Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 12:38
Bảo tồn cây dược liệu, tạo sinh kế cho đồng bào Thái ở Nghệ An

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.

Trước nhiều loại cây dược liệu có giá trị bị khai thác cạn kiệt, những năm qua, tỉnh Nghệ Ancùng nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã xây dựng và phát triển được một số vùng chuyên canh cây dược liệu tại các huyện miền núi Nghệ An.

Hiệu quả từ mô hình đưa dược liệu từ rừng về vườn nhà

Từ năm 2021, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã phê duyệt Đề án “Xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2021-2025”

Theo đó, quản điểm của đề án xây dựng mô hình trồng cây dược liệu, từng bước hình thành các vùng trồng cây dược liệu hàng hoá trên địa bàn huyện nhằm phục hồi, bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu quý, cung cấp dược liệu cho các bài thuốc thuốc chữa bệnh trong nhân dân, làm nguyên liệu cho các công ty, nhà máy chế biến các loại thuốc chữa bệnh phổ biến cho con người trong giai đoạn hiện nay.

Vườn ươm cây dược liệu của Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp.

Theo đề án, từ nay đến hết năm 2023 huyện Quỳ Hợp sẽ hoàn thành xây dựng mô hình trồng cây Cát Sâm với diện tích 1ha tại xã Thọ Hợp. Xây dựng mô hình cây sâm Đinh Lăng tại xã Hạ Sơn và mô hình trồng cây xạ đen tại xã Bắc Sơn. Từ năm 2024 - 2025 và những năm tiếp theo sẽ tập trung nhân rộng các mô hình tại các xã, tuyên truyền vận động nhân dân sưu tầm, phục hồi, bảo tồn thêm nhiều loại cây dược liệu để từng bước phát triển sản xuất nhiều loại cây dược liệu phục vụ cho chế biến các loại thuốc chữa bệnh, nâng cao giá trị, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người la động.

Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện Đề án xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 UBND huyện Quỳ Hợp đã xây dựng 1 mô hình trồng cây Đinh Lăng tại xóm Xiểm Hạ Sơn và 1 mô hình trồng cây Cát Sâm tại xóm Thung Khẳng, xã Thọ Hợp.

Xã Yên Hợp là một xã thuộc khu vực 135 của huyện miền núi Quỳ Hợp. Ở đây, bà con chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng đất đai lại không màu mỡ, phần lớn là đồi sỏi và núi đá, vì vậy đời sống còn nhiều khó khăn. Mô hình bảo tồn, phát triển diện tích trồng cây dược liệu và cơ sở chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cũng như đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Cán bộ Hợp tác xã kiểm tra chất lượng cây dược liệu sau 1 năm trồng ở vườn nhà dân.

Theo lời Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hợp - ông Chu Ngọc Tân, cuộc sống của bà con Yên Hợp trước đây chỉ thuần nông nghiệp, lúc nông nhàn thì quen với việc khai thác dược liệu từ rừng về bán cho thương lái. Tuy nhiên từ năm 2022 đến nay, dưới sự cầm tay chỉ việc của các thành viên Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường (xã Yên Hợp) họ đã biết đưa cây dược liệu quý ở rừng về trồng trong vườn nhà và có nguồn thu nhập ổn định…

Hơn nữa, cùng với mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, hợp tác xã còn tuyên truyền người dân thực hiện liên doanh, liên kết trồng cây dược liệu và thu mua toàn bộ sản phẩm bà con trồng được, từ đó góp phần vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Gặp chúng tôi, ông Chu Ngọc Tân vui mừng cho biết: "Vài năm gần đây, Yên Hợp thay đổi nhiều rồi vì bà con dân tộc ở vùng cao này giờ không còn phó mặc với quan niệm “sống trên đá, chết vùi trong đá”. Nhiều hộ dân đang đua nhau làm kinh tế bằng chính các đặc sản của địa phương để thoát nghèo...".

Doanh nghiệp vào cuộc

Để chứng minh cho sự “thay da đổi thịt” của vùng đất sỏi đá xa xôi này, ông Tân dẫn chúng tôi đi thăm Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường chuyên trồng và chế biến dược liệu.

Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường - được thành lập bởi 3 anh em người Thái ở xã Yên Hợp, bác sỹ Lá Văn Khôi (bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An) là người sáng lập ra Hợp tác xã nông dược Tĩnh Sáng Đường với mong muốn phục vụ người dân trên mảnh đất quê hương mình.

Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cây dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Yên Hợp

Sau bao trăn trở nguồn dược liệu ngày càng khan hiếm, hợp tác xã ra đời với mong muốn khôi phục lại nguồn dược liệu trong tự nhiên. Từ lợi thế đất đai, cũng như khí hậu của đất phủ quỳ Nghệ An. Hợp tác xã đã cho ra mô hình trồng cây dược liệu với diện tích đất trồng cây khoảng trên dưới 10ha. Điều này góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con trên mảnh đất quê hương.

Tĩnh Sáng Đường đã tận dụng những khoảng đất trống cũng như nắm bắt được chu trình sinh trưởng của một số cây ưa dưới tán cây cổ thụ như cây lá khôi để trồng xen kẽ. Vừa tiết kiệm diện tích vừa mang lại lợi ích kinh tế.

