Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 10:30

Bắc Kạn thúc đẩy phát triển nông sản đặc trưng vùng miền

Bắc Kạn có điều kiện thuận lợi phát triển nông sản hàng hóa đặc trưng vùng miền. Tuy nhiên, qui mô sản xuất và thị trường tiêu thụ còn nhỏ, tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực để thúc đẩy sản xuất tiên tiến, mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Nhắc đến nông sản đặc trưng của Bắc Kạn, có thể kể đến cam, quýt, hồng không hạt, miến dong, gạo bao thai, gạo nếp thơm Khẩu nua lếch Ngân Sơn, khoai môn, rau bò khai, bí xanh thơm, gừng, nghệ và các sản phẩm chăn nuôi, lâm nghiệp khác. Để thúc đẩy phát triển, Bắc Kạn là tỉnh thứ 2 trong cả nước đã phê duyệt Đề án OCOP (mỗi xã phường một sản phẩm) giai đoạn 2018-2020.

Thực hiện đề án này, Bắc Kạn đã có 76 sản phẩm đăng ký tham gia và hội đồng cấp tỉnh đã xếp loại được 45 sản phẩm theo tiêu chí OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đạt cấp độ 4 sao (5 sao là cao nhất), 32 sản phẩm đạt 3 sao, 8 sản phẩm tiếp tục hoàn thiện để tham gia OCOP năm 2019.

Quýt - một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bắc Kạn

Thông qua triển khai đề án OCOP, Bắc Kạn đang hình thành phong trào sản xuất, kinh doanh ở cơ sở, nhiều sản phẩm đặc trưng bản địa và truyền thống đang được chú trọng phát triển từ sản xuất đến mẫu mã, bao bì, chất lượng... đáp ứng các yêu cầu thị trường đặt ra. Một số sản phẩm tiêu biểu đã được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao giá trị, gia tăng sản lượng như tinh bột nghệ, curcumin nghệ... trong đó sản phẩm curcumin nghệ đã xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài khó tính như Nhật Bản, Mỹ...

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nông sản nói chung và sản phẩm OCOP của Bắc Kạn nói riêng có quy mô sản xuất còn nhỏ, khó hình thành vùng hàng hóa lớn. Các hộ gia đình, các hợp tác xã sản xuất nông sản vẫn chủ yếu canh tác theo tập quán truyền thống, lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Nông sản và sản phẩm OCOP Bắc Kạn đa số vẫn do doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương thu mua và chế biến, tiêu thụ, chưa hình thành được chuỗi gắn kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ, gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu và các loại chứng chỉ về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (Vietgap, sản xuất hữu cơ...)... nên vẫn khó mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hội chợ nông sản đặc trưng vùng miền 2018

Để nâng cao giá trị và hiệu quả hàng hóa nông sản đặc trưng trên địa bàn, tỉnh Bắc Kạn đang đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Đó là lý do lần đầu tiên Bắc Kạn đã mạnh dạn đưa các sản phẩm đặc trưng vùng miền của mình về tham dự Tuần lễ hội chợ nông sản đặc trưng vùng miền các tỉnh tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), từ ngày 19/12/2018, đồng thời lồng ghép tổ chức Hội nghị giới thiệu “Tuần lễ cam, quýt và sản phẩm OCOP Bắc Kạn năm 2018”.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm, tới đây, tỉnh Bắc Kạn sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về tổ chức sản xuất tới từng doanh nghiệp, từng cơ sở, từng hộ nông dân trên địa bàn theo hướng chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao; tuân thủ các quy trình sản xuất tiên tiến và an toàn; áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện đại vào sản xuất, chế biến để có các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường đặt ra cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả ở trong và ngoài nước.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần