Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bảo tồn, lưu giữ được trên 80.000 nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm

Việt Nam đã bảo tồn, lưu giữ được trên 80.000 nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm, phục vụ cho công tác chọn tạo, lai tạo các giống mới, có chất lượng tốt hơn.
Lâm Đồng: Bảo tồn đa dạng sinh học cần có những định hướng cụ thể nào? Đột phá công nghệ trong quy trình giám định ADN hài cốt liệt sĩ Khơi thông nguồn lực tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ

Khai thác sử dụng hiệu quả, phát triển nhiều nguồn gen quý hiếm

Ngày 29/7/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen giai đoạn 2015 - 2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025 - 2030".

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu

Hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia khắp cả nước trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm, thành tựu đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp, định hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình, đảm bảo sự phát triển bền vững cho thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, tại Quyết định số 1671/QĐ-TTg, ngày 29/7/2024, của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong phạm vi cả nước.

Trong thời gian qua, được sự hỗ trợ của các Bộ ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành có liên quan, nhiều mục tiêu, nội dung đặt ra trong giai đoạn 2016-2025 thuộc Chương trình đã được hoàn thành, thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

Thông qua chương trình, chúng ta đã bảo tồn, lưu giữ được trên 80.000 nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm. Đây là nguồn vật liệu vô cùng quí, phục vụ cho công tác chọn tạo, lai tạo các giống mới có năng suất, chất lượng tốt hơn, giá trị cao hơn; đã đánh giá ban đầu được gần 56.000 nguồn gen; nhiều nguồn gen được khai thác và ứng dụng trong sản xuất, đời sống như sâm ngọc linh, tôm mũ ni, cá hô, lúa bản địa chất lượng cao, cây vù hương, lợn ỉ... góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Cũng theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực tham gia vào công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý và triển khai công tác bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển nguồn gen.

Tính đến năm 2023, thông qua các nhiệm vụ bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, tổng số nguồn gen được thu thập và lưu giữ được là 80.911, trong đó, có 47.772 nguồn gen thực vật nông nghiệp, 5.768 nguồn gen cây lâm nghiệp, 7.039 nguồn gen dược liệu, 891 nguồn gen vật nuôi, 391 nguồn gen thủy sản, 19.050 nguồn gen vi sinh vật. Điển hình, Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã điều tra thu thập được trên 10.000 nguồn gen thuộc các nhóm cây trồng.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các trường đại học có khoa lâm nghiệp thời gian qua đã thu thập bảo tồn gần 2.000 nguồn gen thuộc 70 loài cây lâm nghiệp, trong đó có các nguồn gen của nhiều loài quý hiếm với 100% nguồn gen bản địa về trồng ở một số nơi địa phương như: Sơn La, Lào Cai, Ba Vì (Hà Nội), Phú Thọ, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận… Đặc biệt, trong những năm gần đây số lượng nguồn gen có giá trị làm thuốc đã được phát hiện và thu thập, bảo tồn khoảng trên 7.000 nguồn gen.

Đặc biệt, cho đến nay, chúng ta đã đánh giá ban đầu trên 55.800 nguồn gen, đánh giá chi tiết trên 14.100 nguồn gen. Bên cạnh đó, đã khai thác sử dụng hiệu quả, phát triển nhiều nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, dược liệu, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật...

Các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen đã được triển khai với trên 300 nguồn gen động, thực vật và trên 700 nguồn gen vi sinh vật, trong đó làm chủ được 178 quy trình công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống, chọn tạo giống, canh tác, nuôi và chăm sóc các nguồn gen; triển khai 129 mô hình thử nghiệm ứng dụng kỹ thuật và nhân rộng kết quả trong thực tiễn sản xuất, mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội tại nơi triển khai. Các nhiệm vụ cũng đã xây dựng được hàng trăm tiêu chuẩn cơ sở, bao gồm tiêu chuẩn đàn hạt nhân, cây trội, đàn giống, đàn sản xuất, cây con thương phẩm...

