Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:50

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.

Giữ nếp làng trong lễ hội

Đến hẹn, vào ngày 4/2 âm lịch khi những bông hoa lê núi rừng bung nở như kéo dài hương sắc mùa xuân giữa lòng Hà Nội cũng là dịp dân làng An Trạch, Bích Câu, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội rộn rã mở hội Bích Câu Đạo Quán kỷ niệm ngày sinh đức tiên ông Trần Tú Uyên tại di tích Bích Câu Đạo Quán.

Lễ hội Bích Câu Đạo Quán được tổ chức vào ngày 4/2 âm lịch hàng năm. Ảnh: Nguyễn Dương

Lễ hội Bích Câu Đạo quán được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo người dân cùng du khách. Trong ngày hội chính thường có các chương trình lễ tụng kinh thỉnh Phật, thỉnh Thánh của các bà Vãi của đền. Tiếp đó là các cụ ông trong đội tế Nam An Trạch – Bích Câu trong trang phục áo thụng xanh, đầu đội mũ thư sinh, đi hài xanh làm lễ tế và chương trình văn nghệ biễu diễn ca trù và hoạt cảnh diễn lại cảnh đức tiên ông tu học, làm thuốc cứu người và gặp tiên nữ mang lại bầu không khí hết sức rộn ràng, tươi vui, phấn khởi, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.

Lễ rước kiệu tại Lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2024. Ảnh: Nguyễn Dương

Trong không khí lễ hội, ông Nguyễn Xuân Sơn – Trưởng tiểu Ban Quản lý Di tích Bích Câu Đạo Quán phấn khởi chia sẻ, năm nay Giáp Thìn, năm rồng nên tại lễ hội ngoài múa lân, khiêng kiệu còn có múa rồng; cùng với đó là hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trình diễn và viết tặng thư pháp… nhằm tạo nên những nét đặc sắc và lan toả mạnh mẽ các giá trị văn hoá truyền thống của di tích Bích Câu Đạo Quán tới cộng đồng.

Múa rồng tại Lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2024. Ảnh: Nguyễn Dương

Trưởng tiểu Ban Quản lý Di tích Bích Câu Đạo Quán cho biết, theo nhiều thư tịch cổ, Bích Câu Đạo quán được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15). Với cảnh đẹp và truyền thuyết lãng mạn về hàn sĩ Tú Uyên gặp nàng tiên Giáng Kiều, từ xa xưa, nơi đây đã sớm nổi tiếng là danh thắng bậc nhất thủ đô.

Tương truyền, đức tiên ông Trần Tú Uyên vốn sinh trưởng tại phường Bích Câu, là một nho sĩ tài hoa, hay ngao du sơn thuỷ, đề thơ xướng hoạ cùng bạn văn chương. Một hôm đi xem hội ở chùa Ngọc Hồ (tức chùa Bà Ngô, nay thuộc phường Văn Miếu) nhặt được chiếc lá đỏ dưới cây mẫu đơn, trên lá có ghi bài thơ:

Lá biếc đào hồng tiết tháng ba

Xe loan hạ cánh của thiên gia

Cầu Lam chật ních người như kiến

Ai biết thần tiên trước mặt ta?

Lễ hội Bích Câu Đạo Quán được duy trì tổ chức hàng năm, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách. Ảnh: Nguyễn Dương

Nhờ thần linh ứng mộng, ngài gặp được tác giả bài thơ chính là nàng tiêng giáng trần Hà Giáng Kiều, cùng kết nghĩa vợ chồng, sống vô cùng hạnh phúc. Ngài học thành đạt, luôn quan tâm chữa bệnh cứu người, có nhiều công lao trong bảo vệ đất nước, được vua Lê Thánh Tông phong tặng là “An quốc chân nhân”.

Vào một ngày đẹp trời, Trần Tú Uyên cùng vợ từ bỏ cõi trần gian cưỡi hạc bay về tiên giới, được nhân dân kính cẩn thờ phụng tưởng nhớ, lập nên ngôi đền ngay trên nền nhà học cũ gọi là Bích Câu Đạo Quán để thờ tự.

Di tích Bích Câu Đạo Quán. Ảnh: Nguyễn Dương

Bích Câu Đạo Quán còn là nơi tao nhân mặc khách và các quan lại, nho sinh ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám tụ hội để dâng, vịnh thơ phú. Thế kỷ XVII, đạo giáo suy thoái, nhiều đạo quán được chuyển thành đền, chùa. Vì thế, trong khuôn viên Bích Câu Đạo Quán có cả chùa và điện thờ Mẫu.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, di tích bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1952, Đền Bích Câu được nhân dân làng An Trạch và khách thập phương đóng góp khôi phục lại. Với những giá trị tiêu biểu, năm 1990, Bích Câu Đạo Quán đã được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.

Thời gian qua, theo ông Nguyễn Xuân Sơn, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội vẫn được duy trì thường xuyên.

Tiếp nối truyền thống đó, lễ hội năm nay được tổ chức long trọng với nhiều hoạt động nhằm lan toả các giá trị văn hoá truyền thống đến cộng đồng dân cư. Đây cũng chính là dịp để người dân An Trạch, Bích Câu giữ nét đẹp văn hoá tâm linh, giữ nếp làng tạo cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.

