Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng khu vực này.
Đắk Nông: Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp cửa khẩu, phát triển hạ tầng thương mại biên giới Gia tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại qua biên giới An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thương mại biên giới

Thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương

Với hơn 5.000km đường biên giới chia sẻ với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực, trở thành cửa ngõ kết nối thương mại quan trọng giữa các quốc gia láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng với các nền kinh tế phát triển trên thế giới nói chung.

Để thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên toàn tuyến biên giới đất liền, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại biên giới với Chính phủ các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia... Đặc biệt, công tác xúc tiến thương mại qua cửa khẩu luôn được quan tâm triển khai và mang lại kết quả tích cực.

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới
Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Ảnh: TTXVN

Bà Nguyễn Thị Mai Linh - Trưởng phòng Thuận lợi hóa thương mại - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, thương mại biên giới đang đứng trước những cơ hội phát triển mới. Trong đó, tuyến biên giới đất liền với hệ thống các cửa khẩu, đường giao thông, các hành lang kinh tế xuyên quốc gia, các khu hợp tác kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do và khu bảo thuế đã và đang được xây dựng, nâng cấp, được đánh giá là một trong những cửa ngõ chính, quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thành lập, tạo nên động lực lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai thị trường ASEAN và Trung Quốc…

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt 50,38 tỷ USD, tăng 52,2% so với năm 2022, chiếm 27,68% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu song phương với 3 thị trường.

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các thị trường này cũng có sự gia tăng mạnh. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đã đạt 43,6 tỷ USD, tăng 1%. Cũng trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hoá sang Lào đạt 429,5 triệu USD, tăng 20,6%. Xuất khẩu sang Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu xuất khẩu này có một phần quan trọng từ thương mại biên giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thương mại biên giới toàn tuyến biên giới đất liền còn nhiều khó khăn. Mặc dù cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu các tỉnh biên giới đã được quan tâm đầu tư, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, tuy nhiên hệ thống logistics vẫn còn một số vấn đề như khó khăn trong khai thác đường sắt với Trung Quốc do chưa đồng bộ về khổ đường ray; hệ thống sông dốc, nhiều đá ngầm khi khai thác vận tải; chưa có trung tâm logictics với đầy đủ các chức năng cơ bản…

Song song với đó, với đối tác lớn như Trung Quốc, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc chủ yếu là nông sản, trái cây; số lượng chủng loại nông sản, trái cây được xuất khẩu cũng hạn chế so với tiềm năng sản xuất, chế biến nông sản, trái cây của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản chưa được ký Nghị định thư về kiểm dịch nên phải kiểm tra thực tế 100% lô hàng, ảnh hưởng đến thời gian thông quan. Trên tuyến biên giới giáp Campuchia, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có cơ cấu tương đồng với hàng hóa của Thái Lan, Trung Quốc và chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã và giá cả…

Tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới

Để đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới, các cơ quan chức năng đang nỗ lực xây dựng các văn bản pháp lý, trình Chính phủ ban hành nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới. Bên cạnh đó, thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng cường các giải pháp quảng bá cho sản phẩm, hàng hoá Việt.

Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định về phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới. Theo đó, Nghị định số 122/2024/NĐ-CP vẫn quy định 3 phương thức thanh toán là: Thanh toán qua ngân hàng; thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng); và thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, theo quy định mới thì phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ được áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Đồng thời, Nghị định số 122/2024/NĐ-CP bổ sung Điều 4a quy định về tiêu chuẩn hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới.

Theo đó, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

Nghị định số 122/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới như sau: Thương nhân, công dân mang quốc tịch Việt Nam đã đăng ký cư trú tại khu vực biên giới.

Thương nhân, công dân mang quốc tịch của nước có chung đường biên giới, có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực, còn giá trị sử dụng theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 51/2019/QH14 và Luật số 23/2023/QH15; thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung đường biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung đường biên giới.

