Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quảng Nam tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp

Bài 1: Doanh nghiệp các ngành đều gặp khó

Nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam đang gặp vô vàn khó khăn do sụt giảm về đơn hàng, áp lực chi phí đầu vào tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu nguồn vốn..

Đơn hàng bị cắt giảm, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khănQuảng Nam: Sản xuất công nghiệp gặp khó – Nguyên nhân do đâu?

Doanh nghiệp sản xuất thiếu đơn hàng, hoạt động cầm chừng

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam, tính đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 54 doanh nghiệp giải thể, 631 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 68 doanh nghiệp. Ngoài nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ, các ngành kinh tế khác đều gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng trong quý I giảm 27,4% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp giảm 27,3%, xây dựng giảm 28,4%. Nguyên nhân được xác định là do nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng mới, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, thị trường tiêu dùng thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu giảm sút, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao do nguồn cung khan hiếm.

Riêng đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ lực của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường ô tô những tháng đầu năm có phần ảm đạm. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất giảm và chỉ số tồn kho tiếp tục tăng 193%.

Bài 1: Doanh nghiệp các ngành đều gặp khó
Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường ô tô những tháng đầu năm có phần ảm đạm

Tại Công ty TNHH một thành viên Panko Tam Thăng (Lô số 1, Khu công nghiệp Tam Thăng, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), quý 1/2023 đã phải giảm gần 800 lao động, thứ bảy hàng tuần không sản xuất. Nhiều khó khăn của thị trường tiêu thụ sản xuất ở các nước đối tác khiến hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Nhiều công ty khác tại Khu công nghiệp Tam Thăng, Bắc Chu Lai cũng rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, không làm việc vào cả thứ sáu, thứ bảy, cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng hoặc đơn hàng ít.

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện đối với nhóm doanh nghiệp xây dựng, những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh COVID -19 giãn cách xã hội kéo dài khiến sản xuất kinh doanh ngừng hoạt động, một số chính sách hỗ trợ vay vốn ngân hàng, giảm thuế, giảm thời gian nộp thuế chưa được thực hiện. Một số công trình, dự án xây lắp thì giá sắt thép tăng đột biến 20-30%, giá nhiên liệu tăng dẫn đến cước phí vận chuyển tăng so với giá dự toán, một số công trình dự án hợp đồng theo giá cố định không được nhà nước điều chỉnh giá và bị lỗ nặng.

Giá nhân công theo định mức xây dựng quá thấp so với thực tế, các mỏ vật liệu đất, đá, cát để phục vụ thi công bị khan hiếm, nguồn cung không đáp ứng cầu do đó doanh nghiệp phải mua giá cao để đáp ứng tiến độ dự án.

Doanh nghiệp bất động sản: Khó chồng khó

Ông Trần Quốc Bảo - Ủy viên Ban chấp hành VCCI, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho hay, đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản, hiện công tác giải phóng mặt bằng đang gặp phải vô vàn khó khăn, xuất phát từ ý chí của các hộ dân, một phần cũng là từ các chính sách của nhà nước.

Cụ thể, các hộ dân ảnh hưởng đất nông nghiệp nhưng yêu cầu bố trí đất tái định cư, dù đã tổ chức họp vận động, đối thoại nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Các trường hợp tranh chấp đất đai rất khó giải quyết, các hộ dân không đồng ý hoà giải nên thủ tục thu hồi đất cũng gặp nhiều khó khăn.

Bài 1: Doanh nghiệp các ngành đều gặp khó
Các doanh nghiệp bất động sản đang gặp nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý

Ngoài ra, quy trình, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Nhiều trường hợp đã có quyết định cưỡng chế thu hồi đất cách đây một năm nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa triển khai thực hiện cưỡng chế.

Hơn nữa, các cá nhân, hộ gia đình không đồng ý ký hồ sơ đề nghị công nhận đất ở; không phối hợp kiểm kê; không đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án dự kiến) được công khai, không đồng ý bốc thăm lô tái định cư, dẫn đến không thể trình thẩm định phương án theo quy định.

Mặt khác, đơn giá bồi thường cho các hộ dân theo quy định hiện nay là quá thấp, dẫn đến việc không nhận được sự đồng thuận của các hộ dân bị vướng giải phóng mặt bằng tại các dự án, các hộ dân không đồng ý theo phương án được duyệt, không nhận tiền bồi thường và đòi hỏi với mức giá cao gấp 5-7 lần so với giá quy định. Hộ dân đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng không đồng ý bàn giao mặt bằng để thi công xây dựng dự án,…

Công tác quản lý hiện chưa được đảm bảo. Tuy chủ đầu tư đã phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý nhưng người dân vẫn ngoan cố thực hiện.

Ông Trần Quốc Bảo cũng cho biết, các doanh nghiệp bất động sản cũng đang gặp những khó khăn nhất định về thủ tục pháp lý. “Trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay, việc vừa phải bỏ ra chi phí để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, vừa phải nộp tiền sử dụng đất cùng lúc nhưng chưa được trừ chi phí giải phóng mặt bằng thực sự là một gánh nặng lớn với các chủ đầu tư, ngoài ra các doanh nghiệp đang ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng tỉnh nhà chưa áp dụng các hình thức gia hạn thời gian nộp thuế, giãn nợ thuế, miễn tiền chậm nộp thuế” ông Bảo thông tin và mong tỉnh sớm có cơ chế về các chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Ngoài ra, công tác điều chỉnh quy hoạch dự án còn nhiều thủ tục thông qua nhiều ý kiến của các sở ban ngành nên thường bị động không kịp thời. Hạng mục cấp điện – điện chiếu sáng của một số dự án đã được công ty đầu tư xây dựng theo đúng theo quy hoạch được duyệt và thiết kế đã được cơ quan chuyên môn thẩm định nhưng khi nghiệm thu bàn giao, tiếp nhận đơn vị Điện lực yêu cầu phải bổ sung thêm trạm biến áp.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng kết nối hạ tầng khung của các dự án trong khu đô thị chưa được đồng bộ dẫn đến tình trạng ngập úng trong mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hằng năm khi mùa mưa bão đến, chủ đầu tư đều phải tự bỏ ra chi phí rất lớn để khơi thông dòng chảy, hạn chế mức thấp nhất tình trạng ngập úng tại dự án để đảm bảo đời sống của các hộ dân.

Bài 2: “Tổ công tác đặc biệt” vào cuộc

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Xử lý các điểm vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên đường sắt

Thanh Hóa: Xử lý các điểm vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên đường sắt

Công an TP. Thanh Hóa đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên tuyến đường sắt và đề xuất kiến nghị giải tỏa, xóa bỏ 5 lối đi tự phát.
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Mưa to, gió giật mạnh từ cơn bão số 3 đổ bộ đã gây hại về cây xanh, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, về cơ bản, thông tin liên lạc vẫn đảm bảo trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Tối ngày 7/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Thông tin mới nhất về thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thông tin mới nhất về thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tính đến 15 giờ chiều nay 7/9, bão số 3 đã gây thiệt hại cho tỉnh Thanh Hóa làm 01 người bị thương, 74 ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn và tốc mái một phần.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Chiều tối ngày 7/9, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã có cuộc họp trực tuyến với các sở, ngành, địa phương nhằm ứng phó với cơn bão Yagi.
Khơi thông sông Cổ Cò, đoạn qua tỉnh Quảng Nam: Khơi vẫn

Khơi thông sông Cổ Cò, đoạn qua tỉnh Quảng Nam: Khơi vẫn 'tắc'

Tỉnh Quảng Nam quyết tâm hoàn thành Dự án Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò nhưng vẫn còn 'tắc' tại khâu giải phóng mặt bằng.
Hoà Bình: Di rời 400 hộ dân khỏi khu vực nguy cơ cao do cơn bão số 3

Hoà Bình: Di rời 400 hộ dân khỏi khu vực nguy cơ cao do cơn bão số 3

Hơn 400 hộ dân tại tỉnh Hoà Bình đã được di rời khỏi các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành TT&TT Hải Dương yêu cầu DN bưu chính, viễn thông thực hiện tập trung một số nhiệm vụ.
Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình, tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi.
Vụ cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu: Khoảng 500 xe máy bị hư hỏng

Vụ cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu: Khoảng 500 xe máy bị hư hỏng

Qua thống kê, vụ cháy lớn tại khu vực nhà để xe của Công ty TNHH Công nghệ thể thao Victory (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã có khoảng 500 xe máy bị hư hỏng.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Thanh Hóa: Ảnh hưởng siêu bão Yagi, hơn 60 căn nhà tại huyện Mường Lát bị tốc mái

Thanh Hóa: Ảnh hưởng siêu bão Yagi, hơn 60 căn nhà tại huyện Mường Lát bị tốc mái

Tính đến trưa ngày 7/9, do ảnh hưởng bão Yagi, trên địa bàn huyện Mường Lát, giông, lốc đã làm 60 căn nhà bị tốc mái, 4 nhà bị cây đổ vào nhà và sạt lở móng.
Thái Bình: Sẵn sàng ứng phó với bão số 3 theo phương châm ‘4 tại chỗ’

Thái Bình: Sẵn sàng ứng phó với bão số 3 theo phương châm ‘4 tại chỗ’

Tỉnh Thái Bình sẵn sàng các điều kiện theo phương châm "4 tại chỗ" để xử lý các tình huống có thể xảy ra trước, trong và sau khi bão số 3 đổ bộ.
Lai Châu chỉ đạo ứng phó với dông lốc, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3

Lai Châu chỉ đạo ứng phó với dông lốc, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3

UBND tỉnh Lai Châu ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với dông, lốc sét, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn...
Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Sau khi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ghi nhận sự chủ động, tích cực của các địa phương trong công tác phòng chống bão.
Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ cơn bão số 3 đổ bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định ráo riết thực hiện các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh sách 19 trường mầm non, 2 khách sạn, 1 công ty không bảo đảm PCCC đã đưa vào hoạt động.
Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Tại Hải Dương do ảnh hưởng của rìa xa cơn bão số 3, đêm qua và sáng sớm nay toàn tỉnh đã có mưa với lượng phổ biến dưới 10mm, gió Tây Bắc cấp 5, giật cấp 6-7.
Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 3310/UBND-KTTH hoãn hàng loạt sự kiện quan trọng.
Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3

Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3 'siêu bão Yagi'

UBND thành phố Hà Nội vừa ra công điện khẩn số 11 về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 3895-UBND/KT yêu cầu các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ứng phó với bão số 3.
Thanh Hóa: Cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu, nhiều công nhân hoảng loạn

Thanh Hóa: Cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu, nhiều công nhân hoảng loạn

Khu vực nhà để xe của Công ty TNHH Công nghệ Thể thao Victory có địa chỉ tại huyện Thọ Xuân bỗng nhiên bốc cháy, khói đen bao trùm cả một góc trời.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Thái Bình

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Thái Bình

Chiều 6/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã về kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại tỉnh Thái Bình.
Chùm ảnh: Các đại biểu đến thăm cụm công nghiệp và nhà máy tại Long An

Chùm ảnh: Các đại biểu đến thăm cụm công nghiệp và nhà máy tại Long An

Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - Ngô Quang Trung đánh giá cao công tác phát triển cụm công nghiệp và các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Hoà Thành Long An.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động