Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ |
Hội nghị dự kiến sẽ do Lãnh đạo Bộ Công Thương chủ trì. Thành phần tham dự ngoài Lãnh đạo Bộ Công Thương và đại diện một số đơn vị thuộc bộ, dự kiến có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tư pháp; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường… cùng sự tham gia của các địa phương trên cả nước.
Sắp diễn ra Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp. Ảnh minh họa |
Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Nghị định 32) đã được Chính phủ ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2024. Nghị định 32 sẽ thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định 66/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.
Theo Nghị định, Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước có quyền hạn, trách nhiệm: Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, các mẫu văn bản, chế độ báo cáo thống kê, cơ sở dữ liệu về quản lý, phát triển cụm công nghiệp cả nước; có ý kiến đối với phương án phát triển cụm công nghiệp của các địa phương theo quy định.
Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, hỗ trợ xúc tiến đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện phương án phát triển, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh; khen thưởng, xử lý kiến nghị, vi phạm pháp luật về cụm công nghiệp theo thẩm quyền, quy định của pháp luật liên quan.