Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ Công Thương họp báo thường kỳ tháng 5/2015

Ngày 1 tháng 6 năm 2015, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 năm 2015. Tại buổi họp báo, Bộ Công Thương đã cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp báo.

Mở đầu buổi họp, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khái quát một số vấn đề trong hoạt động của ngành Công Thương tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015:

Hoạt động sản xuất công nghiệp: Tháng 5 năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,4%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,6%, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 8,8% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính chung 5 tháng năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014 so với năm 2013 tăng 5,6%).Trong đó, hầu hết các ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm trước, cụ thể: ngành khai khoáng tăng 6,3% (năm 2014 giảm 2,1% so với năm 2013); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,9% (năm 2014 tăng 7,5% so với năm 2013); sản xuất và phân phối điện tăng 10,9% (năm 2014 tăng 10,6% so với năm 2013); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (năm 2014 tăng 6,1% so với năm 2013).

Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành: điện sản xuất tăng 11,3%; thép cán tăng 18,8%; điện thoại di động tăng 73,4%; tivi tăng 37,4%; ôtô tăng 62,3%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (năm 2014 tăng 7,7% so với năm 2013).

Tình hình tồn kho: Tại thời điểm 01 tháng 5 năm 2015, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,5% so với cùng thời điểm năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 so với năm 2013 là 12,6%). Một số ngành có chỉ số tồn kho thấp hoặc giảm như: Sản xuất trang phục tăng 3,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,4%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 23,8%; sản xuất thiết bị điện giảm 2%.

Tình hình nổi bật của một số ngành

- Ngành Điện: Do thời tiết đã vào mùa khô, nắng nóng nên nhu cầu điện tăng, ngành điện đã triển khai các phương án để đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Về nguồn điện, khai thác cao các tổ máy nhiệt điện than và tua-bin khí đảm bảo cấp điện miền Nam và giữ mức nước các hồ thủy điện miền Nam. Khai thác các hồ thuỷ điện theo biểu đồ, đảm bảo yêu cầu cấp nước hạ du của các địa phương, nhất là tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ đang trong tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Sản lượng điện tháng 5 ước đạt 13,77 tỷ kWh, tăng 8,7% so với tháng 5 năm 2014, tính chung 5 tháng ước đạt trên 61,1 tỷ kWh, tăng 11,3% so với cùng kỳ.

Điện thương phẩm tháng 5 ước đạt 11,83 tỷ kWh, tăng 8,9% so với tháng 5 năm 2014, trong đó: điện cấp cho công nghiệp xây dựng tăng 9,37%; điện cấp cho thương nghiệp và khách sạn nhà hàng tăng 12,79%, điện dùng cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 9,53%, điện cấp cho nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,79% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, điện thương phẩm ước đạt 54,66 tỷ kWh, tăng 10,7% so cùng kỳ.

- Ngành Dầu khí: Hoạt động tìm kiếm, thăm dò ở trong và ngoài nước được triển khai tích cực, bám sát với kế hoạch đề ra. Về sản lượng dầu thô khai thác tháng 5 ước đạt 1,5 triệu tấn, tăng 3,5% so với tháng 5 năm 2015, tính chung 5 tháng ước đạt 7,6 triệu tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ; sản lượng khai thác khí tháng 5 ước đạt 0,9 tỷ m3, giảm 2,6% so với cùng kỳ, tính chung 5 tháng đầu năm ước đạt 4,5 tỷ m3, tăng 1,6% so với cùng kỳ; sản lượng LPG tháng 5 ước đạt 58,9 nghìn tấn, tăng 47,5% so với cùng kỳ, tính chung 5 tháng ước đạt 301,6 nghìn tấn, giảm 4,2% so với cùng kỳ.

Về chế biến dầu khí, sản lượng xăng dầu tháng 5 ước đạt 530,8 nghìn tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ, tính chung 5 tháng ước đạt gần 2,78 triệu tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ.

- Ngành Than và Khoáng sản: Tình hình sản xuất than có tăng trưởng so với cùng kỳ. Sản lượng than sạch tháng 5 ước đạt 3,67 triệu tấn, tăng 0,8% so với tháng cùng kỳ, tính chung 5 tháng đầu năm, sản lượng than sạch ước đạt 17,58 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ.

- Ngành Thép: Tháng 5 năm 2015, lượng sắt thép thô ước đạt 332,5 nghìn tấn, giảm 4,5% so với cùng kỳ; lượng thép cán ước đạt 381,9 nghìn tấn, tăng 21,2% so với cùng kỳ; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 364,4 nghìn tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép thô đạt 1.396,3 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ; thép cán đạt 1.677 nghìn tấn, tăng 18,8% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 1.481,7 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ.

NK thép các loại từ các thị trường trong tháng 5 giảm 19,3% về lượng và 34,5% về trị giá so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, NK thép các loại tăng 14,7% về lượng, giảm 2,5% về trị giá, tuy nhiên NK sản phẩm từ thép tăng 51,2% về trị giá so với cùng kỳ.

