Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp “lấy đà” tăng tốc Bình Định cần phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt |
Sở Công Thương tỉnh Bình Định vừa có báo cáo về tình hình phát triển công nghiệp, thương mại tháng 02/2023. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tháng 02/2023 tăng 1,59% so với tháng trước và tăng 5,74% so với cùng kỳ. Tính chung, trong 02 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 0,68% so với cùng kỳ.
Sở dĩ, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng so với cùng kỳ là nhờ sau Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều doanh nghiệp đã quay lại hoạt động ổn định nên một số sản phẩm chủ yếu tăng cao hơn mức tăng chung toàn tỉnh so với cùng kỳ như: Quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 167,47%; Sữa và kem chưa cô đặc tăng 105,04 %; Ống bằng sắt, thép có nối khác tăng 185,71%; Máy bào, máy phay tăng 105,26%; Đá xây dựng khác tăng 67,68%… Tuy nhiên, có một số sản phẩm có sản lượng giảm sâu như: Cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại; Ghế nhựa giả mây; Bàn nhựa giả mây; Tấm lợp bằng kim loại…
Tháng 2/2023, các doanh nghiệp tại Bình Định đã quay trở lại hoạt động ổn định |
Về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2023 ước đạt 8.846,68 tỷ đồng, giảm 3,6% so với tháng trước và tăng 19,2% so với cùng kỳ. Tính chung trong 02 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 18.021,41 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ và đạt 16,96% so với kế hoạch năm 2023. Tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, lưu thông thông suốt, nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã tiếp tục tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cả hợp lý với nhiều loại mặt hàng giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng.
“Nhìn chung số lượng hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nước uống, nhiên liệu tại các doanh nghiệp, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh dự trữ với số lượng lớn, nguồn cung dồi dào đa dạng đảm bảo đáp ứng phục vụ tiêu dùng cho nhân dân và khả năng huy động khi cần thiết, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường”, báo cáo nêu rõ.
Đối với hoạt động ngoại thương, giá nguyên liệu thế giới tiếp tục tăng cao, tình hình lạm phát cao tại các nước như Mỹ, Anh, EU, việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, phấn đấu của các doanh nghiệp đã thích ứng dần với tình hình mới nên kim ngạch xuất khẩu tháng 02/2023 của tỉnh Bình Định vẫn giữ được nhịp tăng trưởng cao (ước thực hiện 100 triệu USD), tăng hơn 5,1% so cùng kỳ.