Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ Công Thương khuyến nghị giải pháp xuất khẩu nông sản ổn định sang thị trường Trung Quốc

Dịch Covid-19 bùng phát khiến hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (biên mậu) ách tắc. Làm gì để cho nông sản Việt Nam xuất khẩu bền vững, một lần nữa lại đang là vấn đề dư luận quan tâm. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Công Thương cho biết, đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp thiết thực giúp cho nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu tối đa sang các thị trường thế giới nói chung, sang thị trường Trung Quốc nói riêng.    

Nan giải bài toán tiêu thụ

Ùn ứ nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, được mùa mất giá, giải cứu nông sản… là những vấn đề xảy ra thường xuyên, hầu như năm nào cũng có. Bên cạnh đó, thì hiện nay giá nông sản cũng đã tụt giảm so với những năm trước do đã tăng trưởng nóng một thời gian… Nguyên nhân khiến xuất khẩu nông sản thường gặp khó khăn, theo Bộ Công Thương, là do nền nông nghiệp Việt Nam qui mô còn nhỏ, lẻ, phân tán, tự phát, phát triển manh mún và theo phong trào, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho xuất khẩu. Chất lượng các mặt hàng nông sản của Việt Nam không đồng đều, khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Sản xuất và tiêu thụ nông sản vẫn thiếu sự liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến đến phân phối, tiêu thụ, xuất khẩu. Thiếu sự liên kết sản phẩm theo vùng, theo địa phương, trong đó doanh nghiệp tiêu thụ chưa được coi là một yếu tố hạt nhân, then chốt trong qui trình này, dẫn đến việc tổ chức sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao.

de xuat khau nong san on dinh sang thi truong trung quoc
Xe chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn

Trong xu thế của nền kinh tế thị trường, sản xuất và phân phối lưu thông là phải đáp ứng được nguyên tắc gắn kết với thị trường theo qui luật cung - cầu. Bộ Công Thương cho rằng: Chỉ khi nào nông nghiệp Việt Nam tổ chức được sản xuất hiệu quả theo qui mô lớn, tập trung; gắn sản xuất với tín hiệu của thị trường; tổ chức các hệ thống phân phối, thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại; liên kết nông dân bằng mô hình hợp tác xã kiểu mới; các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một chuỗi giá trị trong đó doanh nghiệp được coi là yếu tố hạt nhân, then chốt; nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả; xây dựng và bảo vệ được thương hiệu các mặt hàng nông sản, đa dạng hóa các thị trường tiêu thụ...; khi đó, mới có thể giải quyết được tận gốc vấn đề cho xuất khẩu nông sản ổn định, bền vững.

Xác định nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế Việt Nam có nhiều thế mạnh, tiềm năng phát triển và có vai trò quan trọng phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy trong quá trình đàm phán hội nhập quốc tế, đoàn đàm phán của Việt Nam luôn đặt mục tiêu để đạt được phương án tốt nhất cho hàng hóa nông sản của mình có được những điều kiện và cơ hội tốt nhất để xuất khẩu.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khai thác lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết (FTA) thông qua nội luật hóa các cam kết, tuyên truyền về tiến trình hội nhập và giải thích các cam kết; Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu, cấp C/O qua internet; Triển khai hiệu quả, đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin liên quan đến các FTA tới cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng dưới nhiều hình thức như hội thảo, hội nghị, tập huấn, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, báo chí… ; Tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng theo dõi sát và cập nhật tình hình giá cả, những biến động của thị trường thế giới, dự báo tình hình thị trường xuất khẩu để kịp thời phổ biến, hướng dẫn tới hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thông qua nhiều hình thức để định hướng, tổ chức kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, kịp thời chuẩn bị và ứng phó với những biến động của thị trường. Chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu để kịp thời thông tin cho các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp, đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản kỹ thuật, thương mại bất hợp lý.

