Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghệ An: Bảo tồn cây dược liệu, tạo sinh kế cho đồng bào vùng cao

Bài 2: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng - sinh kế mới của đồng bào vùng cao

Nhiều huyện miền núi Nghệ An phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, bắt đầu mang lại hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân.

Tiềm năng từ tự nhiên

Tại nhiều huyện miền núi Nghệ An, mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, bắt đầu mang lại hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho đồng bào vùng cao.

Với địa hình đa dạng và phức tạp, nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, Nghệ An có tới gần 1.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Xác định phát triển dược liệu là một trong những hướng đi quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đang tập trung thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến để đánh thức tiềm năng từ cây dược liệu.

Bài 2: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng - sinh kế mới của đồng bào vùng cao
Nghệ An có tới gần 1.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Tại huyện miền núi Kỳ Sơn, với điều kiện tự nhiên đặc thù. Nhiều xã như Na Ngoi, Mường Lống, Tây Sơn… có khí hậu quanh năm mát mẻ, rất phù hợp với sự phát triển một số cây dược liệu. Lâu nay, người dân nơi đây đã tự trồng các loại cây dược liệu như Giảo cổ lam, Sâm Thất diệp nhất chi hoa, Sâm Puxailaileng, Tam thất, Đẳng sâm… cho kết quả tích cực song quy mô còn nhỏ lẻ. Chính vì thế, việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng không chỉ giúp bà con có thêm thu nhập mà còn tránh được tình trạng người dân phá rừng làm nương rẫy.

Kỳ Sơn hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển kinh tế từ trồng cây dược liệu sạch. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với chăn nuôi đại gia súc và có các loại cây trồng lâm nghiệp và các loại nông sản và dược liệu. Tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Công ty CP Dược liệu Mường Lống đã trồng được trên 200.000 khóm lan thạch hộc tía với phương thức gắn trên các cây rừng trên diện tích rừng 13,0ha, hiện nay lan phát triển tốt, 5ha cây tam thất bắc, 1,3ha đẳng sâm, gần 1.000 cây chè hoa vàng được một năm tuổi dưới tán rừng thưa. Ngoài ra công ty còn triển khai trồng một số cây dược liệu quý như: Sâm Fuxailaileng 1.000 cây, lan kim tuyến 5.000 cây, sâm bảy lá một hoa 500m2, đương quy nhật 500m2…

Công ty cũng trồng thử nghiệm một số cây như sâm ngọc linh bằng hạt và bằng củ giống,… Tại Mường Lống đã trồng 17,8 ha dổi, 2.000m2 tam thất bắc, 2ha giảo cổ lam, 3ha chè shan tuyết, 1ha đương quy Nhật, 1,2ha đẳng sâm, 0,5ha đan sâm, các loại tía tô, cúc hoa, chùa dù, nhân trần, nghệ đen, gừng đen, tam thất bắc, hà thủ ô đỏ, huyền sâm, sa nhân, lan thạch hộc… Công ty hiện đang trong quá trình xây dựng một khu bảo tồn trồng các loại cây dược liệu, đến nay đã trồng được trên 40 loại dược liệu khác.

Hay tại bản Chàm, xã Hạnh Dịch, thuộc huyệnQuế Phong, được chọn làm điểm để phát triển cây quế, bà con dân bản rất trồng chờ, đón đợi và phấn khởi khi được đón nhận cây về trồng mới. Bởi, việc trồng mới cây quế, một mặt là để phục hồi giống cây dược liệu vốn nức tiếng khắp xa gần, mặt khác là để giúp người dân mở hướng thoát nghèo khi mà cả bản có 81 hộ thì có đến 50 hộ nghèo.

Không chỉ cây quế, nhiều năm nay cây chè hoa vàng đang được phát triển mạnh ở Quế Phong, với sản phẩm trà hoa vàng sấy khô trị giá 2-3 triệu đồng/kg. Là cây dược liệu tự nhiên tập trung nhiều trong vùng rừng núi các xã Quế Sơn, Mường Nọc, Châu Kim, Đồng Văn... nhưng do có giá trị kinh tế cao nên cây chè hoa vàng đã tạo ra nhu cầu đưa cây từ rừng về vườn đồi, vườn nhà và đang được lai ghép giống thành công.

