Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ Công Thương công bố các quy hoạch ngành quốc gia về lĩnh vực năng lượng và khoáng sản

Chiều 9/8 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng, khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Quy hoạch điện VIII thực hiện cam kết về chuyển đổi năng lượng tại COP 26 Giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Giải pháp nào để thu hút nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng?

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì với sự tham gia của đại diện bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương; đại diện các tập đoàn, tổng công ty năng lượng, khoáng sản và các hiệp hội ngành nghề cùng các cơ quan thông tấn, báo chí.

Các quy hoạch ngành quốc gia nêu trên thuộc lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia); Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản); Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 (Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Bộ Công Thương công bố các quy hoạch ngành quốc gia về lĩnh vực năng lượng và khoáng sản
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì và phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Cấn Dũng)

Bảo đảm an ninh năng lượng

Trong quá trình triển khai lập Quy hoạch, Bộ Công Thương đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Quy hoạch và các Nghị quyết, Nghị định có liên quan của Quốc hội, Chính phủ; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong việc nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch.

Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và khả năng thực tế của đất nước cũng như xu thế phát triển của quốc tế.

Các quy hoạch ngành Công Thương được xây dựng trên cơ sở đã quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cũng như phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác.

Bộ Công Thương công bố các quy hoạch ngành quốc gia về lĩnh vực năng lượng và khoáng sản
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia. (Ảnh: Cấn Dũng)

Trong đó, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng; ứng dụng những thành tựu của phát triển khoa học công nghệ trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới; thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược; dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

Mục tiêu của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản là quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Những chính sách đột phá

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đề xuất một loạt cơ chế mới, gồm đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực năng; phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành năng lượng, đưa giá năng lượng vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh; áp dụng các công cụ thị trường thúc đẩy tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kinh tế các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn; đẩy manh nghiên cứu ứng dụng các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo phục vụ chuyển đổi năng lượng; xây dựng và áp dụng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ trong việc tổ chức triển khai Quy hoạch năng lượng quốc gia.

Bộ Công Thương công bố các quy hoạch ngành quốc gia về lĩnh vực năng lượng và khoáng sản
Các đại biểu tham gia hội nghị (Ảnh: Cấn Dũng)

Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã phân loại cụ thể các nguồn vốn, gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn quốc tế, vốn tư nhân dành cho từng lĩnh vực. Vốn từ ngân sách nhà nước chỉ dành cho hoạt động điều tra tài nguyên, xây dựng dữ liệu về khoáng sản, hoặc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. Trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành cho khai thác, chế biến, đầu tư công nghệ mới…

Tạo mối liên kết - Hướng đến kinh tế xanh

Các quy hoạch ngành về năng lượng và khoáng sản cũng đã tạo dựng mối kết ngành, liên kết vùng; thiết kế đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng tổng thể các ngành năng lượng trong nước với khu vực và quốc tế, được tổ chức khoa học, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của từng vùng, từng địa phương, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của toàn nền kinh tế. Đồng thời đáp ứng yêu cầu ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, bảo vệ môi trường sinh thái.

Việc tuân thủ chính sách bảo vệ môi trường sinh thái được thực hiện đồng thời trên nhiều lĩnh vực, gồm ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trên thế giới, thúc đầy chuyển đổi số, từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới tự chủ sản xuất phần lớn các thiết bị năng lượng;xây dựng các cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ hiệu suất cao, phát thải thấp, thân thiện với môi trường; hoàn thiện các công cụ tài chính đối với các loại phát , tác động môi trường trong sản xuất và sử dụng năng lượng nhằm tạo điều kiện cho các loại hình năng lượng sạch có thể cạnh tranh được trên thị trường.

Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cùng với việc phát triển năng lượng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được xem là những điểm nhấn nổi bật trong ba quy hoạch ngành về năng lượng.

Để triển khai có hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng, khoáng sản Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ tập trung làm thật tốt công tác truyền thông phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng và các nội dung cốt lõi của Quy hoạch tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nhằm tạo đồng thuận xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đề ra;

Khẩn trương tham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các Kế hoạch thực hiện quy hoạch, bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện; trong đó, cần xác định rõ các nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, bảo đảm các phương án Quy hoạch được triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn;

Tập trung nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định, cơ chế chính sách liên quan, bảo đảm đồng bộ, khả thi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về lĩnh vực năng lượng và quản lý tài nguyên khoáng sản, nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa cho đầu tư hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt hiện đại, thông minh; phát triển năng lượng bền vững theo hướng xanh hóa, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia và đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với không gian, lợi thế so sánh của các vùng, địa phương, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tiến hành rà soát, cập nhật các chủ trương, định hướng đề ra trong các Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản để điều chỉnh, bổ sung, tích hợp vào các quy hoạch ngành có liên quan và quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông giữa các quy hoạch.

