Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bão Noru: Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn, chủ động ứng phó

Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh đã có Công điện khẩn yêu cầu các ngành, địa phương triển khai các giải pháp chủ động ứng phó trước khi bão Noru vào đất liền.
Bão số 4 – bão NORU rất mạnh, cảnh báo giông lốc ở nhiều nơi Nghệ An: Thủy điện Châu Thắng, Bản Cốc và Hủa Na vận hành điều tiết hồ chứa

2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đã ban hành công điện khẩn yêu cầu ngành chức năng cùng các địa phương lên phương án ứng phó với bão Noru và mưa lớn có thể gây ngập lụt, sạt lở đất.

Ngày 25/9, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cho biết, các đơn vị này vừa ban hành công điện khẩn về việc tập trung ứng phó bão Noru.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thông tin, địa phương này đã có văn bản chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra những nơi nguy cơ cao ngập lụt, cũng như công trình trọng yếu, hồ chứa nước. Ngay trong chiều nay tỉnh Nghệ An sẽ họp trực tuyến chỉ đạo cụ thể từng nội dung. Hiện nay các phương án ứng phó cơ bản được triển khai đồng bộ, chặt chẽ.

Bão Noru: Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn, chủ động ứng phó
2 tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào trách bão Noru.

Trước đó, tại Công điện số 08/CĐ-BC, tỉnh Nghệ An yêu cầu quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, theo dõi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ phương tiện để kêu gọi, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản; các tàu vận tải, tàu du lịch; công trình đang thi công. Khẩn trương tổ chức chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển, đê cửa sông nhất là các vị trí xung yếu hoặc đang thi công; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt.

Chủ động chỉ đạo thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Nghiêm cấm người dân vớt củi, đánh bắt cá... trên sông, suối, hạ lưu hồ đập khi đang có mưa lũ để tránh thiệt hại về người.

Theo báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, đến cuối ngày 24/9, đã có 2.836 phương tiện tàu thuyền và 12.601 lao động đang neo đậu tại bến. Số phương tiện đang hoạt động trên biển: 512 phương tiện/ 3.196 lao động. Không có phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm. Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã được cơ quan thông tin duyên hải thông báo về vị trí, hướng đi của bão Noru và giữ thông tin liên lạc thường xuyên để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Bão Noru: Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn, chủ động ứng phó
Tàu thuyền của ngư dân về neo đậu tránh bão.

Tại tỉnh Hà Tĩnh - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương này yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương tổ chức kiểm đếm theo dõi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để kêu gọi, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, cảnh báo và thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh. Sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại các khu vực ven biển, thấp trũng, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập… có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

Nếu địa phương, đơn vị nào không tổ chức kiểm tra và triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai để xảy ra sự cố do thiếu trách nhiệm thì chủ tịch UBND cấp huyện và thủ trưởng đơn vị quản lý phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Theo số liệu từ cơ quan chức năng tinh Hà Tĩnh, đến thời điểm hiện tại, đa số các tàu thuyền của ngư dân địa phương đã vào các nơi neo đậu để tránh trú bão an toàn. Cụ thể, tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cảng Cửa Sót (H.Lộc Hà) có 185 tàu thuyền nội tỉnh và 38 tàu thuyền ngoại tỉnh; tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội (H.Nghi Xuân) có 57 tàu thuyền; khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng (H.Cẩm Xuyên) có 103 tàu thuyền.

Mặc dù tỉnh Hà Tĩnh được dự báo không nằm trong tâm bão Noru đi qua, tuy nhiên theo Đài Khí tượng thủy văn địa phương này, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên khoảng ngày 27 - 29.9, toàn khu vực trên địa bàn tiếp tục xảy ra 1 đợt mưa to đến rất to trên diện rộng. Nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở trung du và vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp và khu đô thị.

Tỉnh Nghệ An hiện có 1.061 hồ, đập lớn nhỏ, tính đến ngày 24/9, có 225 hồ đầy nước; số hồ, đập còn lại đạt từ 40% đến 70% dung tích. Các công trình hồ, đập đều đang được các địa phương, đơn vị triển khai vận hành theo phương án phòng, chống thiên tai được phê duyệt.

Cùng với đó tỉnh này có 22 hồ chứa thủy điện đang vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả và các hồ còn lại vận hành theo quy trình đơn hồ, tất cả đã được phê duyệt các phương án phòng chống thiên tai, phương án an toàn đập và hồ chứa.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Mưa to, gió giật mạnh từ cơn bão số 3 đổ bộ đã gây hại về cây xanh, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, về cơ bản, thông tin liên lạc vẫn đảm bảo trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Tối ngày 7/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành TT&TT Hải Dương yêu cầu DN bưu chính, viễn thông thực hiện tập trung một số nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình, tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Sau khi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ghi nhận sự chủ động, tích cực của các địa phương trong công tác phòng chống bão.
Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ cơn bão số 3 đổ bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định ráo riết thực hiện các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh sách 19 trường mầm non, 2 khách sạn, 1 công ty không bảo đảm PCCC đã đưa vào hoạt động.
Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Tại Hải Dương do ảnh hưởng của rìa xa cơn bão số 3, đêm qua và sáng sớm nay toàn tỉnh đã có mưa với lượng phổ biến dưới 10mm, gió Tây Bắc cấp 5, giật cấp 6-7.
Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 3310/UBND-KTTH hoãn hàng loạt sự kiện quan trọng.
Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3

Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3 'siêu bão Yagi'

UBND thành phố Hà Nội vừa ra công điện khẩn số 11 về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 3895-UBND/KT yêu cầu các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ứng phó với bão số 3.
Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Sáng 6/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và nhà cung ứng.
Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Từ sáng sớm ngày 6/9, đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh Nam Định khẩn trương thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với cơn bão số 3 đang đến gần.
Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu đóng hai cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước siêu bão Yagi, Hải Phòng quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9 cho đến khi siêu bão Yagi tan.
Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Sau khi sáp nhập 3 huyện phía Nam thành một huyện mới có tên Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 137 đơn vị hành chính cấp xã.
Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bão số 3 (bão Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, người dân không được chủ quan.
Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Dự báo từ đêm 6/9, vùng biển tỉnh Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, biển động dữ dội.
Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Các lượng lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai các phương án nhằm chủ động ứng phó với báo số 3 (bão YAGI).
Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố 44 vụ án với 50 bị can; xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7,6 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã có Công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động