời đã giúp Đắk Nông mở rộng thị trường cho các sản phẩm địa phương.
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính thuế chống bán phá giá một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính thuế chống bán phá giá một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng

9 tháng, Việt Nam đã chi tổng cộng 996 triệu USD để nhập khẩu gạo về phục vụ nhu cầu, tiêu dùng nội địa sản xuất tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
WB cam kết tiếp tục hỗ trợ vốn cho Việt Nam thực hiện các dự án về năng lượng tái tạo

WB cam kết tiếp tục hỗ trợ vốn cho Việt Nam thực hiện các dự án về năng lượng tái tạo

Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, thậm chí cả chuyên gia cho các dự án, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo mà hai bên triển khai.
Thổ Nhĩ Kỳ kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ ban hành kết luận trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu.
Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Lũy kế 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Thái Lan đạt 7,8 tỷ USD, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước.
Sẽ sớm có gian hàng trưng bày nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam tại Tân Phát Địa, Trung Quốc

Sẽ sớm có gian hàng trưng bày nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam tại Tân Phát Địa, Trung Quốc

Phía Trung Quốc cho biết, sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mở một gian hàng trưng bày các sản phẩm trái cây, nông, lâm, thuỷ sản vùng miền trong thời gian tới.
Việt Nam là nguồn cung cá tra lớn nhất cho Colombia

Việt Nam là nguồn cung cá tra lớn nhất cho Colombia

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Colombia đạt 35 triệu USD, chiếm hơn một nửa thị phần trên thị trường cá thịt trắng Colombia.

'Sợi dây' chuyển đổi số và chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Chuyển đổi kép là 'sợi dây' kết nối giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp, đây là mô hình phát triển bền vững...
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục xu hướng phục hồi trong tháng 8 với mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ.
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội từ Trung Quốc

Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội từ Trung Quốc

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội từ Trung Quốc.
Cơ hội hợp tác kinh doanh tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024

Cơ hội hợp tác kinh doanh tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024

Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 5/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ Triển lãm TP. Cần Thơ.
Điểm danh những thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch từ 10 tỷ USD

Điểm danh những thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch từ 10 tỷ USD

6 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch 10 tỷ USD gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, EU.
Nhiều thách thức phòng vệ thương mại

Nhiều thách thức phòng vệ thương mại 'bủa vây' ngành thép nhôm Việt

Thép nhôm là mặt hàng bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất tại các thị trường xuất khẩu do đặc thù là ngành công nghiệp xương sống, tính cạnh tranh cao.
Doanh nghiệp Việt - Trung ký kết nhiều văn bản hợp tác xúc tiến nông sản

Doanh nghiệp Việt - Trung ký kết nhiều văn bản hợp tác xúc tiến nông sản

Trong khuôn khổ Lễ hội trái cây Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp tác với nhiều đối tác tại thị trường Trung Quốc.
Giá xuất khẩu hồ tiêu tháng 9 đạt mức kỷ lục 6.239 USD/tấn

Giá xuất khẩu hồ tiêu tháng 9 đạt mức kỷ lục 6.239 USD/tấn

Tháng 9/2024, giá xuất khẩu hồ tiêu đạt 6.239 USD/tấn, đây cũng là tháng ghi nhận mức giá xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm qua.
Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9

Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9

Sáng ngày 30/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9 năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động