Thực hiện đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020, chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối triển khai các chương trình liên kết ổn định, lâu dài với nông dân để tiêu thụ hàng hóa qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước. Đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng các hoạt động có tác dụng lâu dài, giảm các hoạt động chỉ có tác dụng nhất thời (hội chợ, triển lãm), chú trọng xúc tiến thương mại trung và dài hạn hướng vào một mặt hàng, một thị trường cho tới khi đạt kết quả cụ thể. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại (giao thông, vận tải, logistics…) nhằm tăng khả năng kết nối phục vụ lưu thông hàng hóa nông sản…

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang tiếp tục làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ trì về quản lý chất lượng, kiểm dịch động thực vật và an toàn thực phẩm đối với nông, lâm thủy sản) cùng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng nhằm triển khai đồng bộ, quyết liệt một số nội dung về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản xuất khẩu; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ nông dân không chỉ về tiêu chuẩn của nước nhập khẩu mà còn về phương thức sản xuất, nuôi trồng phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn đó; lập cơ sở sữ liệu về các biện pháp an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính, công bố để các doanh nghiệp tham khảo.

de xuat khau nong san on dinh sang thi truong trung quoc
Thu hoạc thanh long ở Bình Thuận. Ảnh minh họa

Chủ động và thay đổi tư duy

Để xuất khẩu nông sản bền vững sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị: UBND các tỉnh trên tuyến biên giới phía Bắc cần liên tục cập nhật tình hình chính sách phía Trung Quốc và xuất khẩu tại các cửa khẩu trọng điểm, nhất là vào dịp cao điểm để phối hợp với các địa phương sản xuất nông sản xuất khẩu cảnh báo, điều phối hiệu quả hàng hóa đưa lên biên giới; thu hút đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực biên giới, tăng cường cơ chế phối hợp của các lực lượng chức năng hai nước làm nhiệm vụ ở cửa khẩu để tạo thuận lợi và có những biện pháp kị thời tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu; quán triệt chủ trương thúc đẩy trao đổi thương mại chính ngạch, từng bước giảm dần xuất khẩu tiểu ngạch.

UBND các tỉnh sản xuất nông sản xuất khẩu trọng điểm cần chủ động nắm bắt thông tin, liên quan về thị trường Trung Quốc và diễn biến hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới để khuyến nghị tới người nông dân, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt các văn bản khuyến nghị của các bộ, ngành liên quan về thị trường Trung Quốc; phổ biến, định hướng và hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp… tái cơ cấu sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc, thay đổi nhận thức về phương thức xuất khẩu để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch.

Các hiệp hội ngành hàng tích cực, thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin, định hướng về thị trường Trung Quốc; hỗ trợ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiêp trong công tác đăng ký mã số vùng trồng, đăng ký cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc thực vật, kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu; nâng cao nhận thức về tính đoàn kết, điều phối, hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp để hỗ trợ giải quyết có hiệu quả tình trạng ép giá trong thương mại nông sản qua biên giới.

Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản cần chủ động theo dõi sát tình hình khu vực biên giới nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu để tránh phát sinh ùn ứ và gặp các tác động bất lợi khác; chủ động nắm bắt nhu cầu, thị hiếu thị trường, các qui định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của Trung Quốc cũng như các khuyến cáo cơ quan quan nhà nhước có chức năng; thay đổi tư duy tiếp cận thị trường, chuyển từ phương thức giao dịch xuất khẩu nông sản tiểu ngạch sang chính ngạch; tuân thủ tốt các qui định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các qui định, tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu Việt nam đã thỏa thuận với Trung Quốc, nhất là để tận dụng tốt cơ hội thị trường Trung Quốc phục hồi sau dịch Covid-19; xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh lâu dài, bài bản với các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua mạng lưới phân phối phù hợp với thị trường; tăng cường phát triển thương hiệu, mẫu mã và bao bì sản phẩm, nâng cao trình độ nghiệp vụ thương mại, hiểu biết về ngồn ngữ nhằm đáp ứng được đúng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm Vietstock 2024 có gì đặc biệt?

Triển lãm Vietstock 2024 có gì đặc biệt?

