Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thúc đẩy liên kết phát triển vùng Tây Nguyên

Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều

Tây Nguyên đứng trước cơ hội to lớn, nhưng cũng đối diện không ít thách thức, cần phải tăng cường kết nối giữa các tỉnh trong vùng và với các vùng lân cận.
Sản lượng vụ cà phê sắp thu hoạch của Việt Nam dự báo giảm 20% Lâm Đồng: Kích cầu du lịch thông qua Tuần lễ vàng Du lịch năm 2024 Tiết kiệm điện rất cần sự chung tay của khách hàng

Cơ hội và tiềm năng lớn

Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, được ví như "nóc nhà của Đông Dương”, thuộc khu vực Tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia; có diện tích tự nhiên khoảng 54.548 km2, lớn thứ ba cả nước với dân số gần 6 triệu người; cùng khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm mà không nơi nào có được. Đặc biệt, Tây Nguyên có khoảng 1 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ, hơn 3 triệu ha rừng, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước, và khoảng 10 tỷ tấn trữ lượng bauxit, chiếm 90% trữ lượng bauxit cả nước,...

Thúc đẩy liên kết vùng Tây Nguyên (bài 1) – Cơ hội và thách thức
Ngành trồng hoa công nghệ cao đang mang lại cho người dân tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có nguồn thu nhập ổn định, bền vững. (Ảnh: Lê Sơn)

Các tỉnh Tây Nguyên có hệ thống giao thông kết nối với các cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và là đầu nguồn của 4 con sông lớn gồm sông Sê San, sông Srepok, sông Ba và sông Đồng Nai, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước ngọt cho khu vực hạ du của các địa phương thuộc hai vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.

Thúc đẩy liên kết vùng Tây Nguyên (bài 1) – Cơ hội và thách thức
Cây cà phê đang là cây chủ lực của cả vùng Tây Nguyên. (Ảnh: Lê Sơn)

Tây Nguyên cũng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc bản địa phong phú và đa dạng.

Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng Tây Nguyên, ngày 18/01/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10 và Kết luận số 12, ngày 24/10/2011 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và thời kỳ 2011-2020.

Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, các địa phương trong Vùng đã khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của mình. Cơ cấu kinh tế của Vùng dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng, trở thành động lực tăng trưởng chính của Vùng. Quy mô kinh tế của Vùng được mở rộng, tăng nhanh.

Theo đó, quy mô GRDP năm 2020, theo giá hiện hành của vùng Tây Nguyên đạt 287 nghìn tỷ đồng, gấp 14,1 lần năm 2002 và tăng gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002. Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.

Du lịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái, văn hoá có bản sắc, sức hấp dẫn. Giá trị văn hóa các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy; tổng thu ngân sách trên địa bàn vùng Tây Nguyên được cải thiện, đáp ứng dần khả năng cân đối của địa phương. Hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong Vùng, và giữa Vùng với cả nước.

Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đã được quan tâm. Công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước đã được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng và được xác định là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với sinh kế của người dân trong Vùng. Việc giao đất, cho thuê đất, định canh, định cư đã được triển khai thực hiện kịp thời, từng bước khắc phục được tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở…

Thách thức không nhỏ

Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua nhưng trong quá trình phát triển, vùng Tây Nguyên còn tồn tại khó khăn, hạn chế như phát triển kinh tế của Vùng chưa bền vững; chất lượng tăng trưởng thấp; thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc, nhất là của nhóm các đồng bào dân tộc bản địa, chậm được thu hẹp. Giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo còn cao; tỉ lệ xã đạt chuẩn “Nông thôn mới” còn thấp.

Thúc đẩy liên kết vùng Tây Nguyên (bài 1) – Cơ hội và thách thức
Cuối tháng 3/2024 vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn đã đi khảo sát vùng nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Lê Sơn)

Mặt khác, Tây Nguyên vẫn đang đối mặt với không ít thách thức như: Hạ tầng giao thông kết nối các địa phương trong vùng và với các vùng lân cận chưa đồng bộ, gây khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội. Vấn đề mất cân bằng sinh thái, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bất hợp lý cũng là những thách thức lớn đang đe dọa môi trường sống của người dân.

