Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang chiến trường ‘dậy sóng’ trong cuộc đua nghẹt thở giữa ông Trump và bà Harris

Cuộc đua vào Nhà Trắng càng lúc càng 'nóng bỏng' hơn sau khi kết quả khảo sát gần đây cho thấy sự ủng hộ đối với ông Trump và bà Harris cực kì sít sao.
Bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu ‘cuối cùng’ tại tiểu bang quyết định Bầu cử Mỹ 2024: Thử thách mới cho bà Harris; ông Trump nhận ‘cơ hội’ vàng Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Obama ‘trở lại’ đường đua bầu cử?

Các cuộc thăm dò mới nhất từ Times/Inquirer/Siena cho thấy ông Donald Trump dẫn trước 6 điểm ở Arizona, trong khi bà Kamala Harris có lợi thế 4 điểm tại Pennsylvania, theo The New York Times cho hay.

Hai bang chiến địa quan trọng nhất của nước Mỹ - Pennsylvania và Arizona là những minh chứng cho thấy những khó khăn mà hai ứng cử viên gặp phải trong việc giành lợi thế rõ ràng ở giai đoạn cuối của cuộc đua năm 2024. Trong khi bà Kamala Harris duy trì khoảng cách sít sao tại Pennsylvania, thì ông Donald Trump lại tiếp tục chiếm ưu thế ở Arizona, theo kết quả của cặp khảo sát từ New York Times, Philadelphia Inquirer và Siena College.

Cuộc thăm dò từ hai bang cách nhau hơn 3.200 km này cho thấy cả hai chiến dịch đều gặp thách thức trong việc thuyết phục nhóm cử tri trung lập với những ưu tiên rất mâu thuẫn của họ.

Tại cả Arizona và Pennsylvania, bà Harris có cho mình sự ủng hộ trong nội bộ đảng Dân chủ sau khi thay thế Tổng thống Biden làm ứng viên của đảng. Tuy nhiên, ở phía đối lập, sức mạnh chủ yếu giúp ông Trump duy trì ảnh hưởng chính trị vẫn là vấn đề kinh tế - yếu tố then chốt tại Arizona và các bang chiến địa khác trong năm nay.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang chiến trường ‘dậy sóng’ trong cuộc đua nghẹt thở giữa ông Trump và bà Harris
Bà Kamala Harris đang giành được lợi thế ở Pennsylvania, trong khi ông Trump lại dẫn trước tại bang Arizona. Ảnh: AP

​​Bà Harris ''vươn lên'' tạm thời trong ‘'trận đấu’' với ông Trump ở Pennsylvania

Trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng tại Pennsylvania vẫn diễn ra hết sức căng thẳng, các cuộc thăm dò gần đây đã chỉ ra rằng bà Kamala Harris - ứng viên của đảng Dân chủ đang duy trì một lợi thế nhất định, mặc dù mức độ dẫn trước này vẫn khá mong manh. Cụ thể, bà hiện dẫn trước đối thủ - ông Donald Trump với tỷ lệ 50% so với 47%.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Harris ghi nhận sự ủng hộ mạnh mẽ tại bang này. Thực tế, đây là lần thứ ba chỉ trong vòng hai tháng qua mà các cuộc thăm dò của Times/Siena cho thấy bà nhận được ít nhất 50% sự ủng hộ từ cử tri. Nếu tính toán theo các số liệu chưa làm tròn, khoảng cách giữa hai ứng viên thực tế lên tới 4 điểm phần trăm.

Một yếu tố quan trọng giúp bà Harris củng cố lợi thế của mình là khả năng xử lý vấn đề phá thai, đây chính là điểm mạnh hàng đầu của bà tại các bang chiến địa và cũng là mối quan tâm lớn thứ hai đối với cử tri Pennsylvania. Bà đang dẫn trước khoảng 20 điểm về vấn đề này, cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong quan điểm của cử tri về khả năng quản lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quyền lợi phụ nữ.

Cả hai ứng cử viên đều đánh giá Pennsylvania là chiến trường quan trọng nhất trong cuộc bầu cử lần này, vì vậy họ đã đổ rất nhiều tiền của, thời gian và công sức vào đây hơn bất kỳ nơi nào khác. Theo thống kê, tổng chi phí quảng cáo trên truyền hình của bà Harris, ông Trump và các đồng minh đã lên tới con số khổng lồ 350 triệu USD, một minh chứng cho tầm quan trọng của bang này trong cuộc đua giành ghế Tổng thống.

Một thay đổi đáng chú ý gần đây trong các cuộc thăm dò là khoảng cách về trình độ học vấn của những người ủng hộ giữa hai ứng viên đã được thu hẹp lại. Trong tháng vừa qua, bà Harris đã có những bước tiến đáng kể trong việc thu hút sự ủng hộ từ nhóm cử tri không có bằng đại học. Trong khi đó, ông Trump cũng đã thu hẹp được lợi thế mà bà đang nắm giữ trong nhóm cử tri có trình độ học vấn cao hơn.

Tuy nhiên, sức mạnh chủ đạo của ông Trump tại Pennsylvania vẫn tập trung vào vấn đề kinh tế, một lĩnh vực mà ông đang dẫn trước bà Harris với khoảng cách lên tới 11 điểm phần trăm. Sự gia tăng này so với mức chênh lệch 4 điểm trong tháng 9 cho thấy ông Trump đang tiếp tục khẳng định mình là một ứng viên có khả năng xử lý các vấn đề kinh tế, một yếu tố rất quan trọng đối với cử tri Pennsylvania.

'‘Thế trận áp đảo'' của ông Trump tại Arizona trước bà Harris

Trong ''cuộc đua'' tại bang Arizona, ứng viên ông Donald Trump hiện đang nắm giữ một lợi thế khá rõ ràng với tỷ lệ ủng hộ đạt 51% so với 46% dành cho bà Kamala Harris. Tính theo các số liệu chưa làm tròn, khoảng cách này tương đương với 6 điểm phần trăm, một con số gần như không có sự thay đổi đáng kể so với tháng 9, khi ông Trump dẫn trước với tỷ lệ 50% so với 45%. Mặc dù lợi thế này có vẻ ổn định, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến thắng đã được đảm bảo cho bất kỳ ứng viên nào.

Thực tế, các cuộc khảo sát từ những công ty nghiên cứu có uy tín khác cho thấy cuộc đua tại Arizona và Pennsylvania vẫn đang diễn ra hết sức sít sao và không thể dự đoán được. Theo trung bình các cuộc thăm dò được công bố bởi New York Times, ông Trump chỉ dẫn trước bà Harris với khoảng cách 2 điểm phần trăm tại Arizona, trong khi ở Pennsylvania, bà Harris đang nhỉnh hơn ông Trump với khoảng cách chỉ 1 điểm.

Một yếu tố chính góp phần tạo nên lợi thế cho ông Trump tại Arizona chính là vấn đề kinh tế, lĩnh vực mà ông đã được cử tri nơi đây tín nhiệm. Cụ thể, có đến 56% cử tri Arizona bày tỏ sự ủng hộ đối với cách ông Trump xử lý các vấn đề kinh tế, trong khi chỉ có 41% cử tri ủng hộ bà Harris. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều cử tri tại Arizona còn tin rằng ông Trump sẽ là người có khả năng giúp đỡ những người giống như họ tốt hơn. Ông cũng có một lợi thế nhỏ trong việc hỗ trợ tầng lớp lao động, điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình tại Pennsylvania, nơi bà Harris cũng đang có một chút lợi thế về vấn đề tương tự.

Hơn nữa, cử tri Arizona còn thể hiện sự tin tưởng hơn vào khả năng của ông Trump trong việc xử lý các vấn đề quan trọng nhất mà họ đang đối mặt với một lợi thế 9 điểm phần trăm. Điều này cho thấy ông Trump được xem là một ứng viên có khả năng thực hiện những cam kết của mình trong mắt cử tri. Ngược lại, tại Pennsylvania, cả ông Trump và bà Harris gần như đang ở thế ngang bằng khi được hỏi về khả năng xử lý những vấn đề này, cho thấy mức độ cạnh tranh giữa hai ứng viên vẫn đang ở mức cao.

So sánh các cuộc thăm dò

Cả Arizona và Pennsylvania đều có cuộc đua Thượng viện gay cấn. Các ứng viên Dân chủ ở cả hai bang hiện đều nắm lợi thế rõ ràng theo kết quả khảo sát mới.

Đảng Cộng hòa cần giành thêm hai ghế Thượng viện để lấy lại quyền kiểm soát nếu đảng Dân chủ giữ được Nhà Trắng, nhưng chỉ cần một ghế nếu ông Trump thắng cử. Đảng Cộng hòa đã được dự đoán sẽ giành một ghế ở bang West Virginia khi Thượng nghị sĩ Joe Manchin III - một người trung lập nhưng lại tham gia họp kín với đảng Dân chủ quyết định nghỉ hưu.

Tại Pennsylvania, Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Casey đang dẫn trước doanh nhân Cộng hòa David McCormick với tỷ lệ 48% so với 44%. Khoảng cách 4 điểm này đã thu hẹp từ 9 điểm hồi tháng trước, trong khi đó 8% cử tri vẫn chưa quyết định.

Trong cuộc đua Thượng viện tại Arizona, Dân biểu Ruben Gallego của đảng Dân chủ giữ vị trí dẫn đầu trước Kari Lake - cựu phát thanh viên và là đồng minh thân cận của ông Trump với tỷ lệ 48% so với 41%. Tuy nhiên, có đến 10% cử tri vẫn chưa chọn ứng viên nào.

Những cử tri do dự nhất trong cuộc đua Thượng viện ở Arizona dường như là những người ủng hộ ông Trump. Có đến 80% cử tri của ông cho biết sẽ bỏ phiếu cho bà Lake, người được ông Trump ủng hộ trong cuộc đua này.

Nhóm cử tri dao động ở Arizona chủ yếu là người trẻ, phần lớn thuộc cộng đồng Latin và có tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới.

Ngoài ra, một dự luật tại Arizona nhằm hợp pháp hóa “quyền cơ bản về phá thai” vẫn nhận được sự ủng hộ từ hơn một nửa cử tri, dù mức ủng hộ đã giảm so với tháng trước.

'‘Cuộc đua nghẹt thở'' ông Trump - bà Harris ''đốt cháy'' 7 bang chiến địa

Theo cuộc thăm dò được công bố gần đây bởi tờ Wall Street Journal, cuộc đua giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris đang diễn ra vô cùng sít sao tại bảy bang chiến trường - những khu vực được coi là then chốt trong việc quyết định kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng tới. Những bang này không chỉ quan trọng về mặt chính trị mà còn mang theo những ưu tiên khác nhau của cử tri, điều này khiến cuộc đua càng trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.

Cuộc khảo sát đã thu thập ý kiến của 4.200 cử tri, và kết quả cho thấy bà Harris đang dẫn trước ông Trump ở các bang như Arizona, Georgia, Michigan và Wisconsin. Ngược lại, ông Trump lại nắm giữ lợi thế mong manh ở Nevada, North Carolina và Pennsylvania. Tuy nhiên, tờ báo cũng nhấn mạnh rằng không có khoảng cách dẫn đầu nào giữa các ứng viên lớn hơn 2 điểm phần trăm, ngoại trừ ở bang Nevada, nơi ông Trump dẫn trước bà Harris với khoảng cách 5 điểm phần trăm. Điều này cho thấy sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, khi tất cả những kết quả này đều nằm trong giới hạn sai sót của cuộc thăm dò.

Cụ thể hơn, cuộc thăm dò cho thấy rằng ở cả 7 bang chiến trường, tỷ lệ ủng hộ ông Trump đang ở mức 46%, trong khi bà Harris đạt 45%. Một điểm thú vị được nêu ra trong báo cáo là khoảng 93% đảng viên đảng Cộng hòa đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho ông Trump, trong khi đó, 93% đảng viên đảng Dân chủ đã đứng về phía bà Harris. Đáng chú ý, các cử tri độc lập dường như nghiêng về phía bà Harris với tỷ lệ 40% so với 39% dành cho ông Trump.

Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Cộng hòa, David Lee cho biết: “Cuộc bầu cử năm nay cực kỳ nóng. Ba tuần vừa qua đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình kết quả cuối cùng”. Cùng với đó, nhà thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ, Michael Bocian, khẳng định rằng “Kết quả không thể sít sao hơn được nữa”, nhấn mạnh tính chất căng thẳng và sự không chắc chắn trong cuộc đua.

Ngoài ra, một loạt cuộc thăm dò gần đây đã cho thấy sự chênh lệch giữa ông Trump và bà Harris tại các bang quan trọng này chỉ là những con số rất nhỏ. Theo số liệu từ RealClearPolitics, ông Trump đang chiếm ưu thế ở hầu hết các bang ngoại trừ Wisconsin, nơi mà tình hình vẫn còn rất khó đoán.

Khi được hỏi về những vấn đề mà họ quan tâm nhất, các cử tri tham gia khảo sát đã chỉ ra rằng chính sách kinh tế và nhập cư là hai chủ đề quan trọng hàng đầu đối với họ. Về mặt này, ông Trump được ủng hộ hơn bà Harris khoảng 10 điểm trong các vấn đề kinh tế và 16 điểm về nhập cư và an ninh biên giới. Ngược lại, bà Harris lại tỏ ra vượt trội hơn ông Trump về vấn đề phá thai với khoảng cách 16 điểm phần trăm.

Đáng chú ý, vào thời điểm tương tự trong chiến dịch tranh cử năm 2020, Tổng thống Joe Biden đã dẫn trước ông Trump 5 điểm ở các bang Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Trong kỳ bầu cử năm 2016, ông Trump đã giành được cả ba bang chiến trường này, nhưng lại để thua vào tay ông Biden vào năm 2020. Do đó, việc giành được cả ba bang này một lần nữa có thể sẽ là yếu tố quyết định chức vụ Tổng thống cho một trong hai ứng viên, ông Trump hoặc bà Harris, trong cuộc bầu cử năm nay.

Trung Thắng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bầu cử Tổng thống Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

Theo báo cáo tháng 10 của OPEC, các nước OPEC+ tham gia thỏa thuận giảm sản lượng dầu đã giảm 134 nghìn thùng/ngày trong tháng 9.
Cơn ác mộng ‘mùa đông’ đang chờ đợi Ukraine; Kiev báo tin sốc về Hạm đội Biển Đen của Nga

Cơn ác mộng ‘mùa đông’ đang chờ đợi Ukraine; Kiev báo tin sốc về Hạm đội Biển Đen của Nga

Ukraine phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt trong bối cảnh việc chuyển giao vũ khí nước ngoài chậm chạp.
Vì sao Israel muốn đánh thẳng vào ‘trái tim’ hạt nhân và dầu mỏ của Iran?

Vì sao Israel muốn đánh thẳng vào ‘trái tim’ hạt nhân và dầu mỏ của Iran?

Những tuần qua, 'lằn ranh đỏ' giữa Israel và Iran trở nên mong manh hơn bao giờ hết khi Israel tuyên bố sẽ 'thiêu rụi' hạ tầng hạt nhân, dầu mỏ của Iran.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/10/2024: Xung đột tại Ukraine có thể đã không xảy ra; "nồi hầm” Pokrovsk nóng bỏng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/10/2024: Xung đột tại Ukraine có thể đã không xảy ra; "nồi hầm” Pokrovsk nóng bỏng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/10/2024: Xung đột tại Ukraine có thể đã không xảy ra; “nồi hầm” Pokrovsk nóng bỏng khi các hướng tiến quân của Nga bao vây.
Toàn cảnh chiến sự ngày 14/10: Nga ‘hạ’ trinh sát Ukraine ở Kharkov; Phát hiện vũ khí cấm được Ukraine sử dụng

Toàn cảnh chiến sự ngày 14/10: Nga ‘hạ’ trinh sát Ukraine ở Kharkov; Phát hiện vũ khí cấm được Ukraine sử dụng

Nga ‘hạ’ trinh sát Ukraine ở Kharkov; Phát hiện vũ khí cấm được Ukraine sử dụng...là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 14/10.

Tin cùng chuyên mục

Nợ nần ‘đè bẹp’ các nền kinh tế nghèo nhất thế giới

Nợ nần ‘đè bẹp’ các nền kinh tế nghèo nhất thế giới

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), 26 nền kinh tế nghèo nhất thế giới đang phải gánh khối nợ lớn nhất kể từ năm 2006.
Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần 3: Mối nguy từ các ‘đội sát thủ’ quốc tế leo thang

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần 3: Mối nguy từ các ‘đội sát thủ’ quốc tế leo thang

Cuối tuần qua, tại cuộc vận động tranh cử ở California, cựu Tổng thống Donald Trump tiếp tục trở thành mục tiêu của âm mưu ám sát lần 3 chỉ trong vòng 3 tháng.
Saudi Arabia tham vọng thống trị ngành logistics toàn cầu

Saudi Arabia tham vọng thống trị ngành logistics toàn cầu

Saudi Arabia sẽ đầu tư hơn 267 tỷ USD vào lĩnh vực logistics, với mục tiêu đưa nước này trở thành trung tâm logistics toàn cầu vào năm 2030.
Giá dầu hôm nay 14/10: Lực bán tăng, giá dầu thô giảm

Giá dầu hôm nay 14/10: Lực bán tăng, giá dầu thô giảm

Giá dầu hôm nay giảm trong bối cảnh một số quốc gia vùng Vịnh từ chối cho Israel mượn không phận và vận động Washington kìm chế đợt tấn công trả đũa của Israel.
Nóng: Một đối tượng mang 2 khẩu súng tới cuộc vận động tranh cử của ông Trump

Nóng: Một đối tượng mang 2 khẩu súng tới cuộc vận động tranh cử của ông Trump

Một người đàn ông đã mang hai khẩu súng và một băng đạn bên người khi tới buổi vận động tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 12/10.
Chiến sự Nga-Ukraine 14/10/2024: Khoảng cách ngày càng tăng giữa Ukraine và các đồng minh; Kiev rút quân khỏi ‘chiến địa’ Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine 14/10/2024: Khoảng cách ngày càng tăng giữa Ukraine và các đồng minh; Kiev rút quân khỏi ‘chiến địa’ Toretsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/10/2024: Khoảng cách ngày càng tăng giữa Ukraine và các đồng minh; Kiev rút quân khỏi ‘chiến địa’ Toretsk.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/10: Nhiều lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Ukraine diễn tập tại Pháp

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/10: Nhiều lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Ukraine diễn tập tại Pháp

Nhiều lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Ukraine diễn tập tại Pháp... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/10/2024.
EU đang gặp phải những trở ngại nào trong cung cấp vũ khí cho Ukraine

EU đang gặp phải những trở ngại nào trong cung cấp vũ khí cho Ukraine

Theo Washington Post, Liên minh châu Âu (EU) đang gặp khó khăn đáng kể trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Trung Đông: Liệu Israel có đang viết lại

Trung Đông: Liệu Israel có đang viết lại 'luật chơi'?

Trong bối cảnh Trung Đông đang trải qua những biến động chưa từng có, Israel đã tận dụng thời cơ để củng cố vị thế và mở rộng ảnh hưởng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/10/2024: Ukraine tuyên bố giữ vững trận địa ở Kursk; Donbass nguy kịch

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/10/2024: Ukraine tuyên bố giữ vững trận địa ở Kursk; Donbass nguy kịch

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/10/2024: Ukraine tuyên bố giữ vững trận địa ở Kursk; Donbass nguy kịch khi các hướng tấn công của Nga không chậm lại.
Hành động của NATO ở Ukraine có thể gây xung đột hạt nhân; Kiev sử dụng vũ khí cấm trên chiến trường

Hành động của NATO ở Ukraine có thể gây xung đột hạt nhân; Kiev sử dụng vũ khí cấm trên chiến trường

Sự tham gia ngày càng tăng của các nước NATO vào cuộc xung đột ở Ukraine có thể dẫn đến xung đột hạt nhân.
BRICS mở rộng sẽ trở thành lực lượng thay đổi trật tự thế giới

BRICS mở rộng sẽ trở thành lực lượng thay đổi trật tự thế giới

Theo nhà khoa học chính trị Trung Quốc, BRICS mở rộng sẽ đóng vai trò là động lực quan trọng giúp thay đổi trật tự thế giới hiện tại theo hướng tốt đẹp hơn.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/10/2024: Ukraine rơi vào thế phải nhượng bộ với Nga; Kiev không đủ khả năng phản công

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/10/2024: Ukraine rơi vào thế phải nhượng bộ với Nga; Kiev không đủ khả năng phản công

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/10/2024: Ukraine rơi vào thế phải nhượng bộ với Nga; Kiev không đủ khả năng phản công.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/10: Nhiều lính Ukraine rút lui khỏi Kursk; Kiev nhận gói vũ khí

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/10: Nhiều lính Ukraine rút lui khỏi Kursk; Kiev nhận gói vũ khí 'khủng' từ Đức

Nhiều lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk; Ukraine nhận gói vũ khí 'khủng' từ Đức... là thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự sáng ngày 13/10.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ nếu mất Pokrovsk; AFU đổ quân vào Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ nếu mất Pokrovsk; AFU đổ quân vào Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ nếu mất Pokrovsk; AFU tiếp tục đổ quân vào Kursk khi Nga phản công ác liệt.
Quốc gia châu Âu chỉ trích sai lầm của NATO dẫn đến xung đột ở Ukraine

Quốc gia châu Âu chỉ trích sai lầm của NATO dẫn đến xung đột ở Ukraine

Ngoại trưởng Hungary cho biết, tình hình hiện tại có thể đã không xảy ra nếu NATO thảo luận với Nga về dự thảo hiệp ước về đảm bảo an ninh vào năm 2021.
Robot cũng có thể ‘mất việc’: Bí mật đằng sau là gì?

Robot cũng có thể ‘mất việc’: Bí mật đằng sau là gì?

Robot trong các nhà máy tại Mỹ đang được sử dụng ít hơn, đồng thời các nhà sản xuất đang cắt giảm mua thiết bị tự động hóa, khi hoạt động sản xuất chậm lại.
Đức nên gây áp lực với Ukraine để giải quyết xung đột; ông Zelensky nêu thời điểm chấm dứt chiến sự

Đức nên gây áp lực với Ukraine để giải quyết xung đột; ông Zelensky nêu thời điểm chấm dứt chiến sự

Đức nên gây áp lực lên Tổng thống Zelensky để giải quyết xung đột một cách hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/10/2024: Mỹ không muốn viện trợ cho Ukraine; Nga tái triển khai thêm quân tới Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/10/2024: Mỹ không muốn viện trợ cho Ukraine; Nga tái triển khai thêm quân tới Kursk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Mỹ không muốn viện trợ cho Ukraine; Nga tái triển khai thêm quân tới Kursk.
Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Obama ‘trở lại’ đường đua bầu cử?

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Obama ‘trở lại’ đường đua bầu cử?

Cựu Tổng thống Obama đã bước lên sân khấu và nỗ lực thay bà Harris làm điều mà chính bà vẫn đang gặp khó khăn, đó là vận động để vượt qua cuộc bầu cử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động