Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 02:29

“Bệ phóng” cho du lịch quốc gia từ những ngôi sao Michelin

Việt Nam hoàn toàn có thể biến nền ẩm thực phong phú và đặc sắc của mình thành công cụ đắc lực, thu hút và giữ chân du khách quốc tế.

Việt Nam hoàn toàn có thể biến nền ẩm thực phong phú và đặc sắc của mình thành công cụ đắc lực, thu hút và giữ chân du khách quốc tế, đồng thời xác lập vị thế “bếp ăn của thế giới”. Mục tiêu này càng khả thi hơn khi hệ thống đánh giá ẩm thực uy tín Michelin Guide đã chính thức “cập bến” Việt Nam.

Du lịch ẩm thực: “Mỏ vàng” chưa khai phá của Việt Nam

Du lịch ẩm thực (food tourism) là khái niệm mới xuất hiện trên thế giới được khoảng hai thập niên gần đây, song được nhiều quốc gia đón nhận và phát triển thành loại hình du lịch hấp dẫn, chỉ sau du lịch văn hóa và cảnh quan.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế giới, 87% số tổ chức được điều tra xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến; 82% cho rằng du lịch ẩm thực là động lực quan trọng cho phát triển du lịch, là chất xúc tác cho kinh tế địa phương. Còn theo Hội Lữ hành ẩm thực thế giới, có khoảng 25% du khách quan tâm đến ẩm thực du lịch.

“Bún chả Obama” từng tạo nên cơn sốt

Chẳng phải ngẫu nhiên, Tổng thống Mỹ Obama lại chọn ăn bún chả tại Hà Nội hay Thủ tướng Úc ăn bánh mì vỉa hè Đà Nẵng. Không chỉ có phở, sức hấp dẫn và đa dạng của ẩm thực Việt Nam ngày càng được thế giới biết tới. Cửa hàng bún chả Hương Liên tại Hà Nội đã đổi đời sau lần được Tổng thống Mỹ ghé thăm. Hằng ngày, quán ăn này đón từng đoàn khách quốc tế lũ lượt đến thưởng thức món bún chả đã đi vào lịch sử. Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2019, ngoài các nội dung chính về cuộc họp thì các nguyên thủ ăn món gì, hàng trăm nhà báo quốc tế đến Hà Nội tác nghiệp được chiêu đãi đặc sản gì… cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu của công chúng.

Vậy là đủ hiểu vai trò của văn hóa ẩm thực đối với mỗi quốc gia, cũng như sức hút của nó đối với du khách. Theo Báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực năm 2020, ẩm thực là nhân tố thứ ba sau văn hoá và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng quyết định tới việc lựa chọn điểm đến của du khách.

Ẩm thực Việt Nam nhiều lần được du khách và truyền thông thế giới ca ngợi

Tại Việt Nam, từ Bắc vào Nam, mỗi vùng miền đều có những món ăn ngon mang bản sắc riêng mà bất cứ ai cũng muốn thưởng thức. Nếu ẩm thực miền Bắc đặc trưng bởi sự thanh đạm, miền Trung cay nồng thì miền Nam lại thiên về vị ngọt trong những món ăn đặc sản đến dân dã. Chính nhờ sự đa dạng về địa lý, khí hậu và văn hóa mà Việt Nam có vô số món ăn ngon, khác biệt với thế giới, khiến du khách ăn hoài, ăn mãi không thấy chán.

Thế giới cũng đã nhiều lần công nhận nền ẩm thực Việt Nam. Tạp chí Travel + Leisure vừa xướng tên Việt Nam là điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á năm 2023. Trước đó, Tổ chức World Travel Awards năm 2020 đã công bố Việt Nam là “Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á”. Trong khi đó, tờ The Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn thế giới, còn chuyên mục du lịch của kênh CNN đánh giá TP.HCM là “kinh đô ẩm thực Việt Nam”, thuộc nhóm 23 thành phố có thức ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới.

Nếu được khai thác đúng cách, nền ẩm thực nước ta hoàn toàn có thể trở thành một thế mạnh không thua kém các thế mạnh khác về thiên nhiên, văn hóa. Việc cần làm là làm sao để đưa những tinh hoa ẩm thực Việt ra với thế giới, để thu hút du khách đến Việt Nam. Sau nhiều năm loay hoay quảng bá ẩm thực Việt, lời giải đang sáng rõ với sự xuất hiện của cái tên Michelin.

