Hàng loạt cán bộ, công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ bị kỷ luật |
Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an, 3 bị can gồm: Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Duy Linh, và Phạm Duy Bình. Riêng công chức Hồ Hoàng Hải bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Bốn bị can đều là công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực I, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh.
Bốn công chức trên đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an bắt tạm giam và khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015 để phục vụ điều tra trong vụ án của công ty Thủ Đức House, Công ty Hà Giang và Công ty Indovina.
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 1 |
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cho hay, cơ quan này đang điều tra Vụ án Buôn lậu; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Nhận hối lộ; Sản xuất, buôn bán hàng giả; Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, Công ty TNHH TMDV điện tử Thế Hải, Công ty TNHH TMDV điện tử Indo Vina và một số đơn vị liên quan, theo Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 6888/QĐ-VKSTC-V3 ngày 30/11/2022 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam các bị can, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc của 4 công chức hải quan đang công tác tại chi cục trên.
Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án Thuduc House và nhiều đơn vị liên quan. |
Đồng thời, Cơ quan cảnh sát Điều tra cũng đề nghị xử lý các đảng viên bị khởi tố. Theo đó, căn cứ các quy định về việc xử lý cán bộ Đảng viên có vi phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo và đề nghị Đảng bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực I xử lý về Đảng đối với ông Hoàng Trung Kiên và ông Nguyễn Duy Linh theo quy định.
Trước đó, ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án Thuduc House và nhiều đơn vị liên quan. Theo đó, 60 bị can bị đã bị đề nghị truy tố về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới; sản xuất hàng giả; buôn lậu; nhận hối lộ; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí… Trong số 60 bị can bị truy tố có 17 bị can là lãnh đạo, cán bộ của Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh. Theo kết luận điều tra, từ năm 2017 đến năm 2019, Trịnh Tiến Dũng (SN 1974, được xác định là người cầm đầu, đang bị truy nã) chỉ đạo các đồng phạm thành lập nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài để lập hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ tháng 2/2018 đến tháng 6/2019, Dũng chỉ đạo thuộc cấp móc nối với cán bộ, lãnh đạo Công ty Thuduc House lập, ký 334 hợp đồng kinh tế với 8 công ty nước ngoài. Tổng giá trị các lô hàng xuất khẩu là hơn 158 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng), thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu bằng 0%. Để hợp thức hóa, Công ty Thuduc House lập, ký 334 hợp đồng mua bán linh kiện điện tử trong nước với nhiều công ty với giá hơn 4.000 tỷ đồng. Sau đó, Công ty Thuduc House lập 17 bộ hồ sơ gửi Cục Thuế TP.HCM đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng hơn 365 tỷ đồng. Tiếp đó, Cục Thuế TP.HCM ban hành 17 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng cho Công ty Thuduc House với số tiền trên. Cơ quan điều tra cho rằng, việc để xảy ra hành vi gian dối, lập hồ sơ khống để hoàn thuế giá trị gia tăng còn có hành vi trái pháp luật về quản lý thuế của cán bộ Cục Thuế TPHCM, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 365 tỷ đồng. |