Cùng với các Bộ ngành, các địa phương cũng tích cực tham gia Chương trình đã đạt được nhiều thành tựu. Điển hình như các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ... với nhiều kết quả nổi bật, đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.

Trong đó, nhiều sản phẩm đã trở thành thành sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia như Ngọc Trai Hạ Long xuất khẩu sang Anh, Ấn Độ, Nhật bản với giá trị khoảng 6-8 tỷ đồng/năm; Trà hoa vàng Quy hoa đang đàm phán để Doanh nghiệp Hàn Quốc phân phối toàn cầu; Hồi Bình Liêu xuất khẩu đạt trên 50 tỷ đồng/năm.

Một số nguồn gen đã phát triển thành sản phẩm hàng hóa tập trung, được xây dựng và bảo hộ thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn như cam xã đoài, bưởi diễn, quýt Bắc Kạn, hồng không hạt, miến dong, vịt bầu cổ xanh, Gạo bao thai Chợ Đồn, Khẩu nua lếch Ngân Sơn, Chè shan tuyết Bằng Phúc huyện Chợ Đồn...

Cần thiết xây dựng hành lang pháp lý

Ông Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, nguồn tài nguyên sinh học trong đó có nguồn gen là tài sản quốc gia được sử dụng để phát triển công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Vì vậy, việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen có ý nghĩa quan trọng và là trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và người dân.

Bảo tồn, lưu giữ được trên 80.000 nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm
Hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen giai đoạn 2015 - 2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025 - 2030"

Với vai trò và trách nhiệm là một tổ chức khoa học công nghệ có thế mạnh trọng nghiên cứu cơ bản nói chung và về nguồn gen nói riêng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai nhiều nghiên cứu điều tra cơ bản về nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật hướng tới công tác bảo tồn, khai thác bền vững nguồn gen.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cần tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa. Điều này được khẳng định tại Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, Nghị quyết số 189/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen giai đoạn 2026-2030, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý I/2025.

Theo đó, cần tiếp tục tăng cường, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ công tác bảo tồn, lưu giữ, đánh giá nguồn gen; gia tăng nguồn lực khoa học và công nghệ nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn gen góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu, do đối tượng của Chương trình là các nguồn gen sinh vật sống nên công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục. Vì vậy, việc xây dựng hành lang pháp lý để tiếp tục triển khai Chương trình trong giai đoạn tiếp theo, không để gián đoạn Chương trình là vấn đề cấp thiết.

Đặc biệt, nhiệm vụ “bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý, hiếm” tiếp tục được Bộ Chính trị đặt ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Tiếp theo đó, tại Nghị quyết số 189/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen giai đoạn 2026-2030, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý I/2025.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Khoa học và Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VinFast sẽ được

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Công ty VinFast nhận hỗ trợ tài chính từ Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng nhằm dự phòng nguồn vốn, tập trung bứt phá.
Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Cục Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) tiến hành điều tra 1,4 triệu ô tô Honda do lỗi liên quan đến động cơ xe.
Đầu máy cũ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Việc cải tạo động cơ cho đầu máy D13E nhận được nhiều đánh giá tích cực nhờ những cải tiến đáng kể trong vận hành và tiết kiệm chi phí cho ngành đường sắt.
Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục sôi động trong những tháng cuối năm. Triển lãm ô tô Việt Nam vào cuối tháng 10 khiến doanh số tiêu thụ ô tô của các hãng tăng trưởng.
Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Sau 10 tháng năm 2024, Toyota và Hyundai tiếp tục là hai thương hiệu bán chạy tại thị trường ô tô Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Cuộc vui trọn ven, về nhà an toàn vì ai đó cần bạn, chiến dịch được AB InBev phối hợp với tập đoàn Begroup và Xanh SM phát động.
Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Tình huống siêu xe Porsche cháy trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng là bài học cho nhiều tài xế điều khiển phương tiện trên cao tốc khi đạt tốc độ cao.
Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài “rót vốn” vào Trung Quốc đã giảm gần 13 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024 khi nhiều doanh nghiệp rút khỏi các liên doanh.
Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho tổ chức, doanh nghiệp.
Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

