Bồ Đào Nha đối mặt với nguy cơ phải nhận gói cứu trợ
- Quyết định từ chức của ông Socrates có thể sẽ mở ra thời kỳ bất ổn chính trị cho Bồ Đào Nha tại thời điểm khi Lisbon dưới áp lực ngày càng gia tăng từ các thị trường tài chính.
Cuộc bỏ phiếu thông qua các chương trình này diễn ra 1 ngày trước cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh đạo Châu âu diễn ra vào ngày hôm nay, để bàn về việc liệu Bồ đào Nha có cần tới một gói giải cứu như Hy Lạp và Ireland.
Trong khi đó thì lãi suất vay nợ tại Bồ đào Nha đã tăng liên tục trong những tuần gần đây, khiến cho viễn cảnh quốc gia này sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài ngày càng đến gần.
Thủ tướng Bồ Đào Nha cho rằng, nếu không có chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách mới, theo đó cắt giảm lương hưu và chi tiêu công, thì việc phải nhận cứu trợ từ các tổ chức quốc tế là khó tránh khỏi.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều chuyên gia phân tíc cũng cho rằng việc chi tiêu mất kiểm soát của chính phủ Bồ Đào Nha cần phải chấm dứt nhanh chóng.
Ông Joao Pereira Leite, chuyên gia phân tích tại Banco Carregosa cho biết, trong hoàn cảnh hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài không muốn tham gia vào các tổ chức tài chính tại Bồ Đào Nha. Trong khi đó lãi suất đi vay tại đây đã lên quá cao, cụ thể là mức lãi suất 7 phần trăm cho trái phiến 3 và 5 năm.
Trong khi đó đảng đối lập của Bồ Đào Nha là Đảng xã hội dân chủ, mặc dù ủng hộ kế hoạch thắt lưng buộc bụng trước, tuy nhiên nhận định kế hoạch lần này đã đi quá xa. Nếu bản đề xuất lần này không được thông qua, chinh phủ Bồ Đào Nha sẽ phải bỏ phiếu lại và các nhà lãnh đạo châu âu sẽ theo dõi sát sao phản ứng của giới đầu tư sau động thái này. Tổng thống Cavaco Silva sẽ có cuộc gặp gỡ với các đảng phái chính trị đại diện trong quốc hội vào ngày 25/3 và chính phủ sẽ giữ lại đầy đủ quyền hạn của mình cho đến khi Tổng thống chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Socrates.
InfoTV