- Ngành Phân bón và Hoá chất: Tháng 5 năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 200,6 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 251,2 nghìn tấn, giảm 0,2% so cùng kỳ; Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân ure ước đạt 71,4 nghìn tấn, tăng 24,7% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 178,6 nghìn tấn, giảm 4,4% so với cùng kỳ.

5 tháng đầu năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 945 nghìn tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2014.

NK phân bón 5 tháng đầu năm 2015 tăng 14,3% về số lượng và tăng 13% về trị giá so với cùng kỳ.

Thị trường phân bón thời điểm này khá dồi dào về chủng loại, nguồn cung; giá cả có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước.

- Ngành Da giầy: Sản lượng giầy dép da tháng 5 năm 2015 ước đạt 30,3 triệu đôi, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch XK giầy, dép các loại tháng 5 ước đạt 1100 nghìn USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, sản lượng giầy dép da ước đạt 130,7 triệu đôi, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch XK giầy, dép các loại 5 tháng đầu năm ước đạt 4,6 triệu USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ.

Cùng với ngành Dệt may, Da giầy là một trong những ngành được dự báo là đón nhận được nhiều lợi thế khi các FTA có hiệu lực.

- Ngành Bia, rượu, nước giải khát: Tháng 5 năm 2015, sản lượng bia các loại ước đạt 287,8 triệu lít, tăng 3,8% so với cùng kỳ.

Bước vào mùa hè, các nhà máy bia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Sang tháng 5, tình hình sản xuất của ngành Rượu - Bia - Nước giải khát có dấu hiệu tăng do đã là mùa nắng nóng.

- Ngành Thuốc lá: Ước tính sản lượng thuốc lá tháng 5 năm 2015 đạt 418,6 triệu bao, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, sản lượng thuốc lá ước đạt 2058,3 triệu bao, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các hoạt động chống buôn lậu thuốc lá trong các tháng đầu năm đến nay đã và đang được triển khai quyết liệt tại các khu vực giáp biên, song tình hình thuốc lá nhập lậu vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc kinh doanh, buôn bán, tiêu thụ thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra tại thị trường nội địa, do đó tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong ngành.

- Ngành Cơ khí, điện, điện tử: Tháng 5 năm 2015, sản lượng xe máy ước đạt 242,2 nghìn cái, giảm 18% so với cùng kỳ; sản lượng ôtô ước đạt 17 nghìn cái, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 5 tháng đầu năm, sản lượng xe máy ước đạt 1191,3 nghìn cái, giảm 14,2% so với cùng kỳ; sản lượng ô tô ước đạt 72,4 nghìn cái, tăng 62,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Ngành Dệt may: Kim ngạch XK ngành Dệt may tháng 5 ước đạt 1,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch XK ước đạt 8,11 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ.

Đơn hàng sản xuất quý II/2015 của DN ngành Dệt may rất khả quan, có gần 62% DN sản xuất trang phục có đơn hàng tăng so với quý đầu năm.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), từ đầu năm 2015 đến nay, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành Dệt May Việt Nam vẫn đang gia tăng, nhằm đón đầu các Hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc… mà ngành Dệt may Việt Nam được nhận định sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do nhiều dòng thuế sẽ giảm về 0%.

- Ngành Giấy: Ước giấy các loại sản xuất tháng 5 năm 2015 (Tổng công ty Giấy Việt Nam) đạt 11.500 tấn, 5 tháng đầu năm ước đạt 48.100 tấn.

Tổng kim ngạch XK giấy và sản phẩm giấy 5 tháng đầu năm 2015 đạt 206 triệu USD.

- Ngành Sữa: Ước sản lượng sữa bột tháng 5 năm 2015 đạt 8,6 nghìn tấn, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 19,4% so với tháng 5 năm 2014. Tính chung 5 tháng đầu năm, sản lượng sữa bột đạt 36,9 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

- Các ngành khác: Tháng 5 sản xuất ổn định và có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2014.

Hoạt động thương mại

Xuất khẩu hàng hoá: Tháng 5, kim ngạch XK ước đạt 13,5 tỷ USD, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính chung 5 tháng năm 2015, kim ngạch XK ước đạt 63,2 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2014.

- Nhóm hàng nông sản, thủy sản: Kim ngạch XK nhóm hàng nông sản, thủy sản tháng 5 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước và giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 5 tháng năm 2015, ước đạt 8,14 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ.

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Tháng 5, kim ngạch XK nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 348 triệu USD, giảm 23,2% so với tháng trước và giảm 71% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch XK 5 tháng ước đạt gần 2 tỷ USD, giảm 53%.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến: Tháng 5, kim ngạch XK nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 10,41 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch XK nhóm này ước đạt 49,27 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ.

Đa số các mặt hàng trong nhóm có kim ngạch tăng trưởng dương.

Nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại

- Nhập khẩu hàng hóa: Tháng 5, kim ngạch NK ước đạt 14,4 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 5 tháng năm 2015, kim ngạch NK ước khoảng 66,17 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.

- Về thị trường nhập khẩu: KNNK từ Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các thị trường NK của cả nước, chiếm 88,8%.