Thúc đẩy liên kết vùng Tây Nguyên (bài 1) – Cơ hội và thách thức
Tây nguyên có khoảng 10 tỷ tấn trữ lượng bauxit, chiếm 90% trữ lượng bauxit cả nước. (Ảnh: Lê Sơn)

Để thúc đẩy liên kết vùng Tây Nguyên, các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào một số giải pháp then chốt. Trước hết, đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc nhằm tăng cường kết nối giữa các tỉnh trong Vùng và với các Vùng lân cận. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động kỹ thuật, công nghệ cao phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo chuỗi giá trị gia tăng hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Song song đó, cần có những chính sách đặc thù, ưu tiên đầu tư phát triển vùng Tây Nguyên, nhất là về cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn. Chính quyền và người dân cũng cần chung tay bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững tài nguyên rừng, nguồn nước, nhằm duy trì cân bằng sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy liên kết giữa Tây Nguyên với các vùng miền khác trong cả nước cũng là một giải pháp quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực cho sự phát triển chung.

Việc thúc đẩy liên kết phát triển vùng không chỉ mang lại lợi ích cho địa phương, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Đây là nhiệm vụ cần sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, nỗ lực của các cấp chính quyền, sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân vùng Tây Nguyên.

Bài 2: Động lực cùng phát triển kinh tế, xã hội.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Tính đến 18h00 ngày 7/9/2024, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) thông báo không có lịch cắt điện nào trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng khai thác tàu bay tại Cảng HKQT Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.
Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3 ngày 7/9, Hà Nội mặc dù có gió mạnh và mưa lớn khiến cây đổ nhiều, nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất.
Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Hôm nay (7/9) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Công an tỉnh Quảng Ninh
Bão Yagi tiến thẳng vào đất liền, Hải Phòng, Quảng Ninh thiệt hại nặng nề, mất điện diện rộng

Bão Yagi tiến thẳng vào đất liền, Hải Phòng, Quảng Ninh thiệt hại nặng nề, mất điện diện rộng

Cơn bão số 3 (hay còn gọi là bão Yagi) đổ bộ tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng đã xảy ra mất điện trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất bão số 3 (17h ngày 7/9) vị trí tâm siêu bão ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.3 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.
Cảnh báo thông tin giả về hệ thống điện trong bão Yagi

Cảnh báo thông tin giả về hệ thống điện trong bão Yagi

Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin Hà Nội mất điện diện rộng do bão Yagi. Đây là thông tin không chuẩn xác, người dân cần cẩn trọng.
Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh

Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh 'vượt' bão Yagi cứu tài sản

Tại Cô Tô, Quảng Ninh, xuất hiện video clip của một ngư dân vượt bão Yagi, ngược sóng, ngược gió bơi ra biển lớn để cứu lấy tài sản bị bão đánh trôi.
Bão số 3 hoành hành ở Quảng Ninh: Tường kính bung tơi tả, ô tô bị thổi bay

Bão số 3 hoành hành ở Quảng Ninh: Tường kính bung tơi tả, ô tô bị thổi bay

Nhiều tòa nhà cao tầng, chung cư tại tỉnh Quảng Ninh bị bão số 3 - bão Yagi thổi bay cả mảng tường kính.
Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Chiều 7/9, Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương (Ban Chỉ huy) có báo cáo về công tác ứng phó với cơn bão số 3.
Hà Nội: 200 cây đổ, 7 người thương vong do bão số 3

Hà Nội: 200 cây đổ, 7 người thương vong do bão số 3

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều khu vực của TP. Hà Nội có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh đổ gãy, khiến 7 người bị thương vong.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thảo luận về mối quan hệ giữa các cấp công đoàn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thảo luận về mối quan hệ giữa các cấp công đoàn

Trong 2 ngày (6-7/9), hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ sáu (khóa XIII) đã diễn ra tại Hà Nội.
Các trường học sẵn sàng cơ sở vật chất cho người dân vào tránh bão Yagi

