Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hiệu quả “kép” từ trồng rừng gỗ lớn ở miền núi Nghệ An

Bài 1: Dân có thu nhập, rừng được phủ xanh

Không chỉ tạo giá trị cao trong sản xuất, trồng rừng gỗ lớn còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường tài nguyên trước tác động biến đổi khí hậu.

Những năm qua, nhiều huyện miền núi Nghệ An tập trung phát triển cây keo nguyên liệu và dần chuyển sang trồng rừng gỗ lớn phục vụ chế biến lâm sản. Địa phương này cũng đã dẫn hình thành các cụm công nghiệp, thu mua, sơ chế nguyên liệu keo, đặc biệt là chế biến gỗ thanh, ván lạng tăng thu nhập cho ngườitrồng rừng.

Thu nhập bền vững từ rừng gỗ lớn

Tỉnh Nghệ An đã có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ… tham gia trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho người dân và góp phần quan trong trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Bài 1: Dân có thu nhập, rừng được phủ xanh
Trồng rừng gỗ lớn ở xã Thanh Thủy (xã miền núi của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An)

Tại nhiều huyện miền núi Nghệ An, diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp rộng lớn cùng với tập quán trồng rừng (chủ yếu rừng keo) từ lâu đời trở thành lợi thế để các địa phương tiến hành trồng rừng gỗ lớn. Việc này góp phần tạo nên hiệu quả "kép" về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.

Nghệ An là tỉnh có độ che phủ rừng lớn, năm 2020 độ che phủ lên đến 58,5%. Đây cũng là địa phương sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước, phong trào trồng mới rừng phát triển mạnh mẽ, những năm qua Nghệ An đang hướng mạnh mục tiêu trồng rừng gỗ lớn. Theo kết quả kiểm kê rừng, trữ lượng gỗ trên địa bàn tỉnh này hiện có 91.003.287 m3, (bao gồm gỗ rừng tự nhiên 81.349.105 m3; gỗ rừng trồng 9.654.183 m3).

Là một trong những người đầu tiên tham gia vào dự án trồng rừng gỗ lớn - ông Nguyễn Văn Vê, ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương bắt đầu trồng rừng từ năm 2009. Đến nay, ông Vê đã trồng được 22ha rừng keo trong tổng số gần 100ha đất rừng của gia đình, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông.

Theo ông Trần Văn Vê, trồng rừng gỗ lớn giúp bảo vệ rừng đầu nguồn, có thể trồng xen các loài cây ngắn hạn, có giá trị kinh tế cao nhằm “lấy ngắn nuôi dài”, vừa có thể để lại cho con cháu sau này.

Đồi keo của gia đình đã bước sang năm thứ 8, một số diện tích đã bước sang năm thứ 13 là đồi keo được trồng theo chương trình trồng rừng gỗ lớn. Từ năm thứ 5 trở đi, keo phát triển rất nhanh, tán rộng che ánh sáng, cỏ đỡ mọc. Nếu bán gỗ trồng 5 năm tôi chỉ thu được khoảng 1,1 tỷ đồng/ha, nhưng để đến 12 năm số tiền thu được sẽ gấp ba, lại đỡ công trồng và chăm sóc; nhiều cây keo còn làm được gỗ khối, tính bằng m3, giá trị rất cao…”, ông Trần Văn Vê nói.

Tại hợp tác xã Lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp xã Thanh Thủy từ năm 2018 được Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam hỗ trợ phát triển 2 mô hình trồng rừng gỗ lớn quy mô 10 ha/mô hình. Đến nay trên diện tích rừng do hợp tác xã quản lý đã có 150 ha rừng gỗ lớn, phát triển từ vườn rừng của 17 hộ thành viên. Tháng 12/2021, xã Thanh Thủy cũng đã có gần 1.600 ha rừng đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Gỗ có chứng chỉ, được nhà máy thu mua cả vỏ với giá cao hơn từ 10- 20%.

Ông Nguyễn Sỹ Bình – Giám đốc hợp tác xã Lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp xã Thanh Thủy, cho biết nếu rừng trồng 5 năm cho thu nhập 50- 60 triệu đồng/ha, thì những rừng keo trồng trên 10 năm giá trị có thể lên tới 180- 200 triệu đồng/ha. Thời gian dài gấp đôi, nhưng người dân không phải bỏ thêm chi phí cây giống, đầu tư ban đầu thêm một lần nữa, cây keo từ năm thứ 6 trở đi hầu như không còn phải chăm sóc.