- Cán cân thương mại: Nhập siêu tháng 5 ước 900 triệu USD, bằng 6,7% kim ngạch XK. Tính chung 5 tháng, cả nước nhập siêu 2,97 tỷ USD, bằng khoảng 4,7% tổng kim ngạch XK.

c. Thị trường trong nước: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 5 ước đạt 260,5 nghìn tỷ đồng tăng 2,48% so với tháng trước; tính chung 5 tháng đầu năm tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 1.304,45 nghìn tỷ đồng tăng 9,05% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2015 tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 0,95% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,2% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân năm tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,83%.

Quản lý thị trường: Kết quả thực hiện công tác quản lý thị trường 5 tháng đầu năm 2015 cụ thể như sau: Tháng 5 năm 2015: lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 12.850 vụ, xử lý trên 7.300 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 31 tỷ đồng. 5 tháng năm 2015: lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 70.000 vụ, xử lý trên 45.000 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 186 tỷ đồng.

Một số vấn đề báo chí quan tâm tại cuộc họp báo:

Trong khuôn khổ họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và đại diện các Đơn vị thuộc Bộ đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên báo chí nêu ra.

- Phóng viên Nguyên Thảo- Báo Điện tử Diễn đàn đầu tư: Mới vào cao điểm nắng nóng mà một số nơi tại Hà Nội đã xảy ra tình trạng mất điện. Xin ông cho biết lý do vì sao? Bộ Công Thương có kế hoạch khắc phục như thế nào? Dự kiến có thiếu điện trong mùa cao điểm nắng nóng không?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Về vấn đề này, Bộ Công Thương xin trả lời như sau. Nếu cân đối giữa cung- cầu và vấn đề phụ tải hiện nay, có thể khẳng định trong mùa nắng nóng này không xảy ra nguy cơ thiếu điện, cũng không có hiện tượng cắt điện sản xuất, tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế, một số nơi mất điện ở Hà Nội, do rất nhiều nguyên nhân như mạng phân phối, do vấn đề kỹ thuật….

Ông Đinh Thế Phúc – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực trả lời: Hiện nay nguồn điện của chúng ta đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống cung cấp. Tổng công suất lắp đặt của hệ thống hiện nay là 35.500 MW, công suất khả dụng khoảng 29.500 – 30.000 MW. Công suất tối đa trong thời gian vừa qua là 25.193 MW. Trong ngày nắng nóng nhất tính tới nay là 28/5, chúng tôi ghi nhận được công suất trên 25.000 MW. Như vậy sản lượng điện dự phòng còn khoảng 4.000 MW.

Thời gian vừa qua, các nhà máy điện, kể cả nhiệt điện than và nhiệt điện khí đều huy động phát điện cao. Đối với các nhà máy thủy điện, theo biểu đồ đã được định sẵn, chúng ta giữ mực nước đảm bảo đến cuối tháng 6. Đặc biệt, các nhà máy thủy điện miền Trung chỉ phát điện theo nhu cầu của nước hạ du, theo nhu cầu của các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh miền Trung phục vụ cho sinh hoạt tưới tiêu của các hộ nông dân.

Nắng nóng có tính chất kỷ lục mấy chục năm vừa qua đã dẫn đến điện năng tiêu thụ tăng 13,58% so với cùng kỳ năm 2014. Nếu so với trung bình ngày tháng 4, trong tháng 5 cao hơn 8%. Đặc biệt, khu vực miền Bắc nắng nóng khiến sản lượng điện bình quân tiêu thụ tăng 17%, riêng Hà Nội bình quân ngày của tháng 5 tăng tới 28% so với tháng 4. So với cùng kỳ năm 2014, hệ thống điện miền Bắc, ngày nắng nóng nhất tăng 20% công suất tiêu thụ. Chính vì vậy, một số khu vực có tình trạng quá tải nên dẫn đến việc mất điện cục bộ ở một số thời điểm. Chúng tôi đã yêu cầu tất cả các công ty điện lực nếu nắng nóng trên 36 độ, dừng tất cả các công tác sửa chữa, xây dựng theo kế hoạch để đảm bảo điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Trong tháng 6, chúng tôi mong muốn được các cơ quan báo chí giúp đỡ nhằm kêu gọi người dân tiết kiệm điện để đảm bảo giảm bớt hiện tượng quá tải. Thứ hai, đối với hành lang lưới điện cao áp, nắng nóng kéo dài rất dễ cháy nên phải thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ. Nếu để xảy ra sự cố sẽ khiến mất điện trên diện rộng.

-Phóng viên Nguyên Thảo – Báo Diễn đàn Đầu tư: Mỹ, Australia đã mở cửa với vải thiều của Việt Nam và có thể sắp tới đây là một số nước EU. Xin ông cho biết tại một số thị trường “khó tính” này có những thuận lợi và khó khăn gì với mặt hàng vải thiều? Dự kiến xuất khẩu (XK) sản lượng bao nhiêu trong năm nay? XK vải sang Trung Quốc dự kiến “co hẹp” và giữ tỉ lệ khoảng bao nhiêu %, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Vừa qua, Mỹ và Australia đã mở cửa cho trái vải Việt Nam vào thị trường. Trên thực tế, đối với những thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng nông sản, quy trình để làm thủ tục đưa một mặt hàng mới như rau quả, trái cây vào các thị trường này thường phải mất 5 – 8 năm. Việc đưa trái vải vào các thị trường này là nỗ lực lớn của các bộ ngành, các địa phương trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như sản xuất sản phẩm đúng theo chứng nhận VietGap và GlobalGap nhằm đảm bảo chất lượng XK.