Ngày 9/10/2024, Triển lãm Vietstock 2024 đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Triển lãm Fi Vietnam 2024: Điểm đến cho các doanh nghiệp nguyên liệu thực phẩm và đồ uống

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Điểm đến cho các doanh nghiệp nguyên liệu thực phẩm và đồ uống

Triển lãm Fi Vietnam 2024 đã khai mạc vào sáng ngày 9/10/2024, tại Trung tâm hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Ban hành Bản câu hỏi điều tra cho nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu

Ban hành Bản câu hỏi điều tra cho nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu

Ban hành bản câu hỏi điều tra cho nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu vụ điều tra áp dụng chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông đặc sản của Sóc Trăng tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông đặc sản của Sóc Trăng tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Sóc Trăng đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ, giảm thiểu nguy cơ Hoa Kỳ có thể áp dụng biện pháp siết chặt hơn nữa với gỗ dán của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Ngày 8/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới 2024: Tăng tốc, Vươn tầm, Bứt phá thành công

Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới 2024: Tăng tốc, Vươn tầm, Bứt phá thành công

Sáng ngày 9/10, Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới 2024 với chủ đề “Tăng tốc. Vươn tầm. Bứt phá thành công".
Hà Nội: Thương mại điện tử tăng tốc phát triển

Hà Nội: Thương mại điện tử tăng tốc phát triển

Trong thời gian vừa qua, thương mại điện tử Hà Nội- trụ cột của nền kinh tế số đã bứt phá và trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp Thủ đô.
Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Cà phê có giá tăng cao kỷ lục đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Theo Bộ Công Thương, danh sách thương nhân xuất khẩu gạo cả nước tính đến ngày 8/10/2024 gồm 157 thương nhân.
9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 9 tháng năm đạt 991 triệu USD, trong đó, tiêu đen đạt 781,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 142,1 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Hải quan hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử…
Infographic | Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024

Infographic | Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê cho thấy nền kinh tế tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực.
Xuất khẩu giày dép duy trì tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu giày dép duy trì tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép đạt 16,538 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ, con số này phản ánh bức tranh ngày một “sáng” của ngành da giày.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2024 mang về kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng khu vực này.
Chỉ số niềm tin kinh doanh quý 3 tại Việt Nam tăng nhẹ

Chỉ số niềm tin kinh doanh quý 3 tại Việt Nam tăng nhẹ

Chỉ số niềm tin kinh doanh quý 3 năm 2024 của EuroCham vừa công bố cho thấy xu hướng tăng nhẹ, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trong một năm đầy biến động.
Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại sẵn có.
HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

Nhiều công nghệ mới nhất của ngành dệt may sẽ được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp dệt và may – Thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2024.
4 điều hấp dẫn không thể bỏ lỡ tại Shopee “10.10 Đại Tiệc Thương Hiệu”

4 điều hấp dẫn không thể bỏ lỡ tại Shopee “10.10 Đại Tiệc Thương Hiệu”

Kéo dài từ nay đến hết ngày 12.10, sự kiện 10.10 thường niên của Shopee là dịp để tôn vinh hàng trăm thương hiệu chính hãng từ Shopee Mall và Shopee Premium.
Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đã đi được 3/4 thời gian của năm với bức tranh có nhiều màu sắc tươi mới. Dự báo, xuất nhập khẩu sẽ đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD trong năm nay.

''Nghề Chủ Chốt': Từ tôn vinh giá trị nghề sáng tạo đến lan tỏa những câu chuyện nhân văn

Song song với việc tôn vinh nghề livestream trên nền tảng TikTok Shop, Nghề Chủ Chốt đã lan tỏa những câu chuyện xúc động và mang đậm tính nhân văn.
Thử thách cho các nhà sáng tạo trẻ tại

Thử thách cho các nhà sáng tạo trẻ tại 'Nghề Chủ Chốt'

Với tinh thần nhiệt huyết, Phạm Thoại lần lượt hướng dẫn từng học trò hoàn thành thử thách mới của “Nghề Chủ Chốt”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động