Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhiều bất cập sau sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp ở Tây Nguyên theo Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị:

Bài 1- Vì sao “tụt dốc” sau khi sắp xếp lại?

Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị nhưng đến nay sau 8 năm hầu hết đều bị “tụt dốc”?
Quy định nhà nước giữ 65% cổ phần công ty lâm nghiệp: Thiếu khả thi

Mục tiêu chưa đạt được, nhiều vướng mắc đặt ra

Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 (ngày 12/3/2014) của Bộ Chính trị và Nghị định 118 của Chính phủ.

Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị nêu rõ: "Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; sản xuất nông, lâm nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hoá. Chuyển các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước nông, lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh sang công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách phù hợp để các công ty nông, lâm nghiệp hoạt động công ích hoàn thành nhiệm vụ được giao".

"Xây dựng các công ty nông, lâm nghiệp trở thành trung tâm liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp, trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ và văn hoá đối với nhân dân trong vùng; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân; không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người trồng rừng và người làm công tác quản lý, phát triển rừng; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại các địa phương và sự nghiệp phát triển chung của đất nước".

Thế nhưng những mục tiêu nêu trên đến nay, sau 8 năm triển khai nghị quyết, nếu nhìn từ thực tiễn các công ty lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên cho thấy, mục tiêu không đạt được bởi quá nhiều vướng mắc, bất cập cần giải quyết.

Mặc dù sở hữu nguồn vốn lớn là đất đai, cây rừng… thế nhưng, sau khi sắp xếp, đổi mới, hầu hết các công ty lâm nghiệp đều chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có đơn vị còn rơi vào cảnh trị trệ, sa lầy, bết bát. Nguyên nhân được xác định là thiếu vốn sản xuất, bộ máy cồng kềnh chưa phụ hợp, kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng chưa tương xứng với công lao động của người giữ rừng…

Hiện nay, tất cả các lâm trường trước đây đã được chuyển đổi thành các Công ty lâm nghiệp một hoặc hai thành viên khác nhau. Thế nhưng, dù bất cứ mô hình nào thì cũng đang tồn tại những bất cập, lực cản, thậm chí nhiều đơn vị còn rơi vào cảnh trì trệ, bết bát hơn trước.

Công ty hai thành viên giậm chân tại chỗ

Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (Đắk Lắk) có hai thành viên góp vốn, với 40 cán bộ, công nhân viên. Trong đó, tư nhân góp vốn điều lệ 66%, Nhà nước 34%. Mặc dù có đơn vị thứ 2 góp vốn nhưng làn gió mới này chưa đóng góp nhiều cho sự việc thay đổi diện mạo công ty.

Ông Dương Văn Sơn, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm cho biết, từ khi có sự tham gia của thành viên thứ 2, bên nắm giữ cổ phần lớn nhất đã trình phương án kinh doanh như chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, kinh doanh dưới tán rừng... để phát triển kinh tế.

Mặc dù nguồn vốn đất đai lớn, không bị tranh chấp với người dân nhưng Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm chưa triển khai được dự án kinh tế nào. So với thời còn lâm trường thì nguồn thu của đơn vị đã giảm sút mạnh, chỉ còn khoảng 2 tỉ đồng/năm từ một ít vườn cà phê và tiền ngân sách cấp giữ rừng được Nhà nước chi trả hàng năm.

Bài 1- Vì sao “tụt dốc” sau khi sắp xếp lại?
Từ khi chuyển sang mô hình công ty 2 thành viên, Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm chưa có hoạt động kinh tế gì nổi bật, kho xưởng từ thời lâm trường bị hư hỏng, xuống cấp, bỏ hoang phế

Từ khi có thành viên thứ 2 góp vốn là lương của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị được chi trả kịp thời. Tuy nhiên, việc tăng lương theo hệ số nhà nước quy định thì vẫn chưa thực hiện được.

Hiện nay, mức thu nhập của Tổng giám đốc Công ty khoảng 10 triệu, Giám đốc lâm trường khoảng 7 triệu, công nhân khoảng 4,5 triệu - 5 triệu. Mức thu nhập này còn quá thấp, chưa bảo đảm đời sống của người lao động.

Theo ông Sơn, thành viên thứ 2 đang sử dụng tiền túi để trang trải, bù lỗ cho các hoạt động của công ty như đóng thuế doanh nghiệp, chi phí hoạt động bộ máy... chứ chưa mang về được lợi nhuận.

"Như vậy, việc thành viên thứ 2 bỏ tiền túi để trả lương cho nhân viên, nộp thuế cho doanh nghiệp không phải là sự phát triển bền vững. Bởi doanh nghiệp chỉ phát triển bền vững khi hoạt động sản xuất, tự mình nuôi mình” - ông Sơn khẳng định.

Nhiệm vụ chính của các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên chủ yếu là tuần tra, bảo vệ rừng
Nhiệm vụ chính của các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên chủ yếu là tuần tra, bảo vệ rừng

Qua thực tế ở Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm cho thấy, mặc dù là “chủ rừng”, nhưng khi doanh nghiệp triển khai trồng cây dược liệu, mở đường đi hoặc đụng đến một vài cây rừng còn sót lại trên diện tích đất sản xuất... thì phải xin ý kiến của nhiều cơ quan chức năng.

