Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhiều bất cập sau sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp ở Tây Nguyên theo Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị:

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Trong bối cảnh nguy cơ mất rừng luôn hiện hữu, các cấp ngành cần sớm sửa đổi chính sách quản lý, bảo vệ rừng mới mong giữ chân cán bộ kiểm lâm.
Bài 1- Vì sao “tụt dốc” sau khi sắp xếp lại?

Công việc của hàng nghìn quản lý bảo vệ rừngTây Nguyên hết sức nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm rình rập. Thế nhưng, chế độ, lương bổng cho lực lượng bảo vệ rừng thì chưa tương xứng, thậm chí được ví là “ăn cám" để "giữ vàng”. Trong bối cảnh nguy cơ mất rừng luôn hiện hữu, các cấp ngành cần sớm thay đổi chính sách quản lý, bảo vệ rừng, mới mong giữ chân cán bộ ngành lâm nghiệp hiện tại và tuyển dụng thêm nguồn nhân lực.

Loay hoay thử nghiệm phương án tạo nguồn thu

Để có kinh phí trang trải cho hoạt động của đơn vị, cải thiện đời sống người lao động, nhiều công ty đã có những tính toán, xây dựng cho mình lối đi riêng trong việc phát triển kinh tế rừng. Thế nhưng, tất cả chỉ mới dừng lại ở mức vừa làm, vừa thử nghiệm chứ chưa có đơn vị nào dám khẳng định là sẽ thành công.

Hiện nay, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đại Thành, ở tỉnh Đắk Nông đã cố gắng xoay xở, hoạt động sản xuất. Nói về chuyện làm kinh tế của công ty, ông Phan Bá Nhã, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty cho biết, hiện nay, việc khai thác từ rừng chỉ có tre nứa, lồ ô, nhưng số lượng không đáng kể, sau khi trả hết chi phí chỉ còn khoảng 15% lợi nhuận với hơn 100 triệu đồng.

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn
Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên phối hợp với người dân trồng cây mắc ca để nâng độ che phủ của rừng, cải thiện đời sống của người dân, hạn chế họ tác động đến rừng tự nhiên

Đơn vị cũng đã tính đến chuyện trồng cây dược liệu nhưng không có vốn để thực hiện, “tay không khó bắt được giặc".

Bên cạnh đó, từ khi chuyển từ mô hình lâm trường sang công ty, đơn vị đã trồng được 147ha các loại xà cừ, keo… Nguồn vốn để trồng rừng là do công ty tự bỏ ra nhưng hiệu quả thu về thấp".

Theo ông Nhã, từ trước đến nay, đơn vị đã thử thêm việc phát triển chăn nuôi khoảng 120 bò. Thế nhưng, việc duy trì phát triển là không hề đơn giản bởi rừng của đơn vị là rừng khộp nên mùa khô nơi đây không có nước, cỏ cây, thức ăn cho đàn bò.

Việc khai thác du lịch cũng không mấy khả thi do khu vực rừng của đơn vị quản lý là vùng biên giới. "Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chỉ ở mức vừa làm, vừa thử nghiệm, chưa thay đổi được cục diện khó khăn của đơn vị", ông Nhã khẳng định.

Trước đây, thời còn lâm trường, Công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên là đơn có đội xây dựng, trại chăn nuôi bò, xưởng chế biến gỗ. Thế nhưng, hiện nay, nguồn thu chính của công ty là từ nguồn dịch vụ môi trường rừng và nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu để khai thác lâm sản phụ (cây lồ ô) và đang liên kết với Công ty Vạn Thương Sài Gòn để tiến tới xây dựng nhà máy.

Ngoài ra, công ty cũng đang hướng tới việc xây dựng mô hình sinh thái. Trong đó, đơn vị đã định hình được các danh lam, thắng cảnh và đang xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái.

Chia sẻ về những việc đã làm được, ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cho biết, thời gian qua đơn vị đã phát triển kinh tế rừng theo hướng nông-lâm kết hợp.

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Người lao động Công ty Đầu tư Đại Thành nấu rượu để thiện thu nhập

Theo đó, công ty đã liên kết hỗ trợ cây giống như: Mắc ca, điều, giổi, cao su... để người dân địa phương trồng trên những diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Đến nay, công ty đã trồng được hơn 600ha mắc ca, cao su, điều... Đến khi diện tích cây trồng này cho thu hoạch, công ty chỉ thu lại khoảng 10% phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Theo ông Bình, nếu mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp thành công, đơn vị sẽ chủ động phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến, liên kết tìm đầu ra cho người dân.

Đối với việc phát triển nông lâm nghiệp thì lợi ích chủ yếu mang lại vẫn là danh cho người dân. Công ty chỉ mong phủ được đất trống đồi trọc, xây dựng được vàng đai, hạn chế người dân tác động đến vùng lõi rừng tự nhiên.