Ngoài ra, Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 của Điều 21 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về xuất nhập cảnh người và phương tiện của Việt Nam.

Cụ thể, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa, nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền là công dân Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 23/2023/QH15.

Riêng người điều khiển phương tiện, ngoài giấy tờ quy định nêu trên còn phải có giấy phép điều khiển phương tiện phù hợp với loại phương tiện điều khiển.

Phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của Việt Nam được đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị định này để ra hoặc vào chợ biên giới của nước có chung đường biên giới, phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới.

Nghị định còn nêu, trong năm 2029, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hoá theo hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân biên giới phải có mặt để làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2030, hàng hoá chỉ được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); cửa khẩu phụ; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối mở biên giới đã hoàn thành trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới, lối mở biên giới theo quy định pháp luật hiện hành và đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa.

Nghị định Nghị định số 122/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Theo Bộ Công Thương, danh sách thương nhân xuất khẩu gạo cả nước tính đến ngày 8/10/2024 gồm 157 thương nhân.
9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 9 tháng năm đạt 991 triệu USD, trong đó, tiêu đen đạt 781,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 142,1 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Hải quan hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử…

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2024 mang về kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại sẵn có.
Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đã đi được 3/4 thời gian của năm với bức tranh có nhiều màu sắc tươi mới. Dự báo, xuất nhập khẩu sẽ đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD trong năm nay.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa dự báo lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD

Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024 thì tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD.
Giá cà phê xuất khẩu lao dốc ngay trước thềm vụ thu hoạch mới

Giá cà phê xuất khẩu lao dốc ngay trước thềm vụ thu hoạch mới

Thông tin cơ bản xoay chiều, cùng sự dịch chuyển dòng tiền khi căng thẳng địa chính trị leo thang là nguyên nhân hàng đầu gây sức ép lên giá cà phê xuất khẩu.
Dư địa lớn cho xuất khẩu những tháng cuối năm

Dư địa lớn cho xuất khẩu những tháng cuối năm

9 tháng, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Dư địa xuất khẩu tháng cuối năm 2024 là rất lớn.
9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 16,3%

9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 16,3%

Theo số liệu mới công bố sáng ngày 6/10 của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa quý IV: Dồn lực về đích

Xuất khẩu hàng hóa quý IV: Dồn lực về đích

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Hiện, các doanh nghiệp đang chạy đua để hoàn thiện những kế hoạch đặt ra cho cả năm 2024.
Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu của tất cả các loại hình qua địa bàn tỉnh đạt 46.362,2 triệu USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất hạt điều cho Việt Nam

Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất hạt điều cho Việt Nam

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu điều từ thị trường Campuchia, đạt 797.000 tấn, tăng 32% về lượng và 25% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không hạ mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không hạ mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2024

Với việc tăng tốc phục hồi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng tăng trưởng toàn ngành năm 2024 sẽ đạt 3,2 - 4%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 578,47 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 578,47 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước ước đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%.
Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng trưởng ba con số

Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng trưởng ba con số

Tính từ đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 11,6 nghìn tấn cao su sang thị trường Malaysia, trị giá 16 triệu USD, tăng 178% về lượng và 194% về kim ngạch.
Tổng cục Hải quan yêu cầu rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Tổng cục Hải quan yêu cầu rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Tổng cục Hải quan có Văn bản số 4736/TCHQ-TXNK ngày 2/10/2024 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu.
Tháng 9, xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay

Tháng 9, xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2024 xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay, giảm 14,7% về lượng và 11,6% về trị giá so với tháng 8/2024.
Chi gần 1 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu gạo để làm gì?

Chi gần 1 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu gạo để làm gì?

Là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, nhưng Việt Nam cũng chi ra gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng qua. Đâu là lý do của việc này?
Xuất khẩu hàng hóa sang Đức tăng trưởng đạt 5,2 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa sang Đức tăng trưởng đạt 5,2 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 5,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
9 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

9 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động