Trồng dược liệu dưới tán rừng bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu

Mới đây, dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” - do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc tài trợ với tổng kinh phí hỗ trợ lên đến 5 tỷ đồng đã được khởi động ở huyện vùng cao Tương Dương.

Dự án được tiến hành thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2024, trên địa bàn 6 bản thuộc 2 xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là xã Yên Hòa và xã Nga My của huyện Tương Dương. Mục tiêu của dự án là tăng cường các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý dưới tán rừng, như Khôi Nhung, Trà Hòa Vàng, Ba Kích Tím, Sa nhân… đồng thời nâng cao thu nhập và năng lực cho cộng đồng sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng, giảm thiểu áp lực lên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.

Bài 2: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng - sinh kế mới của đồng bào vùng cao
Do có giá trị kinh tế cao nên cây chè hoa vàng đã tạo ra nhu cầu đưa cây từ rừng về vườn đồi, vườn nhà và đang được lai ghép giống thành công.

Việc trồng, phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn những nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương thay đổi tư duy, tập tục sản xuất cũ, có hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển cây dược liệu ở Nghệ An vẫn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng.

Theo ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, để phát triển cây dược liệu ở Nghệ An nói chung, trong Khu dự trữ sinh quyển miền Tây nói riêng cần triển khai cả hai hướng: bảo tồn và khai thác có kế hoạch dược liệu trong tự nhiên; phát triển dược liệu dưới tán rừng và trồng tập trung một số loại cây dược liệu cho phép. Như vậy vừa tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, vừa khuyến khích bà conbảo vệ rừng, đồng thời tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để đạt được mục tiêu này, địa phương còn cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa, đặc biệt là phải đẩy mạnh liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp và nhà nông). Trong đó, doanh nghiệp phải giữ vai trò then chốt trong hình thành chuỗi khép kín từ khâu chăm sóc, bảo quản, chế biến...

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 3 dự án lớn được đầu tư phát triển theo hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, với quy mô gần 2.000 ha, trong đó, có nhiều loại cây dược liệu quý hiếm. Điều này đang mở ra nhiều triển vọng trong việc nâng cao giá trị cây dược liệu, tạo sinh kế bền vững, định canh, định cư ổn định cho người dân, nhất là tại các huyện miền Tây của tỉnh.

Trong kế hoạch, Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để có thể đạt mục tiêu này, đưa dược liệu trở thành thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nâng cao đời sống người dân, nhất là ở các vùng còn khó khăn; ngoài tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, phát triển vùng nguyên liệu, có cơ chế đặc thù khuyến khích doanh nghiệp và người sản xuất dược liệu, thì tỉnh cũng cần quan tâm bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý, ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao để phát triển và mở rộng các loại có giá trị.

Đề án “Quy hoạch phát triển tổng thể dược liệu của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được xem là một bức tranh toàn cảnh về phát triển dược liệu trên địa bàn Nghệ An, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của vùng và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực trong tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển của Trung ương. Từ quy hoạch này cùng với sự hỗ trợ của địa phương, sự nhanh nhạy và quyết tâm của các tập đoàn lớn, công ty, hứa hẹn Nghệ An là điểm sáng trong cả nước về dược liệu dưới tán rừng, góp phần bảo vệ rừng, sống dựa vào rừng làm cho rừng giàu có.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề cho vụ lúa hè thu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu lập đoàn kiểm tra thực tế tình hình thu hoạch lúa.
Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các phương án để ứng phó, trong đó chú trọng công tác di dân đến nơi an toàn.
Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Theo UBND TP. Cần Thơ, trên địa bàn thành phố có 63 dự án đã hoàn thành nhưng chưa nộp hồ sơ quyết toán với tổng khối lượng đã nghiệm thu 6.685 tỷ đồng.
Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa được đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 1.000 ha.
Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Mục tiêu đến năm 2045, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trở thành động lực thúc đẩy Lạng Sơn thành thành phố biên giới xanh gắn với cửa khẩu thông minh

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 hiện đang giữ hàng loạt kỷ lục đặc biệt, chưa từng có so với các năm trước về trọng lượng, thời gian nuôi dưỡng các "ông trâu"...
Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.
Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa to, gió lớn đã làm tốc mái hàng chục mái nhà, nhiều cây cối, tài sản khác bị hư hại.
Cận cảnh sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 ở Hoà Bình

Cận cảnh sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 ở Hoà Bình

Khoảng 1h sáng 19/9 đã xảy ra vụ sập cầu trên đường tỉnh 445 thuộc tổ 2, phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở đất ở các huyện miền núi nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Không chỉ địa phương mà các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nguy cơ sạt lở, Quảng Nam di dời khẩn cấp 51 hộ dân ngay trong đêm

Nguy cơ sạt lở, Quảng Nam di dời khẩn cấp 51 hộ dân ngay trong đêm

Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) di dời 51 hộ dân với 164 nhân khẩu ở các điểm dân cư có nguy cơ sạt lở cao về nơi trú ẩn an toàn.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát động thi đua chung tay khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát động thi đua chung tay khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai phát động Đợt thi đua 'Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3' trên địa bàn.
Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 sẽ diễn ra 03 ngày, từ ngày 27/9/2024 đến 29/9/2024 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Hoà Bình: Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445

Hoà Bình: Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445

Khoảng 1h sáng ngày 19/9, đã xảy ra vụ sập cầu trên đường tỉnh 445 thuộc tổ 2, phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Vì sao Công ty TNHH Cosco Shiping Lines chưa được tiêu huỷ lốp xe cũ thu hồi container?

Vì sao Công ty TNHH Cosco Shiping Lines chưa được tiêu huỷ lốp xe cũ thu hồi container?

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản phản hồi về đề nghị tiêu huỷ lốp xe cũ, thu hồi vỏ container của Công ty TNHH Cosco Shiping Lines Việt Nam.
Thái Bình quyết tâm trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư

Thái Bình quyết tâm trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư

Tỉnh Thái Bình tập trung tháo gỡ các khó khăn, hạn chế trong công tác thu hút đầu tư, quyết tâm biến tỉnh trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư.
Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Trước nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, người dân thành phố Đà Nẵng chủ động chèn chống nhà cửa để đảm bảo an toàn.
Quảng Trị: Chuẩn bị cho các phương án ứng phó thiên tai

Quảng Trị: Chuẩn bị cho các phương án ứng phó thiên tai

Tỉnh Quảng Trị đã lên nhiều tình huống và phương án đối phó với thiên tai, UBND tỉnh cũng đã trích ngân sách của tỉnh hơn 4,5 tỷ đồng để dự trữ hàng hoá.
Bình Thuận: Phổ biến quy định về kiểm dịch với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU

Bình Thuận: Phổ biến quy định về kiểm dịch với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU

Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II Bình Thuận tổ chứctập huấn quy định về kiểm dịch thực vật đối với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU.
Quảng Nam: Mưa lớn, học sinh nghỉ học ngày 19/9

Quảng Nam: Mưa lớn, học sinh nghỉ học ngày 19/9

Học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nghỉ học ngày 19/9 để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lũ.
TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi phần diện tích đất mà Công ty Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco đang sử dụng vào ngày 25/9.
Đà Nẵng: Cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa

Đà Nẵng: Cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa

TP. Đà Nẵng chốt chặn và cấm người và các phương tiện lưu thông trên tuyến đường Hoàng Sa từ 17h00 ngày 18/9 để đảm bảo an toàn.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Nghệ An phải ra công điện khẩn

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Nghệ An phải ra công điện khẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa có Công điện số 37 ngày 18/9/2024 về việc chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động