"Tuy nhiên, đối việc sản xuất nông nghiệp thì bấp bênh về mặt giá cả, đầu ra, nên công ty cũng chưa giám khẳng định sẽ thành công. Với công ty thì nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là quản lý bảo vệ rừng là cốt lõi chứ chưa dám nghĩ nhiều tới việc làm kinh tế”, ông Bình khẳng định.

Đắk Lắk chỉ rõ bất cập, đề nghị cải cách chính sách

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Cần sớm thay đổi chính sách để giữ rừng cho Tây Nguyên

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, Điều 32, Luật Lâm nghiệp quy định Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong giai đoạn đóng cửa rừng tự nhiên.

Mặt khác, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12/3/2014 cũng xác định đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chưa khai thác thì thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ công ích theo phương thức Nhà nước đặt hàng.

Thế nhưng, trên thực tế những năm qua Nhà nước chưa quy định cụ thể nội dung này và chưa cấp đủ kinh phí để thực hiện bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất trong giai đoạn đóng cửa rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Điều đáng nói, Nhà nước cũng chưa có chính sách đặt hàng bảo vệ rừng tự nhiên nghèo theo Nghị quyết số 30-NQ/TW cho các đơn vị chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được giao rừng sản xuất, các doanh nghiệp cho thuê rừng tự nhiên sản xuất...

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn
Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Người giữ rừng ở Tây Nguyên đang phải làm việc trong môi trường khó khăn, vất vả

Thực tế, Chính phủ mới chỉ có chính sách hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 với mức hỗ trợ là 300.000 đồng/ha/năm.

Mức hỗ trợ này là quá thấp so với nhu cầu thực tế, không đảm bảo để thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Do tiền ít nên việc thuê, khoán lực lượng bảo vệ rừng không đáp ứng được yêu cầu. Khi lực lượng bảo vệ rừng mỏng, yếu, chế độ rất thấp, dẫn đến nhiều diện tích rừng bị chặt phá, xâm hại trái phép.

Nếu so với định mức quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về định mức kinh tế kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng, trong điều kiện bảo vệ bình thường là 7,28 công/ha/năm. Khi đó, kinh phí bảo vệ rừng tương đương gần 1,3 triệu đồng/ha/năm.

Do đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ Ngân sách Trung ương với mức tối thiểu 1,3 triệu đồng/ha/năm.

Phan Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Tin cùng chuyên mục

Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Nóng: Bà Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam

Nóng: Bà Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam

Bộ Nội vụ không thanh tra các đơn vị nào năm 2024?

Bộ Nội vụ không thanh tra các đơn vị nào năm 2024?

Toyota Việt Nam ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

Toyota Việt Nam ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

11 cơ sở y tế và dược phẩm tại Hà Nội nhận án phạt nặng, 2 đơn vị bị đình chỉ

11 cơ sở y tế và dược phẩm tại Hà Nội nhận án phạt nặng, 2 đơn vị bị đình chỉ

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng 'tiếp' 3.000 lít nhiên liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn sau bão Yagi

Những trường hợp nào được tăng lương hưu tiếp theo vào năm 2025?

Những trường hợp nào được tăng lương hưu tiếp theo vào năm 2025?

Thuỷ điện Hoà Bình đóng cửa xả cuối cùng vào trưa 24/9

Thuỷ điện Hoà Bình đóng cửa xả cuối cùng vào trưa 24/9

Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Bảo Thắng: Thiệt hại hơn 300 tỷ đồng, tập trung chăm lo đời sống đồng bào sau mưa bão

Bảo Thắng: Thiệt hại hơn 300 tỷ đồng, tập trung chăm lo đời sống đồng bào sau mưa bão

Khói thuốc lá: Nguy hiểm rình rập sau khi tàn thuốc

Khói thuốc lá: Nguy hiểm rình rập sau khi tàn thuốc

Thêm tai nạn kinh hoàng giữa xe khách và xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Thêm tai nạn kinh hoàng giữa xe khách và xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/9/2024: Bắc Bộ trời nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/9/2024: Bắc Bộ trời nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết biển ngày 24/9/2024: Áp thấp nhiệt đới sát Biển Đông, mưa dông, biển động

Dự báo thời tiết biển ngày 24/9/2024: Áp thấp nhiệt đới sát Biển Đông, mưa dông, biển động

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, trưa chiều trời nắng sau chuỗi ngày mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, trưa chiều trời nắng sau chuỗi ngày mưa

Xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn: Học hỏi kinh nghiệm từ Israel

Xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn: Học hỏi kinh nghiệm từ Israel

Các trường thuộc Bộ Công Thương sửa chữa thiết bị, máy móc giúp người dân vùng lũ lụt

Các trường thuộc Bộ Công Thương sửa chữa thiết bị, máy móc giúp người dân vùng lũ lụt

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội chỉ đạo nóng sau phản ánh của Vuasanca
 về tiết học có

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội chỉ đạo nóng sau phản ánh của Vuasanca về tiết học có ''đường lưỡi bò''

Xem thêm