Đến nay, hầu hết các hộ có diện tích rừng lớn, điều kiện kinh tế ổn định đều đã đăng ký trồng rừng gỗ lớn, với diện tích khoảng 500 ha. “Hợp tác xã đang cố gắng tìm kiếm, cân đối nguồn để hỗ trợ từ 500.000 – 600.000 đồng/ha rừng trồng từ năm thứ 6 trở đi, hỗ trợ cây giống cho những hộ đăng ký trồng rừng gỗ lớn” - ông Nguyễn Sỹ Bình cho biết.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết,trồng rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với rừng gỗ nhỏ. Cùng với đó, chi phí đầu tư trồng rừng gỗ lớn cũng thấp hơn so với trồng rừng gỗ nhỏ bởi chỉ tốn chi phí bảo vệ rừng ở giai đoạn về sau thay vì phải tái đầu tư giống, công trồng, chăm sóc.

Cụ thể, khi khai thác cây keo lai ở năm thứ 6, người trồng chỉ thu về khoảng 60 - 80 triệu đồng/ha. Còn khi khai thác ở năm thứ 10, tức là khi đã chuyển hóa sang rừng gỗ lớn, cây có đường kính trên 18 cm thì người trồng sẽ có thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân trên 22 triệu đồng/ha/năm.

Trồng rừng gỗ lớn còn hạn chế việc doanh nghiệp thu mua ép giá, góp phần bảo đảm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ; tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân sống bằng nghề rừng; chống biến đổi khí hậu và giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất; thúc đẩy phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Tháo gỡ những rào cản

Có thể thấy, từ thực tế hiện nay việc trồng rừng nguyên liệu, khai thác chế biến lâm sản của tỉnh Nghệ An vẫn còn những khó khăn, hạn chế như rừng nguyên liệu gỗ nhỏ chiếm phần lớn, chưa có nhiều diện tích được cấp chứng chỉ rừng FSC, các doanh nghiệp, nhà đầu tư được phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu chậm hoặc không triển khai.

Trong khi đó, theo người dân trồng rừng gỗ lớn, hiện nay do trồng rừng gỗ lớn phải kéo dài thời gian thu hoạch dẫn đến phải có vốn, trong khi điều kiện kinh tế của các hộ dân vùng miền núi còn khó khăn, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Bài 1: Dân có thu nhập, rừng được phủ xanh

Nhiều người dân miền núi ở Nghệ An đã khấm khá nhờ phát triển kinh tế rừng

Tại một số huyện miền núi như Thanh Chương, Quế Phòng, Con Cuông... của tỉnh Nghệ An đã và đang tận dụng lợi thế sẵn có về mặt điều kiện tự nhiên, nhất là diện tích đất lâm nghiệp dồi dào để tập trung phát triển mạnh mô hình trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều trở ngại về nguồn giống cây, vốn đầu tư giai đoạn đầu, chế độ chính sách chung cho người trồng rừng…

Chỉ khi những “rào cản” sớm được giải quyết, những đề xuất, kiến nghị của chính doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia trồng rừng, của cơ quan chức năng được ghi nhận và có cơ hội ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thì chủ trương trồng rừng gỗ lớn sẽ thật sự đem lại hiệu quả thiết thực hơn, mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông Nghệ An, trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh dài, đòi hỏi phải có vốn, trong khi điều kiện kinh tế của các hộ dân còn khó khăn, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp và người dân vẫn còn tâm lý muốn trồng rừng gỗ nhỏ với chu kỳ ngắn 5-7 năm để có nguồn thu nhanh để trang trải cuộc sống và tái sản xuất.

Ngoài khó khăn trên, Nghệ An cũng là địa phương luôn chịu ảnh hưởng mưa lũ dồn dập hay nắng hạn triền miên dẫn đến gia tăng khả năng mất trắng cả cánh rừng. Vì thế, các chủ rừng thường có xu hướng khai thác rừng non để giảm thiểu thiệt hại. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến lâm sản ở tỉnh phát triển còn nhiều hạn chế, nhà máy chế biến gỗ còn đếm đầu ngón tay, chủ yếu là chế biến thô và công suất chưa cao.