Anh trai cả, anh Lá Văn Duy (sinh năm 1982) - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông dược Tĩnh Sáng Đường, nói: “Yên Hợp là vùng đất có lợi thế về nguồn dược liệu tự nhiên rất đa dạng, như: cây cà gai leo, dây thìa canh, cây chè dây, lá khôi, cây bách bộ... Với khát vọng phát triển tiềm năng, thế mạnh dược liệu của địa phương, tôi cùng 2 người em trai đã đứng ra vay vốn của ngân hàng để lập Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường...”.

Tuy nhiên, nếu chỉ trồng cây dược liệu đơn thuần thì khó có hiệu quả cao nên anh Duy đã vận động bà con trong xã cùng tham gia hợp tác, cho thuê lại đất để mở rộng vùng trồng dược liệu, rồi cùng nhau vay vốn ngân hàng góp lại để mở xưởng chiết xuất, điều chế nhiều loại cao lỏng, thuốc nam từ cây dược liệu chủ lực của địa phương như: Bột rau má sấy lạnh, cao cà gai leo, cao day thìa canh, cao an lạc miên, cao khôi bình vị, trà túi lọc cà gai leo… để nâng cao giá trị sản phẩm.

Cũng theo anh Duy, trồng dược liệu là một khái niệm mới đối với bà con nơi đây, ban đầu để bà con yên tâm thì hợp tác xã đã đầu tư toàn bộ giống cây, cũng như phân bón và ký hợp đồng cam kết thu mua với người dân. Đến nay, người dân đã hoàn toàn yên tâm mở rộng diện tích gieo trồng, nhờ có hợp tác xã mà đời sống của bà con xã nghèo đang dần được cải thiện.

Nhớ lại những ngày đầu gian khó, Lá Văn Duy chia sẻ: “Hợp tác xã mới đi vào hoạt động hơn 1 năm, ban đầu cũng lắm khó khăn bởi bà con chưa hiểu, hợp tác xã đã phải vận động làm thử nghiệm rất nhiều bà con mới nghe theo. Hiện, chỉ với khoảng 10ha đất trồng dược liệu, dự kiến vào năm 2025 sẽ có khoảng 40ha trồng cây dược liệu..."

Anh Duy nhẩm tính, "Tính ra mỗi năm, hợp tác xã bao tiêu cho bà con 50 tấn dược liệu với mức giá ổn định, cao hơn thị trường. Ngoài ra, còn phân công cán bộ chuyên môn hỗ trợ bà con kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và cách thu hoạch hợp lý để cây sinh trưởng tốt, thu hái được nhiều vụ trong năm…”, Lá Văn Duy nói.

Để phát triển và lợi nhuận như ngày hôm nay, những “ông chủ” của Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường đã phải vắt óc, lăn lộn khắp nơi để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Trước tiên, để sản phẩm đạt chất lượng và có uy tín, anh Duy và cộng sự đã đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại bậc nhất trong các hợp tác xã nông nghiệp ở Nghệ An như: máy lọc nước, bể rửa, máy sấy nhiệt, máy sấy lạnh, máy nấu cao, máy nghiền bột, máy khử khuẩn, máy ép màng, đóng nắp...Công nhân làm việc tại nhà xưởng của hợp tác xã đều được trải qua tập huấn về ý thức kỉ luật, cũng như quy trình kỹ thuật. Và công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu trồng và chăm sóc nguyên liệu, đến việc sơ chế, sản xuất, đóng gói đưa ra thị trường.

Sản phẩm làm ra được, chàng trai trẻ người Thái – Lá Văn Duy cùng 2 người em lại tìm hướng liên kết với một số doanh nghiệp dược để tiêu thụ sản phẩm, rồi 3 anh em Duy mang sản phẩm đi tham gia, giới thiệu tại nhiều hội chợ, triển lãm nông nghiệp và y dược từ Bắc chí Nam.

Ông Chu Ngọc Tân cho biết, "Xác định dược liệu là những loại cây có giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển mạnh diện tích trồng cây dược liệu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, cây dược liệu đang được chính quyền địa phương quy hoạch, mở rộng. Ban đầu là trồng trong vườn nhà, nếu hiệu quả tốt sẽ nhân rộng ra các vườn đồi, vùng đất cao cưỡng, trồng dưới tán rừng…”, ông Tân cho biết thêm.

Ông Trương Ngọc Bình - Phó Phòng nông nghiệp huyện Quỳ Hợp cho rằng, việc phát triển các vùng trồng dược liệu trên địa bàn và hình thành mối liên kết giữa người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên địa bàn huyện khoảng trên dưới 10ha.

Diện tích các loại cây dược liệu ngày càng tăng ở Quỳ Hợp không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển nhiều loại dược liệu quý của địa phương mà còn tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng trăm hộ dân. Đồng thời, hình thành mối liên kết 4 nhà trong phát triển sản xuất dược liệu thông qua việc thành lập các hợp tác xã , tổ hợp tác vệ tinh trong phát triển dược liệu.

Tuy nhiên để khai thác hiệu quả, phát triển bền vững nguồn dược liệu của địa phương cần hoàn thiện hơn nữa quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng cụ thể đến từng cây, từng vùng và từng doanh nghiệp. Về phía các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hợp tác xã , tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào phát triển dược liệu. Cần làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu. Đồng thời, mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân, trồng sản xuất cây dược liệu theo tiêu chuẩn để có dược liệu vừa sạch, vừa có tiêu chuẩn chất lượng cao.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'