Nhưng phải khẳng định rằng, để đưa thành công các sản phẩm nông sản vào những thị trường này không hề đơn giản và sẽ tiếp tục đòi hỏi sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp (DN) trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh, chất lượng cho các sản phẩm của chúng ta. Bên cạnh đó, việc này cũng đòi hỏi các DN phải xây dựng chiến lược marketting cho sản phẩm. Việc kỳ vọng có kim ngạch XK lớn vào Mỹ, Australia, EU ngay trong 1 – 2 năm đầu là không nhiều. Tuy nhiên, đây là những bước đi vô cùng quan trọng và ý nghĩa do: Thứ nhất, ta đã nhận được được sự cấp phép chính thức của Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan hữu quan phía bạn để đưa các sản phẩm chính ngạch vào thị trường. Thứ hai, dù thời gian qua, ta đã nhận được thông tin có thể chỉ đưa vài trăm tấn vào các thị trường này nhưng các DN đã vào cuộc để kết nối người dân nhằm tạo ra các vùng sản phẩm đảm bảo chất lượng đúng với yêu cầu. Với sự vào cuộc của DN, sản phẩm của chúng ta sẽ có cơ hội lớn trụ vững ở những thị trường này vì DN chính là cầu nối sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Thứ ba, với việc đi từng bước, ta có điều kiện tính toán và xây dựng phương án hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để giúp DN tiêu thụ sản phẩm và người nông dân có điều kiện phát triển sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn XK vào các thị trường này. Đồng thời ta cũng có kinh nghiệm để tiếp tục mở cửa những thị trường lớn hơn.

XK vải sang các thị trường này trong năm nay sẽ không lớn và đột biến dù sản lượng vải niên vụ 2015 khoảng 200.000 tấn. Chúng ta vẫn phải trông chờ nhiều vào tiêu thụ nội địa và XK sang Trung Quốc. Với những giải pháp đã đề ra, có thể hy vọng lượng tiêu thụ nội địa và XK sang Trung Quốc năm nay vẫn tương đương năm 2014, tức là tiêu thụ trong nước 60% và XK sang Trung Quốc 40%.

Trái vải không phải là trái cây phổ biến trong các loại trái cây ở các thị trường phát triển nhưng đã được định hình ở một số thị trường với quy mô nhất định. Vì vậy, bên cạnh việc cạnh tranh với các sản phẩm vải của các nước khác, ta phải có biện pháp quảng bá và xây dựng thương hiệu. Việt Nam cũng có điều kiện thuận lợi để đi ngay từ đầu trong kỹ thuật canh tác và với việc tổ chức sản xuất đã được triển khai như ở Bắc Giang thời gian qua, tôi tin rằng DN sẽ có cơ hội xây dựng thương hiệu bền vững ở các thị trường này. Tuy nhiên, chắc chắn rằng sự ổn định chất lượng sản phẩm và quy cách đảm bảo yêu cầu hàng rào kỹ thuật là yếu tố quyết định để đảm bảo sản phẩm của chúng ta có thể phát triển ở thị trường nước ngoài.

Bên cạnh việc tiếp tục tổ chức kết nối giữa tiêu thụ và sản xuất tại Bắc Giang, Hải Dương, cùng với các hội nghị đã triển khai ở Lào Cai, Lạng Sơn, sắp tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị tiêu thụ vải tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các kênh tiêu thụ tiếp cận vùng vải Bắc Giang để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, phát triển thị trường.

- Phóng viên Mai Hương- Báo Nông thôn ngày nay: Bộ Công Thương dự kiến thành lập khu trung chuyển nông sản tại Lạng Sơn, như vậy sẽ có tác dụng như thế nào? Có giải quyết được ách tắc XK nông sản sang Trung Quốc không?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Khu trung chuyển nông sản tại Lạng Sơn là đề án thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng đã được Chính phủ phê duyệt. Thời gian qua, một số DN quan tâm đến việc xã hội hóa đầu tư xây dựng Khu trung chuyển. Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính và năng lực tài chính, một số DN, trong đó có các DN lớn đã không thể thực hiện được đề án này. Hiện tại, căn cứ vào nhu cầu thực tế và yêu cầu về cơ sở hạ tầng thông quan, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lạng Sơn để rà soát và đánh giá lại việc thực hiện dự án. Sau thời gian làm việc với địa phương, chúng tôi đánh giá, đây là dự án có tính ưu tiên cao. Dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra khu trung chuyển đầu mối ở biên giới, giúp lưu giữ nông sản trong điều kiện thuận lợi, tránh hao hụt và suy giảm chất lượng hàng hóa. Đồng thời, giúp DN, địa phương chủ động trong giao thương với Trung Quốc dù là theo đường tiểu ngạch, chính ngạch hay cư dân biên giới. Khu trung chuyển cũng tạo điều kiện cho DN đàm phán các vấn đề trong thương mại một cách thuận lợi hơn. Mặt khác, khu vực này sẽ giúp tránh nguy cơ ùn tắc nông sản tại cửa khẩu như thời gian qua đã xảy ra với dưa hấu, thanh long…