Đồng thời, chú trọng rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chuyên ngành ở địa phương (như quy hoạch về đất đai, xây dựng), làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật; Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và cơ chế chính sách có liên quan để quản lý và thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) và các kế hoạch 5 năm, hàng năm của từng ngành, địa phương;

Tổ chức lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án năng lượng, khoáng sản trong lĩnh vực, địa bàn quản lý theo định hướng quy hoạch, nhất là các dự án đầu tư trọng điểm; đồng thời, ưu tiên bố trí quỹ đất và chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư (nếu có), tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai cho các dự án theo quy định.

Bộ trưởng cũng đề nghị các Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng, khoáng sản (như EVN, PVN, TKV, Hóa chất, Xăng dầu…) và các Hiệp hội ngành nghề tập trung quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Quy hoạch; đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách khả thi và tích cực tham gia góp ý với các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, vừa tăng cường sự quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; Nỗ lực triển khai các dự án đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất và quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác (trong và ngoài nước), nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

MỘT SỐ MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA BA QUY HOẠCH NGÀNH VỀ NĂNG LƯỢNG

• Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

- Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giaiđoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050:

- Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng 107 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và đạt 165 - 184 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050.

- Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp 155 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và 294 - 311 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050.

- Nâng tổng mức dự trữ xăng dầu cả nước (bao gồm cả dầu thô và sản phẩm) lên 75 - 80 ngày nhập ròng vào năm 2030. Định hướng sau năm 2030, xem xét tăng dần mức dự trữ lên 90 ngày nhập ròng.

- Về chuyển đổi năng lượng công bằng, đặt mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050.

- Tiết kiệm năng lượng khoảng 8 - 10% vào năm 2030 và khoảng 15 - 20% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường.

- Mức thải khí nhà kính khoảng 399 - 449 triệu tấn năm 2030 và khoảng 101 triệu tấn vào năm 2050. Mục tiêu cắt giảm khí nhà kính 17 - 26% vào năm 2030 khoảng 90% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.

• Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt

Về xăng dầu: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến xăng dầu đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030. Dự trữ thương mại chứa tăng thêm từ 2,5 - 3,5 triệu m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10,5 triệu m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.

Dự trữ quốc gia đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 1 triệu m3 sản phẩm xăng dầu và 1 - 2 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2 - 3 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

Về khí đốt: Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030; đốivới LNG đạt 20 triệutấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệutấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

• Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng trong giai đoạn 2021 – 2030:

Khoáng sản bô-xít:Việc thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin);

Khoáng sản titan: Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng;

Khoáng sản đất hiếm: Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%;

Khoáng sản niken, đồng, vàng: Hoạt động khai thác phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)

Nhân ngày truyền thống ngành Thanh tra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng các thế hệ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp Malaysia đến hợp tác, đầu tư, phát triển dự án nguồn điện năng lượng tái tạo
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dẫn đầu đã đến thăm một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm dự các hoạt động cấp cao tại Malaysia

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm dự các hoạt động cấp cao tại Malaysia

Ngày 21/11, tại Malaysia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ đón chính thức do Thủ tướng Malaysia chủ trì và các hoạt động khác.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch MEDEF, Pháp

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch MEDEF, Pháp

Ngày 19/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn giới chủ Pháp cùng phái đoàn và các tập đoàn lớn của Pháp.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến các nhà giáo, cán bộ, người lao động trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Phát huy vai trò thương vụ, phục vụ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Phát huy vai trò thương vụ, phục vụ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân giao các thương vụ Việt Nam tại châu Mỹ thực hiện 6 nhiệm vụ, phát huy vai trò phục vụ tốt nhất cho cộng động doanh nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong thành tích chung của ngành Công Thương có sự đóng góp quan trọng, tích cực của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở châu Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Sáng ngày 18/11 theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực thị trường châu Mỹ.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng, các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Ngày 11/11, tại Thụy Điển, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã gặp gỡ, trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, khu vực châu Á – châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Ngày 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam để thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC).
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và tham quan các dự án nằm trong khu kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động