Nghệ nhân ưu tú Vân Mai (giữa) biểu diễn ca trù tại Lễ hội Bích Câu Đạo Quán 2024. Ảnh: Nguyễn Dương

“Chiếu” ca trù đặc sắc của Hà Nội

Không chỉ là quán của đạo giáo Việt Nam, thờ tiên ông Trần Tú Uyên, quần thể di tích Bích Câu Đạo Quán còn là “chiếu” ca trù nổi tiếng của Hà Nội, những năm qua nơi đây đã trở thành địa chỉ duy trì, bảo tồn và phát triển di sản ca trù của Hà Nội.

Đặc biệt, ngoài các hoạt động của Câu lạc bộ ca trù do nghệ sĩ ưu tú Bạch Vân tổ chức, với tình yêu ca trù sâu đậm, năm 2008 lớp học ca trù miễn phí do vợ chồng nghệ nhân ưu tú Vân Mai tổ chức tại Bích Câu Đạo Quán đã thu hút nhiều người tham gia. Ngoài ra, vợ chồng nghệ nhân ưu tú Vân Mai còn đầu tư trang thiết bị, trang phục biểu diễn, mở sân khấu trong đền Bích Câu Đạo Quán để biểu diễn phục vụ khách nước ngoài và những ai mến mộ loại hình sân khấu này vào tối thứ 7 hàng tuần.

Đến nay, lớp học ca trù miễn phí của vợ chồng nghệ nhân ưu tú Vân Mai đã đào tạo được hàng chục ca nương, góp phần duy trì không gian ca trù giữa lòng Hà Nội tại Bích Câu Đạo Quán suốt thời gian qua.

Bích Câu Đạo Quán đang là điểm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản ca trù của Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Dương

Bén duyên và gắn bó 20 năm với ca trù, nghệ nhân ưu tú Vân Mai chia sẻ, ca trù không chỉ đơn thuần là hát, mà còn phải nảy hột. Nảy hột phải có kỹ thuật, chịu khó rèn luyện mới có được hơi chắc. Hột trong ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác gọi là luyến. Song, ca trù lại không luyến theo kiểu mượt mà như hát chèo, nó có một nét rất riêng.

Vì thế, theo nghệ nhân ưu tú Vân Mai, để truyền dạy ca trù cũng như để ca trù không bị mai một trong dòng chảy cuộc sống hiện nay là hết sức khó khăn. “Mong muốn lớn nhất của chúng tôicó nhiều bạn trẻ đến với lớp ca trù tại Bích Câu Đạo Quán để chúng tôi có đất truyền dạy cho các thế hệ mai sau, qua đó có thể góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản”- nghệ nhân ưu tú Vân Mai bày tỏ.

Nghệ nhân ưu tú Vân Mai. Ảnh: Nguyễn Dương

Bên cạnh các hoạt động ca trù, ông Nguyễn Xuân Sơn thông tin, tại Bích Câu Đạo Quán còn có các hoạt động nghệ thuật truyền thống khác như trình diễn, giao lưu hát xẩm, chầu văn của Câu lạc bộ Ca nhạc truyền thống UNESCO Hà Nội do nghệ nhân Tạ Hạnh, Tuyết Tuyết tổ chức; cùng với đó là các Câu lạc bộ hán nôm, lớp học võ, dưỡng sinh được tổ chức định kỳ, thu hút đủ mọi lứa tuổi tham gia.

“Tới đây, chúng tôi mong muốn Bích Câu Đạo Quán sẽ là địa điểm của những người yêu ca trù cũng như các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác, tiến tới trở thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn của Hà Nội”- ông Sơn mong muốn.

Trưởng tiểu Ban Quản lý Di tích Bích Câu Đạo Quán - ông Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: Nguyễn Dương

Đánh giá Bích Câu Đạo Quan hiện là một trong cụm di tích quan trọng của quận Đống Đa cũng như TP Hà Nội, ông Trương Minh Tiến - Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội nhấn mạnh, thời gian qua, việc tôn tạo di tích được chính quyền quan tâm, đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt, Ban Quản lý Di tích Bích Câu Đạo Quán đã chăm lo, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hoá thông qua qua việc truyền dạy ca trù – di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là điều hết sức ý nghĩa.

Bích Câu Đạo Quán hứa hẹn sẽ trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hoá hấp dẫn du khách. Ảnh: Nguyễn Dương

Với những giá trị đặc sắc của cụm di tích, là địa điểm tổ chức các hoạt động giữ gìn, bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá tiêu biểu của Hà Nội, ông Trương Minh Tiến cho rằng, cùng với Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bích Câu Đạo Quán hứa hẹn sẽ trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hoá hấp dẫn du khách.

“Tuy nhiên, thời gian tới, để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, các hoạt động tại Bích Câu Đạo Quán cần tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh, trong đó việc giới thiệu ca trù phải có lớp lang hơn; đồng thời tổ chức đa dạng thêm các hoạt động nghệ thuật khác, cũng như cần tăng cường kết nối với các doanh nghiệp lữ hành để lan toả hình ảnh, các giá trị văn hoá của di tích tới du khách”- ông Tiến cho hay.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Di sản

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024