Michelin: Lời giải cho ẩm thực Việt

Để kể tên một hệ thống đánh giá ẩm thực uy tín hàng đầu thế giới, có tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch của một quốc gia thì chắc chắn đó phải là Michelin Guide. Đây là một giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới. Nếu trong lĩnh vực âm nhạc có giải Grammy, điện ảnh có giải Oscar thì trong ngành ẩm thực có danh hiệu sao Michelin. Nhiều nền ẩm thực đã trở nên nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách đến thưởng thức, kéo theo sự phát triển của du lịch nhờ sự vinh danh của những “ngôi sao” này.

Đặt chân đến xứ Phù Tang năm 2017, một năm sau, Michelin đã ra mắt cuốn Michelin Guide Nhật Bản đầu tiên. Chỉ trong 5 tuần, 300.000 cuốn đã bán hết veo. Năm 2010, Tokyo vượt mặt Paris trở thành thủ đô của những nhà hàng 3 sao Michelin. Ẩm thực Nhật thăng hạng, trở thành quốc gia sở hữu nhiều sao Michelin nhất thế giới.

Michelin Guide được xem là cuốn kinh thánh của ngành ẩm thực

Không biết bao nhiêu khách du lịch tới Singapore đã phải đến ăn tại tiệm mì thịt heo Hill Street Tai Hwa - quán ăn bình dân được gắn một sao Michelin. Hay trước đó, tiệm cơm gà Liao Fan Hong Kong của đầu bếp Chan Hon Meng cũng sở hữu một sao từ năm 2016 đến 2021, được mệnh danh là nơi bán bữa ăn đạt sao Michelin rẻ nhất thế giới. Ẩm thực đường phố của đảo quốc sư tử nhờ có sao Michelin đã bước sang một trang mới, được cả thế giới biết đến, mở đường cho ngành du lịch thăng hoa.

Còn Thái Lan, với 441 nhà hàng được Michelin chọn lựa vào sách ẩm thực, trong đó có 6 nhà hàng đạt hai sao, 29 nhà hàng một sao, ẩm thực xứ Chùa Vàng cũng đã có một vị thế khác hẳn, trong cuộc đua hút khách quốc tế đến đất nước này.

TS Justin Matthew Pang, Giảng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng để bước vào đường đua du lịch với Thái Lan, đối với nhóm khách cao cấp, Việt Nam cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đạt chất lượng quốc tế như các nhà hàng đạt sao Michelin, trung tâm mua sắm và bán lẻ cao cấp, sân golf đẳng cấp thế giới và công viên giải trí...

Thật vậy, trong suốt hơn 1 thế kỉ tồn tại, Michelin Guide dừng chân ở vùng đất nào đồng nghĩa với tiếng tăm về ẩm thực của vùng đất đó được khẳng định, từ đó còn mở ra vô vàn cơ hội thúc đẩy du lịch và mang lại nguồn thu lớn. Francis Attrazic, Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Bậc thầy Pháp đã khẳng định trên tờ Le Figaro: “Doanh thu của các nhà hàng đạt sao Michelin tăng trung bình 30%. Những ngôi sao mang đến một hơi thở mới cho các nhà hàng”.

Michelin Guide chính thức về Việt Nam với sự đồng hành của “đối tác điểm đến” Sun Group

Cơ hội đang mở ra với Việt Nam, khi Tập đoàn Sun Group đồng hành đưa Michelin về Việt Nam. Với 2 điểm đến đầu tiên là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, danh sách Michelin Guide Việt Nam đầu tiên dự kiến sẽ công bố vào tháng 6/2023.

Công chúng đang chờ đợi những cái tên đầu tiên được xướng lên, và đó sẽ là những “nam châm” thu hút giới xê dịch thích ăn ngon. Với những người trong ngành du lịch, một khi Michelin đã công bố danh sách chọn lựa của họ tại Việt Nam, bệ phóng mới cho du lịch quốc gia cũng sẽ được bắt đầu từ đây./.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Sun Group

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững