Bộ Nội vụ nói gì về quy định bảo vệ cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 Bộ Nội vụ ủng hộ khẩn cấp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 |
Trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An phản ánh hiện nay quy định về chuyển đổi vị trí công tác có nhiều bất cập, không phù hợp, nhất là đối với vị trí cán bộ địa chính, xây dựng và kế toán cấp xã. Vì theo cử tri, những cán bộ này là cán bộ chủ chốt của cấp xã, nắm rõ địa bàn, nhưng lại phải luân chuyển về địa bàn khác, phần nào ảnh hưởng tới công tác tham mưu, cũng như thiệt thòi về công tác quy hoạch cho đối tượng này. Cử tri kiến nghị có giải pháp khắc phục tình trạng này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoạt động tại cấp cơ sở.
Về phản ánh trên, Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Quốc hội đã ban hành Luật phòng, chống tham nhũng và Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 150/2013/NĐ-CP năm 2013) quy định các danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời, Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã giao Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc điều động, chuyển công tác và tiếp nhận công chức cấp xã (trong đó có công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội).
Điều này tạo điều kiện thuận lợi, chủ động, linh hoạt cho chính quyền địa phương trong việc sắp xếp, bố trí công tác đối với đội ngũ công chức cấp xã, đáp ứng điều kiện thực tiễn tại địa phương.