Nhìn chung, từ khi chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên, đơn vị đang vướng nhiều về cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng đất rừng.

Công ty lâm nghiệp một thành viên… "tuột dốc"

Ở các công ty lâm nghiệp một thành viên thì hoạt động kinh tế cũng không có gì khá hơn, thậm chí còn được ví là "tuột dốc không phanh". Đơn cử như Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Đại Thành, ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) từng là cánh chim đầu đàn thời kỳ lâm trường.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Đại Thành đang quản lý hơn 18.000ha rừng và đất rừng, với 46 cán bộ, công nhân viên. Quản lý diện tích rừng lớn nhưng đơn vị này đang trông nhờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước để "cầm cự" trả lương cho cán bộ, công nhân viên.

Những tháng mùa khô, khi nguy cơ cháy rừng cao thì ông Phan Bá Nhã, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Đại Thành đang cùng cán bộ, người lao động đi tuần tra, phòng chống cháy rừng và đối phó, ngăn chặn lâm tặc đốn gỗ.

Dàn máy móc tiền tỷ từ thời lâm trường nay đã phủ kín bụi ở Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Đại Thành vì không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh
Dàn máy móc tiền tỷ từ thời lâm trường nay đã phủ kín bụi ở Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Đại Thành vì không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo ông Phan Bá Nhã, từ năm 2016, doanh nghiệp cải tổ lại bộ máy, củng cố mô hình tổ chức kinh doanh, lao động sản xuất theo phương án sắp xếp, đổi mới của Bộ Chính trị, Chính phủ. Mặc dù hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp nhưng công ty chưa có hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đáng kể. Nhiệm vụ chủ yếu của lãnh đạo đơn vị và nhân viên là tập trung quản lý bảo vệ rừng.

Chia sẻ về việc làm kinh tế của đơn vị, ông Phan Bá Nhã chỉ tay về hướng dàn máy móc chế biến gỗ tiền tỉ đã “đắp chiếu” nhiều năm nay. Ông Nhã cho biết, trước đây khi còn được khai thác gỗ thì đơn vị sử dụng nguồn lợi nhuận từ bán gỗ và chế biến lâm sản để đầu tư cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng, lương thưởng.

Sau khi đóng cửa rừng, nguồn thu của đơn vị hiện nay chủ yếu là tiền hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng với mức 450 ngàn đồng/ha/năm do Nhà nước chi trả. Ngoài ra, hàng năm đơn vị còn có thêm khoản lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với tổng nguồn thu của đơn vị khoảng 7,3 tỉ đồng, trong khi đó, nhu cầu về chi phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo về rừng, phòng chống cháy rừng lớn hơn nhiều so với mức Nhà nước đang hỗ trợ và số tiền đơn vị đang thu được. Do đó đời sống, mức thu nhập của cán bộ, công nhân viên... thấp hơn nhiều so với thời kỳ còn lâm trường.

Chia sẻ về hoạt động kinh tế ở các công ty lâm nghiệp, ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông thừa nhận, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 7 công ty lâm nghiệp đang quản lý diện tích rừng và đất rừng rất lớn.

"Thế nhưng, hầu hết các công ty lâm nghiệp trên địa bàn có rất ít hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, chưa phát huy được giá trị kinh tế rừng. Hoạt động của các công ty lâm nghiệp vẫn là quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao" - ông Dần cho biết.

Còn nữa...

Chí Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix giúp Hùng Nhơn hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn Halal.
Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống vào năm 2050.
Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Sáng 24/10, diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hiện có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, trong đó có 262 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông thôn mới chỉ đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao.
Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế ban hành nhiều kế hoạch, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘bủa vây’ mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng, trong đó khó khăn lớn nhất là việc áp dụng Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với chủ đầu tư Dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai và nghe báo cáo kết quả triển khai tại dự án này.
Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Vốn, đất đai và thị trường là những lĩnh vực còn tiềm ẩn khó khăn mà nhiều nông dân vẫn đang phải đối mặt.
Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Việc bắt tay với đối tác ngoại thực hiện chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao đã và đang giúp Hùng Nhơn khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Nhiều mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang tại TP. Đà Nẵng bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần chống hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai.
Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Đã xác định được nguyên nhân hàng nghìn con giun đất chui lên mặt đất, bò lổm ngổm ngay tại mặt ruộng, thành từng búi, cuộn vào nhau tại Hàm Yên, Tuyên Quang.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nước ta quá chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng doãng ra. Cản trở chính là nhận thức.
Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Trong khi chờ đến năm 2028, Việt Nam hình thành thị trường các bon chính thức thì nhà nước cần có bước đi linh hoạt để định hình thị trường.
Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Hội thảo quốc gia “Đất và Phân bón” lần 1-2024

Hội thảo quốc gia “Đất và Phân bón” lần 1-2024

Nhiều giải pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động