Xin lưu ý, khu trung chuyển này chỉ là một trong số các giải pháp mà chúng ta đang tính đến để nâng cao chất lượng XK nông sản qua biên giới. Bên cạnh đó, chúng ta còn hàng loạt biện pháp khác về lâu dài như: Tổ chức lại sản xuất nông sản, nhất là sản xuất các mặt hàng nông sản, kể cả các mặt hàng trái cây có tính thời vụ mà chúng ta XK sang Trung Quốc thời gian qua. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ DN tiếp cận sâu hơn vào thị trường nội địa Trung Quốc thông qua các hoạt động thương mại chính thống đồng thời có biện pháp để thanh toán các hợp đồng qua ngân hàng thương mại, bảo đảm lợi ích cho DN.

- Phóng viên Phạm Tuyên – Báo Tiền Phong: Báo Tiền phong đã có loạt bài về dự án điện lưới và điện mặt trời trùng nhau khiến khoản vay đầu tư lưới điện mặt trời trị giá 14 triệu USD vay của Chính phủ Hàn Quốc có nguy cơ thành phế liệu. Tỉnh Quảng Bình đã phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này. Xin Bộ Công Thương cho biết quan điểm của Bộ về dự án chồng dự án như thế nào? Bộ có yêu cầu dừng dự án hay không? Được biết đoàn Thanh tra của Bộ Công Thương đã có báo cáo Bộ về việc triển khai hai dự án điện chồng nhau trên. Bộ có thể nói rõ hơn về kết luận của đoàn kiểm tra?

Ông Lê Tuấn Phong – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng trả lời:

Về vấn đề này, Bộ Công Thương đã có văn bản báo Chính phủ:

Dự án điện mặt trời vay vốn của Hàn Quốc thực hiện ở Quảng Bình được hình thành từ năm 2009.

Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình (Dự án điện lưới), UBND tỉnh Quảng Bình đã lập Dự án đầu tư để kéo điện lưới và cấp điện cho các hộ dân chưa có điện được hình thành từ tháng 5 năm 2012.

Qua phản ánh của báo chí, Bộ Công Thương đã cử Đoàn công tác đến UBND tỉnh Quảng Bình để kiểm tra. Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế, Bộ Công Thương có nhận xét như sau:

- Xét về nội dung các Quyết định phê duyệt các dự án đầu tư: tại thời điểm phê duyệt Dự án điện lưới, hai dự án có sự chồng lấn về một số địa điểm đầu tư trên địa bàn 7 xã gồm: Kim Thủy, Lâm Thủy, Trường Sơn, Trường Xuân, Tân Trạch, Thượng Trạch, Trọng Hóa.

- Sau khi đấu thầu thành công Dự án Điện mặt trời (QBSC), có thể triển khai trong năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình đã chủ động chỉ đạo Sở Công Thương rà soát, điều chỉnh Dự án điện lưới để tránh trùng lắp với Dự án QBSC. Hiện nay UBND tỉnh Quảng Bình đang thực hiện quy trình phê duyệt điều chỉnh Dự án điện lưới. Theo số liệu Sở Công Thương Quảng Bình cung cấp thì Dự án điện lưới điều chỉnh không còn danh mục nào trùng với Dự án QBSC.

Dự án điện mặt trời mới đầu thầu và chọn xong nhà thầu, còn Dự án điện lưới mới ở mức phê duyệt Dự án đầu tư chưa lập TKKT. Cho đến nay có thể khẳng định không có sự đầu tư trùng lấn giữa 2 dự án trên.

Hình ảnh về lưới điện đã đầu tư trên các Báo đưa tin thực ra là tuyến đường dây điện của dự án cấp điện cho Khu bảo tàng ngoài trời của Bộ đội Trường Sơn do Bộ Quốc phòng đầu tư và các dàn pin mặt trời của dự án do Phần Lan và các tổ chức phi chính phủ tài trợ lắp đặt từ năm 2011 và các năm trước, không thuộc Dự án điện lưới và Dự án QBSC của Tỉnh.

- Phóng viên Hải Vân – Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Sản lượng khai thác than giảm, các kho chứa đều đang ở mức quá tải, do Chính phủ tạm hạn chế XK than. Bộ có giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho ngành than?

Ông Lê Tuấn Phong – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng trả lời:

Để giải quyết tồn kho ngành than, sau khi cân đối nhu cầu sử dụng than trong nước, Bộ Công Thương đã có văn bản đề xuất Chính phủ cho phép XK lượng than không sử dụng đến.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Sản xuất và khai thác than phải có thị trường tiêu thụ. Nếu sản xuất đã vượt qua nhu cầu trong nước thì phải tìm thị trường bên ngoài. Vừa rồi, Bộ Công Thương đã chủ động đề xuất với Chính phủ- sau khi cân đối nhu cầu trong nước- cho phép XK lượng tồn kho.

