Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 00:28

Anh có thể mất quyền tiếp cận thị trường mua sắm công trị giá 1,7 nghìn tỷ USD sau Brexit

Việc Anh và EU thống nhất được thỏa thuận Brexit và các nhà lãnh đạo EU đã thông qua thỏa thuận này đang được coi là bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa hai bên. 

Trong lúc chờ Nghị viện Anh phê chuẩn thỏa thuận này, ở một phương diện khác, các doanh nghiệp Anh đang đứng trước khả năng mất quyền tiếp cận thị trường mua sắm công trị giá 1,7 nghìn tỷ USD nếu các nước ký kết Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO từ chối tư cách thành viên của nước Anh sau khi nước này rời khỏi Liên minh Châu Âu vào tháng 3 năm tới.

Theo đó, dự kiến tại cuộc họp vào ngày 27/11, nước Anh sẽ xin gia nhập Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO với 46 quốc gia thành viên. Việc không tham gia lại hiệp định này có thể ngăn cản các công ty của Anh đấu thầu các hợp đồng mua sắm công ở các quốc gia thành viên, bao gồm cả thị trường Mỹ trị giá 837 tỷ USD. Mỗi thành viên đều có quyền từ chối đề xuất của nước Anh. Nhận thức được điều này, Đại sứ Anh tại Wto Julian Braithwaite đã có cuộc họp với các nhà lập pháp tại Luân Đôn trong tháng này, cho biết khi phải đề xuất xin gia nhập hiệp định có nghĩa là về lý thuyết một quốc gia hay bất kỳ quốc gia đều có thể phủ quyết. Do đó, nếu Anh không nhận được sự nhất trí của các nước khác thì không thể trở thành thành viên của Hiệp định Mua sắm Chính phủ.

Ảnh minh họa

Hồi tháng 10, một số quốc gia bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản đã ngăn chặn việc Anh gia nhập hiệp định với ý kiến cho rằng bản chào của Anh dựa trên một bộ các cam kết lỗi thời và không hoàn thiện. Trong khi tất cả các thành viên đều muốn tiếp cận thị trường trị giá 76 tỷ USD của Anh, họ vẫn sẵn sàng sử dụng cơ hội để ép lấy một số nhượng bộ, với một số dự án như đường sắt cao tốc của Anh hoặc mở rộng sân bay Heathrow. Mục đích của Hiệp định Mua sắm Chính phủ là mở theo nguyên tắc có đi có lại, các thị trường mua sắm công để cạnh tranh nước ngoài, và giúp cho mua sắm công trở nên minh bạch hơn giữa các thành viên của Hiệp định. Các quan chức Anh cho rằng nước này nên được phê duyệt nhanh chóng việc tham gia hiệp định vì đã là thành viên của Hiệp định nhờ là thành viên của EU, và có thể đơn giản là nhắc lại các cam kết hiện tại mà không làm xáo trộn bất kỳ bất đối tác thương mại nào.

Nhưng thực tế là trong tháng trước, các thành viên đã từ chối một giá thầu riêng của Anh với một số ý kiến cho rằng đề xuất của Anh chỉ đơn giản nhắc lại các điều khoản của EU trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ 2004. Họ cho rằng bản chào của Anh không tính đến các cơ quan Anh được sáp nhập kể từ năm 2004 như Bộ Thương mại Quốc tế và Cơ quan Xuất cảnh EU. Đại sứ Braithwaite cho biết Anh đã đưa ra bản chào nhằm đáp ứng nhu cầu của Mỹ bằng cách sửa đổi biểu cam kết, nhưng chỉ sau khi Mỹ đồng ý cho phép Anh tái gia nhập hiệp định. Nếu Mỹ chấp nhận đề nghị của Anh sẽ “thay đổi động lực khá đáng kể” với các đối thủ khác của Anh trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ bao gồm Canada, Israel, Nhật Bản, Moldova, New Zealand, Hàn Quốc và Ucraina. Nhưng Anh sẽ phải đối mặt với nhu cầu của 45 quốc gia khác ngoài Mỹ.

Theo tuyên bố ngày 17/11 gửi Ủy ban Mua sắm Chính phủ của WTO, Moldova đã cho rằng nước này quan ngại việc Anh có một “quá trình xin thị thực nặng nề” không cho phép công dân Moldova tham gia hưởng lợi có đi có có lại từ việc tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ./.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024