Việc kết hợp 3 nhà gồm Nhà trường – Nhà doanh nghiệp – Nhà nước là bước đi quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chế tạo bán dẫn của Việt Nam.
"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Chỉ trong 2 ngày 7-8/11, Nissan, Audi đã công bố việc cắt giảm nhân sự. Điều này cũng đến từ những thay đổi về nhu cầu của thị trường ô tô thế giới.
Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Sau khi ông Donald Trump đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, nhiều mức thuế mới đối với ô tô nhập khẩu thay đổi, đồng thời đảo ngược chính sách ủng hộ ô tô điện.
Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II sẽ diễn ra từ ngày 13-14/11 tại Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Bình Dương.
Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 143.084 chiếc với giá trị 2,937 tỷ USD, tăng 37,8% về lượng và tăng 19,1% về giá trị.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Trong những mẫu xe không đạt điểm số cao nhất về đánh giá an toàn tại Bắc Mỹ, cái tên Kia Sorento 2025 đang được quan tâm nhất bởi đây là sản phẩm bán chạy.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Ngày 6/11, Honda Việt Nam công bố triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R để sửa chữa phụ tùng thước lái.
Mẫu xe Omoda đầu tiên sắp mở bán tại Việt Nam có gì đặc biệt

Mẫu xe Omoda đầu tiên sắp mở bán tại Việt Nam có gì đặc biệt

Ngày 6/11, Omoda & Jaecoo Việt Nam cho biết, lô xe Omoda C5 đầu tiên đã rời cảng Indonesia để về Việt Nam. Xe sẽ được phân phối và công bố giá vào cuối tháng 11
Vinhomes và Vinfast là thương hiệu – Sản phẩm quốc gia Việt Nam

Vinhomes và Vinfast là thương hiệu – Sản phẩm quốc gia Việt Nam

Vinhomes và VinFast (Vingroup) được vinh danh là Thương hiệu – Sản phẩm quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực phát triển bất động sản và sản xuất ô tô - xe máy điện
Hãng ô tô Nhật Bản đang phân phối tại Việt Nam kinh doanh thế nào trên thế giới?

Hãng ô tô Nhật Bản đang phân phối tại Việt Nam kinh doanh thế nào trên thế giới?

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota dự báo có lợi nhuận hoạt động từ tháng 7-9/2024, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1.200 tỷ yên (7,9 tỷ USD).
Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024: Quy tụ các thương hiệu nổi tiếng

Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024: Quy tụ các thương hiệu nổi tiếng

Từ ngày 20-22/11/2024, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024, quy tụ hàng trăm thương hiệu nổi tiếng.
NEG An Giang chính thức ra mắt hai dòng xe mới nhất của BYD

NEG An Giang chính thức ra mắt hai dòng xe mới nhất của BYD

Ngay ngày đầu tiên ra mắt, showroom NEG An Giang đã thu hút đông đảo khách hàng đến trải nghiệm sản phẩm.
Những kỳ lân ICT của Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số

Những kỳ lân ICT của Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số

Chiều 5/11 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp báo thông tin về đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia thăm và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV 'điệp viên' với khiên chắn chống đạn mới

General Motors Defense đã tích hợp lớp bọc thép vào thiết kế và sản xuất ban đầu của dàn SUV Suburban Shield dành cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Vinfast sẽ bán 3.000 xe điện VF5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico

Vinfast sẽ bán 3.000 xe điện VF5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico

VinFast và Công đoàn Tài xế và Người lao động Durango tại Mexico đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi xanh giao thông công cộng
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động