- Phóng viên Cầm Văn Kình - Báo Tuổi trẻ: Giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng giảm mấy ngày gần đây. Xin cho biết khả năng giảm giá xăng dầu lần điều chỉnh tới đây có hay không?

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước trả lời: Về vấn đề này, trước hết, tôi đề nghị các bạn truy cập vào trang web . Trên đó có thông tin rất rõ ràng. Nhìn lại giá xăng dầu thành phẩm của thế giới từ ngày 20/5 đến nay, giá có xu hướng giảm. Ví dụ, với mặt hàng xăng RON92, giá bình quân 15 ngày, tính đến ngày 31/5 là 81.307 USD/thùng, so với trước đó là bình quân 15 ngày tính đến trước ngày 20/5 ở mức 81.343 USD/thùng - đã giảm được 0,036 USD/thùng. Với mặt hàng dầu thì giá giảm tốt hơn. Ví dụ, giá dầu DO, bình quân 15 ngày tính đến trước 20/5 khoảng 79.135 USD/thùng, tính đến 31.5 chỉ còn 76.926 USD/thùng, giảm được khoảng 2,2 USD/thùng. Điều này không có gì bí mật, tất cả có trên mạng. Theo quy trình, đến ngày 04/6 tới là thời điểm công bố giá cơ sở. Hy vọng xu hướng giảm tiếp trong 3 ngày tới. Việc điều hành giá sẽ tiếp tục thực hiện theo Nghị định 83.

Cần lưu ý, có một số bạn phóng viên nhầm khi dẫn chiếu giá dầu thô trong khi theo quy định của Nghị định 83 việc tính toán, điều hành giá cơ sở là căn cứ giá xăng dầu thành phẩm và được tính theo chu kỳ 15 ngày chứ không phải là giá xét từng ngày.

- Phóng viên Phạm Tuyên – Báo Tiền Phong: Năm 2014, Petrolimex Singapore, công ty con của Petrolimex bị lỗ hơn 13.300 tỷ đồng, khiến tổng lợi nhuận của Tập đoàn giảm mạnh. Petrolimex đã phải báo cáo Bộ Công Thương hỗ trợ cho phép mua lại toàn bộ công ty con ở Singapore và có báo cáo với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về nguyên nhân thua lỗ. Lãnh đạo Bộ đã yêu cầu Lãnh đạo Petrolimex kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm. Đến nay việc báo cáo, xử lý trách nhiệm của Petrolimex đối với việc thua lỗ của Petrolimex Singapore đã thực hiện đến đâu? Quan điểm của Bộ thế nào về vụ việc này?

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước trả lời: Việc DN kinh doanh lỗ lãi là theo cơ chế thị trường. Petrolimex Singapore là pháp nhân hoạt động theo luật của nước sở tại. Đây là câu chuyện quan hệ giữa công ty mẹ và công ty thành viên; công ty ở tại nước ngoài với Petrolimex. Petrolimex Singapore có nhiều năm kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, việc lỗ của DN là lãi xử lý theo điều lệ của tập đoàn, thứ hai theo thị trường. Chúng tôi ghi nhận câu hỏi này và sẽ điều chuyển câu hỏi cho Petrolimex.

- Phóng viên Tuấn Anh – Báo Diễn đàn doanh nghiệp: Theo Thứ trưởng, việc Quốc hội Hoa Kỳ trao cho Tổng thống Obama quyền đàm phán nhanh có thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán Hiệp định TPP không?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Liên quan đến những thỏa ước về kinh tế và chính trị, Tổng thống Hoa Kỳ được Quốc hội giao quyền đàm phán nhanh để thúc đẩy đàm phán những Hiệp định thương mại. Trên thực tế, thời gian qua, trên chính trường quốc tế cũng như Hoa Kỳ cũng nói khá nhiều về vấn đề Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống Obama và chúng ta hy vọng rằng với thẩm quyền mới này, Tổng thống Obama sẽ có điều kiện chỉ đạo các nhà đàm phán Hoa Kỳ đẩy nhanh quá trình đàm phán TPP để sớm đi đến ký kết. Tuy nhiên, chúng tôi không dám khẳng định TPP sẽ được ký trong tháng 6 tới, bởi để ký kết Hiệp định này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nhiều quốc gia đàm phán khác trong TPP.

- Phóng viên Tuấn Anh – Báo Diễn đàn doanh nghiệp: Xin Bộ Công Thương cho biết tiến trình đàm phán Hiệp định TPP?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Vòng đàm phán TPP đang đến hồi kết. Vài tháng nay, các nước tham gia đều rất tích cực đàm phán các nội dung chủ chốt để sớm kết thúc Hiệp định này. Với sự tích cực như vậy, các bên đều có quyền hy vọng việc đàm phán sẽ sớm kết thúc. Nội dung đàm phán của mỗi quốc gia và nhóm nước đều là bí mật và nhạy cảm. Bởi vậy, chúng tôi chỉ có thể chia sẻ rằng, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác đều quyết tâm ủng hộ và muốn kết thúc sớm đàm phán này.