Ông Nguyễn Văn Đệ cũng kiến nghị, Trung ương cần quan tâm bố trí vốn để triển khai chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; sớm xem xét phê duyệt các dự án từ các nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật để xây dựng các mô hình quản lý rừng trồng bền vững đối với tổ chức, cá nhân nhằm tăng giá trị gỗ rừng trồng. Đồng thời tiếp tục xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng kinh doanh cây gỗ lớn đối với các loài cây khác có giá trị. Có như vậy mới có thể đầu tư phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.

Hiện nay, tỉnh Nghệ An khuyến khích những hộ có diện tích rừng trồng lớn tham gia trồng rừng gỗ lớn. Về phía doanh nghiệp cần hỗ trợ người dân trồng rừng gỗ lớn về kỹ thuật, cây giống để người dân trồng rừng và bán gỗ cho doanh nghiệp, qua đó vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, vừa giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Đệ, Sở đang rà soát, thống kê số lượng và hiện trạng phát triển rừng trồng trên địa bàn. Sau khi đánh giá toàn diện sẽ cân nhắc, lựa chọn hướng đi phù hợp cho những loại cây này để phát huy hiệu quả về kinh tế cho bà con và mục tiêu trồng rừng phòng hộ, rừng tái sinh.

Với kinh tế từ cây gỗ lớn đem lại, đời sống người dân tại vùng núi Nghệ An đang ngày càng được ổn định và phát triển. Diện tích trồng rừng được tăng cao, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Nam Định quyết tâm cao trong phòng, chống bão số 3

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Nam Định quyết tâm cao trong phòng, chống bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hoà Bình đánh giá cao tinh thần chủ động, quyết tâm và hành động mạnh mẽ của tỉnh Nam Định trong công tác phòng, chống bão số 3.
Lạng Sơn: Sạt lở di tích lịch sử cấp quốc gia do bão số 3

Lạng Sơn: Sạt lở di tích lịch sử cấp quốc gia do bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thành cổ Lạng Sơn (phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã bị sạt lở. Thành cổ Lạng Sơn là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Quảng Ninh: Cận cảnh thành phố Hạ Long hoang tàn sau cơn

Quảng Ninh: Cận cảnh thành phố Hạ Long hoang tàn sau cơn 'cuồng nộ' của bão Yagi

Sau khi cơn bão Yagi quét qua, nhiều cây xanh, nhà cửa và cả những công trình biểu tượng của thành phố Hạ Long, Quảng Ninh bị hư hỏng, ảnh hưởng nặng nề.
Chi Lăng (Lạng Sơn): 1 người chết, hơn 2.000 ha lúa bị ngập nước do bão số 3

Chi Lăng (Lạng Sơn): 1 người chết, hơn 2.000 ha lúa bị ngập nước do bão số 3

Tại khu vực huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, trong đó đã có 1 trường hợp tử vong.
Bắc Ninh cho học sinh nghỉ học ngày thứ Hai (9/9) để tập trung khắc phục sự cố sau bão

Bắc Ninh cho học sinh nghỉ học ngày thứ Hai (9/9) để tập trung khắc phục sự cố sau bão

Tỉnh Bắc Ninh cho học sinh nghỉ học ngày thứ Hai (9/9) để tập trung khắc phục các sự cố sau bão, các trường học trở lại dạy và học từ ngày 10/9.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: 1.256 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa, 113 điểm bị ngập cục bộ do bão số 3

Lạng Sơn: 1.256 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa, 113 điểm bị ngập cục bộ do bão số 3

Tính đến 15h00 ngày 8/9/2024 tại Lạng Sơn, 1.256 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa, 2.201 ha nông nghiệp bị ảnh hưởng, 113 điểm bị ngập cục bộ do bão số 3.
Sản xuất công nghiệp Đồng Nai tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp Đồng Nai tăng trưởng tích cực

Theo Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, trong tháng 8/2024 tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng gần 10,7% so với cùng kỳ.
Bắc Ninh: Hàng trăm nhà ở bị tốc mái; địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão

Bắc Ninh: Hàng trăm nhà ở bị tốc mái; địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão

Cơn số 3 càn quét qua tỉnh Bắc Ninh đã khiến 560 công trình nhà cấp 4, công trình phụ của nhân dân bị tốc mái; nhiều trường học, chợ dân sinh bị hư hỏng.
Thái Nguyên: Lực lượng Công an hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão

Thái Nguyên: Lực lượng Công an hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão

Bão số 3 gây thiệt hại nặng về tài sản tại nhiều địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Lực lượng công an và chính quyền địa phương đang hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Ngành điện Tuyên Quang nỗ lực khắc phục sự cố do bão số 3 gây ra

Ngành điện Tuyên Quang nỗ lực khắc phục sự cố do bão số 3 gây ra

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều huyện tại tỉnh Tuyên Quang đã có mưa to, gió lớn ảnh hưởng lớn đến hoạt động cung cấp điện trên địa bàn.
Sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 15C do ảnh hưởng siêu bão Yagi

Sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 15C do ảnh hưởng siêu bão Yagi

Quốc lộ 15 nối huyện biên giới Mường Lát và các huyện miền xuôi bị sạt lở nghiêm trọng sau khi siêu bão Yagi đổ bộ, các phương tiện lưu ý khi di chuyển qua đây.
Tuyên Quang có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão số 3

Tuyên Quang có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão số 3

Trung tâm Dự báo khí tượng nhận định từ chiều ngày 7/9 - 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các huyện thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Hải Dương: Các nhà mạng chia sẻ sóng trong bão số 3 để đảm bảo thông tin liên lạc

Hải Dương: Các nhà mạng chia sẻ sóng trong bão số 3 để đảm bảo thông tin liên lạc

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương, các nhà mạng viễn thông đã chia sẻ sóng trong bão số 3 (bão Yagi) để đảm bảo thông tin liên lạc.
Sau bão số 3, Thái Bình ưu tiên  khắc phục sự cố về điện để phục vụ đời sống người dân

Sau bão số 3, Thái Bình ưu tiên khắc phục sự cố về điện để phục vụ đời sống người dân

Thái Bình tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3 trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên khôi phục hệ thống điện để phục vụ đời sống người dân.
Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức

Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức

Sự kiện được tổ chức nhằm tạo cơ hội kết nối, là nơi hội tụ những tư duy tiên phong, sáng tạo, cùng nhau chia sẻ, học hỏi và hợp tác để phát triển.
Bão số 3 gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khiến nước ở nhiều sông dâng cao

Bão số 3 gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khiến nước ở nhiều sông dâng cao

Do ảnh hưởng của bão số 3, trong đêm 7/9 đến sáng ngày 8/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra mưa to trên diện rộng, khiến mực nước ở nhiều sông dâng cao.
Bạc Liêu: Điều chỉnh 10 dự án đầu tư trong tháng 8

Bạc Liêu: Điều chỉnh 10 dự án đầu tư trong tháng 8

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, trong tháng 8, tỉnh đã cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư 10 dự án.
Nam Định không có thiệt hại về người do bão số 3

Nam Định không có thiệt hại về người do bão số 3

Nam Định không có thiệt hại về người sau khi cơn bão số 3 đi qua, tuy nhiên ghi nhận bước đầu thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân.
Vĩnh Phúc: Thiệt hại nhiều tỷ đồng do ảnh hưởng của cơn bão Yagi

Vĩnh Phúc: Thiệt hại nhiều tỷ đồng do ảnh hưởng của cơn bão Yagi

Chỉ riêng TP. Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), cơn bão Yagi đã làm thiệt hại hơn 3 tỷ đồng, Vĩnh Phúc đang nỗ lực khắc phục mưa bão, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Hoà Bình: Sạt lở đất trong đêm khiến 4 người trong một gia đình tử vong

Hoà Bình: Sạt lở đất trong đêm khiến 4 người trong một gia đình tử vong

Trên địa bàn xã Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vừa xảy ra vụ sạt lở đất trong đêm khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong.
Cần Thơ: Triển khai 33 cuộc thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm

Cần Thơ: Triển khai 33 cuộc thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm

UBND TP. Cần Thơ cho biết, trong tháng 8, thành phố đã triển khai 33 cuộc thanh, kiểm tra, phát hiện vi phạm 937 triệu đồng
Thanh Hóa: Xử lý các điểm vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên đường sắt

Thanh Hóa: Xử lý các điểm vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên đường sắt

Công an TP. Thanh Hóa đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên tuyến đường sắt và đề xuất kiến nghị giải tỏa, xóa bỏ 5 lối đi tự phát.
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Mưa to, gió giật mạnh từ cơn bão số 3 đổ bộ đã gây hại về cây xanh, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, về cơ bản, thông tin liên lạc vẫn đảm bảo trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Tối ngày 7/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động