Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 12:53

Bộ Công Thương nâng cao chất lượng công tác dân vận

Thời gian qua, công tác dân vận của Bộ Công Thương đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính…

Nhiều kết quả tích cực trong công tác dân vận

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận, dân chủ, Bộ Công Thương luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện công tác dân vận như: Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị (thay thế Quyết định số 290-QĐ/TW); Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp; Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”…

Theo đó, tại Báo cáo tổng kết công tác dân vận từ năm 2021 đến hết tháng 5/2024 (giai đoạn 2021-2026), Bộ Công Thương cho biết: Công tác thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội liên quan đến công tác dân vận; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông qua bài học “dân là gốc”, Bộ Công Thương luôn quan tâm, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị quán triệt, nghiên cứu, tham mưu, thể chế hóa trong các quy định của pháp luật. Về xây dựng, ban hành chính sách pháp luật, Bộ Công Thương đã triển khai soạn thảo và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc thông qua nhiều dự án Luật đã được Quốc hội thông qua trong giai đoạn 2021-2026; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2024 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền 4 Thông tư và 7 Quyết định liên quan đến công tác dân vận và quy chế dân chủ.

Thời gian qua, công tác dân vận của Bộ Công Thương đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính…

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã ban hành các văn bản: Công văn số 7396/BCT- TCCB ngày 24/10/2023 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Công điện 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 về tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Công văn số 8109/BCT-TTB ngày 15/11/2023 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Những nội dung ban hành nêu trên giúp Bộ tiếp cận gần hơn và lấp các khoảng trống pháp lý trong hoạt động công vụ và công tác dân vận hướng tới trực tiếp là người dân.

Về thực hiện chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước; việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, công chức về công tác dân vận, Bộ Công Thương cho hay: Ban cán sự Đảng phối hợp với Đảng uỷ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận tại các cấp uỷ, tổ chức đáng trực thuộc Bộ Công Thương. Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tích cực tham gia việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời, phối hợp, tạo điều kiện cho công đoàn, các đoàn thể tham gia giám sát các hoạt động của cấp uỷ, tổ chức Đảng trực thuộc; các ý kiến, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được tổng hợp và phản ánh kịp thời qua các hội nghị cán bộ, công chức hàng năm của cơ quan.

Các cấp uỷ, tổ chức Đảng trực thuộc phát huy cao tính dân chủ, tạo điều kiện để cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tham gia giám sát, đóng góp ý kiến trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng các chính sách, quy chế, quy định có tác động trực tiếp đến cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận trong công cuộc xây dựng Đảng, Bộ Công Thương thường xuyên quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận, bám sát các quan điểm chỉ đạo, phương hướng và nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 23/6/2013 và Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể, của mỗi cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện, thực thi công vụ và công tác dân vận”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, về việc chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân; thanh tra, kiểm tra, xử lý tham nhũng, tiêu cực, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ.

Bộ Công Thương đã chú trọng đẩy mạnh công tác dân vận tại cơ quan, đơn vị, trọng tâm là thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng tham mưu chủ trương, chính sách hợp lòng dân và thực hành nền hành chính dân chủ, kỷ cương, công khai, minh bạch và trách nhiệm; sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa, công khai hóa, nêu cao đạo đức công vụ, chống quan liêu, sách nhiễu nhân dân.

Tăng cường phối hợp với cấp uỷ các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận; trong công tác thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận bằng các Chương trình, Kế hoạch công tác, việc tổ chức thực hiện Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động,.. Hằng năm, Ban cán sự Đảng và Đảng uỷ Bộ Công Thương cũng thường xuyên quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.

Luôn bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng

Theo Bộ Công Thương, Ban cán sự Đảng Bộ đã luôn bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phối hợp chặt chẽ giữa Ban Dân vận và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động; phát huy trách nhiệm gắn với nhiệm vụ chính trị được giao.

Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, Bộ Công Thương nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận trong tình hình mới; tập trung trọng tâm vào Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp; Kết luận số 120-KL/TW ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng triển khai các nội dung tại Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phối hợp số 03-CTr/BDVTW-BCSĐCP ngày 15/12/2021 giữa Ban Dân vận Trung ương và Ban cán sự Đảng Chính phủ về công tác dân vận giai đoạn 2021-2026. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác dân vận và quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thường xuyên kiện toàn các Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở các cấp; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của các cơ quan, đơn vị cho phù hợp hơn với thực tế; coi trọng công tác, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức về ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, Bộ Công Thương nêu rõ.

Cũng theo Bộ Công Thương, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa, công khai hóa, nêu cao đạo đức công vụ; tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật, chống quan liêu, hách dịch nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, người đứng đầu cấp ủy duy trì việc tiếp xúc với cán bộ, người lao động, sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Thường xuyên nắm bắt tình hình, tích cực chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tạo điều kiện phát huy hơn nữa vai trò làm chủ của cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường đoàn kết và phát huy sức mạnh tập thể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kế hoạch, chương trình công tác; tích cực phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh”, Bộ Công Thương cho biết.

Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan truyền thông thuộc Bộ xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, địa phương, các tập thể, cá nhân điển hình, gương người tốt, việc tốt về công tác dân vận chính quyền, trong phong trào “Dân vận khéo”. Cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Xem chi tiết tại đây.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học