- Phóng viên Mai Hương – Báo Nông thôn ngày nay: Gạo tồn kho nhiều, XK khó khăn các DN kiến nghị bỏ điều kiện kinh doanh XK gạo để XK tự do hơn. Quan điểm của Bộ như thế nào?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Chúng ta đã chứng kiến XK gạo và nông sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn từ đầu năm đến nay. Trên thực tế khối lượng và kim ngạch đều sụt giảm trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo phân tích có một số nguyên nhân cơ bản: Nguồn cung trên thế giới tăng nhanh, kể cả số lượng các nước tham gia XK cũng như nguồn gạo XK dẫn đến cạnh tranh giữa các nước rất mạnh mẽ; Thị trường do người mua quyết định chứ không phải do người bán; Gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar. Các thị trường cũng bị cạnh tranh quyết liệt kể cả các thị trường tập trung như Philippines, Indonesia… cho đến các thị trường thương mại lớn như Trung Quốc, Châu Phi, Trung Đông…

Thứ hai, số lượng các DN đầu mối được đồng ý cấp phép tham gia XK gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP tương đối ổn định với gần 150 DN. Có thời kỳ con số này tới vài trăm DN. Thực tế, thời kỳ nhiều DN XK thì hiệu quả cũng có nhưng cũng nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. Thậm chí, có nhiều DN không đủ điều kiện về tài chính cũng như thiếu gắn kết với nông dân dẫn đến việc trước khi có Nghị định 109/2010/NĐ-CP, khối lượng XK 6 – 7 triệu tấn nhưng giá thành không cao, không có hiệu quả. Chính vì vậy, Chính phủ chỉ đạo cần tổ chức lại hoạt động XK gạo để đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích DN và người nông dân. Vì vậy, thời gian qua chúng ta có số lượng các DN ổn định trên cơ sở sàng lọc của địa phương, hiệp hội và Bộ Công Thương.

Quan điểm cho rằng, cần mở rộng cho các DN tham gia XK, chúng tôi cũng thấy có nhiều khía cạnh để tiếp cận. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, không phải số lượng nhiều hay ít mà vấn đề các DN nào có tiềm lực và có điều kiện tiếp cận thị trường, tổ chức gắn kết với sản xuất, xây dựng thương hiệu có hiệu quả hơn. Chúng tôi chưa thấy cần thiết tăng số lượng DN tham gia XK, nếu có thì ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định 109/2010/NĐ-CP.

- Phóng viên Trần Hường – VnMedia: Vừa qua nông dân ở một số địa phương phản ánh điện cho sản xuất rất yếu ,thậm chí không đủ chạy quạt, điển hình là Bình Định… Vậy Bộ Công Thương có biết thông tin này và giải pháp để xử lý tình trạng này như thế nào?

Ông Đinh Thế Phúc – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực trả lời: Do thời tiết nắng nóng nên xảy ra tình trạng quá tải cục bộ ở một số khu vưc và DN ở một số thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra ở địa chỉ cụ thể nào thuộc tỉnh Bình Định thì hiện tại, Cục Điều tiết Điện lực chưa biết. Do đó, Cục nhờ phóng viên báo chí cung cấp địa chỉ cụ thể để Cục yêu cầu Tổng công ty Điện lực Miền Trung xem xét và khắc phục tình trạng này. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do quá tải tại một số thời điểm. Nhìn chung, việc cải tiến chất lượng điện áp thời gian qua đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, sau khi có các dự án cấp điện nông thôn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, do ngân sách nhà nước cấp cũng như với những nỗ lực của EVN, hiện nay, 100% số xã và trên 98% hộ dân nông thôn đã có điện và chất lượng cấp điện ở mức tương đối tốt.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Chúng tôi chưa thể nắm bắt được chi tiết cụ thể và mong muốn các phóng viên cung cấp thông tin để Bộ Công Thương xử lý kịp thời. Nguyên tắc của Bộ là đảm bảo không thiếu điện, đặc biệt trong mùa khô. Còn những tình trạng cục bộ tại địa phương, chúng tôi sẽ kiên quyết khắc phục ngay.

- Phóng viên Nguyễn Xuân Tiến- VTC1: Bộ Công Thương có quan ngại về việc NK ô tô dưới 9 chỗ trong 5 tháng đầu năm? Bộ có giải pháp điều hành như thế nào?

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu trả lời: Đối với mặt hàng ô tô, thời gian qua, có sự tăng trưởng với dòng ô tô 9 chỗ. Theo số liệu 5 tháng, Việt Nam đã nhập hơn 14.047 chiếc, trị giá 175 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, con số trên khá cao, tức là tăng 62% về lượng và tăng 60% về giá trị. Những tháng đầu năm, NK ô tô của Việt Nam tăng đột biến nhưng trong những tháng gần đây đã giảm dần. Cụ thể, tháng 5 chúng ta đã nhập 1.500 chiếc, giảm 29% về lượng. Tháng 4 cũng giảm so với tháng 3. Hiện tại, Bộ đang giám sát chặt chẽ và đánh giá tác động để có biện pháp phù hợp.