Các trường học sẵn sàng cơ sở vật chất cho người dân vào tránh bão Yagi

Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo có điều kiện cơ sở vật chất an toàn sẵn sàng cho người dân vào tránh trú bão số 3 (bão Yagi).
Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Sau khi đe dọa sự an toàn của hàng triệu người dân ở Hải Nam (Trung Quốc), bão Yagi đổ bộ Việt Nam theo kịch bản xấu nhất bởi tâm bão men theo khu vực eo biển.
Bão số 3 đổ bộ Hà Nội: Đoàn xe ô tô xếp hàng dài

Bão số 3 đổ bộ Hà Nội: Đoàn xe ô tô xếp hàng dài 'hộ tống' xe máy qua cầu Nhật Tân

Cơn bão số 3 sau khi đổ bộ vào đất liền, quần thảo tỉnh Quảng Ninh, gây ảnh hưởng nhiều địa phương khác và tiếp tục di chuyển đến Hà Nội.
Cà Mau: Công ty Thuận Đức bị phạt gần 2,2 tỷ đồng do vi phạm xử lý chất thải, xả thải

Cà Mau: Công ty Thuận Đức bị phạt gần 2,2 tỷ đồng do vi phạm xử lý chất thải, xả thải

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã xử phạt Công ty TNHH TM XNK Thuận Đức gần 2,2 tỷ đồng do không vận hành xử lý chất thải, xả nước thải vượt quy chuẩn…
Hà Nội cảnh báo: Siêu bão Yagi (bão số 3) gió giật cấp 16 đang vào đất liền

Hà Nội cảnh báo: Siêu bão Yagi (bão số 3) gió giật cấp 16 đang vào đất liền

Bão số 3 với cường độ gió giật cấp 10 đang vào đất liền, Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa từ 7h đến 13h ngày 7/9/2024 các nơi phổ biến từ 30-60mm.
Cư dân mạng chia sẻ nhiều cách chống bão sáng tạo, "độc dị" và hài hước

Cư dân mạng chia sẻ nhiều cách chống bão sáng tạo, "độc dị" và hài hước

Để ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), cộng đồng mạng xã hội chia sẻ nhiều cách chống bão độc dị được cho rằng khá hiệu quả nhưng cũng đầy hài hước.
Hà Nội dừng chạy toàn bộ tàu điện trên cao, xe buýt

Hà Nội dừng chạy toàn bộ tàu điện trên cao, xe buýt

Để đảm bảo an toàn trước bão số 3 (bão Yagi), 2 tuyến tàu điện trên cao tại Hà Nội đã dừng chạy. Các tuyến xe buýt cũng được cho dừng dần.
Hà Nội: Cửa hàng bánh trung thu trên hè phố tan hoang do bão số 3

Hà Nội: Cửa hàng bánh trung thu trên hè phố tan hoang do bão số 3

Mặc dù bão số 3 chưa về đến Hà Nội, nhưng đường phố đã vắng, thưa thớt người qua lại, nhiều cửa hàng bánh trung thu tan hoang vì mưa lớn và gió mạnh.
Bao nhiêu giải thưởng tranh tài tại Cánh diều Vàng 2024?

Bao nhiêu giải thưởng tranh tài tại Cánh diều Vàng 2024?

Thông tin từ Ban tổ chức, giải thưởng Cánh diều Vàng 2024 đón nhận 163 tác phẩm tranh giải với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu, nghệ sĩ, diễn viên.
Hà Nội ra quy chế ‘chống chặt chém

Hà Nội ra quy chế ‘chống chặt chém' tại các bãi giữ xe

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quy chế tạm thời nhằm tiến tới thu tiền giữ xe không sử dụng tiền mặt “chống chặt chém" tại các bãi giữ xe.
24/24h túc trực dự báo bão Yagi ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

24/24h túc trực dự báo bão Yagi ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Hàng chục cán bộ, nhân viên của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã túc trực 24/24 giờ để thực hiện công tác dự báo bão số 3 - bão Yagi.
Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Trong lĩnh vực tim mạch, hở van động mạch phổi (PVR) là tình trạng bệnh thường gặp nhưng ít được chú ý và chưa được đề cập nhiều tại các hội nghị chuyên ngành.
Bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội chiều nay, gió giật cấp 10, người dân hạn chế ra ngoài

Bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội chiều nay, gió giật cấp 10, người dân hạn chế ra ngoài

Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, chiều 7/9 bão số 3 sẽ đổ bộ vào Hà Nội có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, với lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động