- Phóng viên Cầm Văn Kình – Báo Tuổi trẻ: Việt Nam vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do với liên minh kinh tế Á – Âu. Xin cho biết cụ thể ngành nào sẽ thuận lợi, ngành nào sẽ khó khăn? Các ngành cụ thể như nông sản, thủy sản, dệt may của Việt Nam thuế sẽ về 0% từ khi nào?

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu trả lời: Thứ 6 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng của 5 nước thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu và Chủ tịch Ủy ban kinh tế Á – Âu đã ký Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh này. Hiệp định này xác định 3 ngành có lợi thế lớn nhất: Thủy sản, dệt may và da giày. Về cơ bản các nhóm hàng này đều đạt được mục đích. Cụ thể: đối với thủy sản chế biến, Liên minh Kinh tế Á - Âu đã chấp nhận giảm thuế nhập khẩu về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực; tương tự là da giầy mà chủ yếu là mặt hàng giày thể thao thuế cũng về 0%. Đối với dệt may, có một số đề xuất giảm 0%, còn lại một số giảm theo lộ trình.

Tuy nhiên, ngành gặp khó là ngành thép, bởi Liên minh Kinh tế Á - Âu có các nước thành viên là quốc gia sản xuất thép lớn trên thế giới. Vì vậy, khi ký Hiệp định này ngành thép chấp nhận mở cửa một phần, sản xuất thép trong nước đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, Chính phủ đã xem xét bảo hộ một cách tối đa mặt hàng trong nước đang sản xuất được.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Khi đã mở cửa và tham gia vào toàn cầu hóa, chúng ta phải chấp nhận nguyên tắc kinh tế thị trường. Các biện pháp của Chính phủ cũng như cơ quan kinh tế nhà nước sẽ bảo vệ và hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước, trong đó có doanh nghiệp thép. Nhưng đây cũng chỉ là tạm thời và có thời gian nhất định. Vì vậy, ngành thép phải chấp nhận cạnh tranh với các sản phẩm thép nhập ngoại từ các nền kinh tế khác và đặc biệt đối với các FTA mà chúng ta đã ký. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những dư địa, điều kiện thuận lợi để có thể hỗ trợ giai đoạn đầu cho doanh nghiệp thép, đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật mà chúng ta tiếp tục tính toán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng cơ quan hữu quan đấu tranh chống gian lận thương mại.

- Phóng viên Quỳnh Trang – Báo Lao Động: Vừa qua, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ phương án bán cổ phần của SABECO. Vậy quan điểm của Bộ Công Thương về vấn đề này ra sao? Bán một lần hay bán thế nào? Làm thế nào để bán được giá mà không mất vốn trong thời điểm hiện nay?

Ông Bùi Trường Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ trả lời: Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thoái vốn Nhà nước tại SABECO, hiện nay, Nhà nước đang nắm hơn 89% cổ phần tại đơn vị này. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo bán cổ phần với 4 nguyên tắc: Thứ nhất là nâng cao năng lực quản trị của DN, thứ hai là giữ được thương hiệu sản phẩm của DN, thứ ba là đem lại lợi nhuận tối đa cho Nhà nước và cuối cùng là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của các cổ đông. Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã trình phương án bán cổ phần tại SABECO, trong đó trình cả 2 phương án bán một lần và bán nhiều lần. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ công khai tiêu chí và phương thức bán, đồng thời mời các nhà đầu tư tham gia, đảm bảo đúng nguyên tắc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm phóng viên Thời sự
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo Chính phủ

Tin mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và tham quan các dự án nằm trong khu kinh tế.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Sáng 1/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Sáng 30/10, tại Bộ Công Thương đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Việc ký Hiệp định CEPA với UAE được kỳ vọng là một đòn bẩy quan trọng cho Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội thương mại và đầu tư tại thị trường Trung Đông.
Hyundai Palisade xuất khẩu sang Thái Lan: Bước tiến

Hyundai Palisade xuất khẩu sang Thái Lan: Bước tiến 'vượt bậc' của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có bước tiến “vượt bậc''. Sự kiện xuất khẩu lô xe Hyundai Palisade sang Thái Lan ngày hôm nay (29/10) là minh chứng.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đoàn Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đoàn Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức

Ngày 28/10, tại Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp, làm việc với đoàn đại biểu Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ).
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Chiều 28/10, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE CEPA đã được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE.
Bộ Công Thương bổ nhiệm bà Trịnh Thị Thu Hiền làm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương bổ nhiệm bà Trịnh Thị Thu Hiền làm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Chiều 28/10, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đối với bà Trịnh Thị Thu Hiền.
Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Ngày 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô của Vinfast.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Thảo luận tại tổ chiều 26/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách
Việt Nam - Ấn Độ mở rộng hợp tác kinh tế, tập trung phát triển năng lượng xanh

Việt Nam - Ấn Độ mở rộng hợp tác kinh tế, tập trung phát triển năng lượng xanh

Ngày 25/10, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Ấn Độ nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Chùm ảnh: Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Vietnam Motor Show 2024

Chùm ảnh: Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp các phái đoàn châu Âu về hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp các phái đoàn châu Âu về hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng

Trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024), Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có buổi tiếp và làm việc với các phái đoàn châu Âu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động