Sau bão số 3 và hoàn lưu của nó, đê Ngọc Tảo - một trong những tuyến giao thông huyết mạch giúp người dân các xã thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, như: Ngọc Tảo, Thượng Cốc, Long Xuyên, Võng Xuyên… đi quốc lộ 32 bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo ghi nhận của phóng viên Vuasanca , đê Ngọc Tảo trải dài từ Km0 đến K14+134, dài 14,134km được xác định là tuyến đê cấp II nằm toàn bộ trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
Xảy ra sự cố sụt lún khiến tuyến đường huyết mạch từ nhiều xã của huyện Phúc Thọ đi quốc lộ 32 hướng về Hà Nội bị chia cắt (Ảnh: Bảo An). |
Đây là tuyến đê có vai trò quan trọng, góp phần phân lũ khi xảy ra sự cố. Sau hoàn lưu bão số 3, tại đê xuất hiện 2 điểm sụt lún, nứt nẻ dài hàng trăm mét.
Cơ quan chức năng đã tiến hành lập rào chắn ở hai đầu đường tại khu vực nơi xảy ra sự cố (Ảnh: Bảo An). |
Để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia lưu thông tại tuyến đường này, cơ quan chức năng đã lập rào chắn ở hai đầu của khu vực mặt đê bị nứt nẻ, sụt lún.
Ở phía bên kia đường hướng vào các xã Hiệp Thuận, Long Xuyên, Võng Xuyên... lực lượng chức năng cũng đã lập rào chắn. Nhiều ô tô đi đến đây buộc phải quay đầu (Ảnh: Bảo An). |
Đồng thời, tiến hành phong tỏa các điểm nói trên bằng dây thép gai, gắn biển cảnh báo để tránh những rủi ro khi có sự cố lớn hơn xảy ra.
Dù đã phong tỏa, cảnh báo nhưng không ít người dân đã ngang nhiên xé rào đi vào trong hiện trường của khu vực xảy ra sự cố. Trong ảnh, một thanh niên sau khi cố tình đi vào điểm sụt lún đã không quay đầu lại mà tìm lối tắt để thoát ra khu vực nguy hiểm (Ảnh: Bảo An). |
Dù cơ quan chức năng đã gắn biển cảnh báo, lập hàng rào chắn hai đầu khu vực của sự cố; nhưng có nhiều người vẫn ngang nhiên bất chấp cảnh báo nguy hiểm vượt rào đi trên mặt đê đang có dấu hiệu sạt lở, sụt lún.
Những người lớn tuổi đi tập thể dục thì vô tư vác xe đạp qua rào chắn rồi đi vào vùng xảy ra sự cố như chưa từng có cảnh báo của cơ quan chức năng (Ảnh: Bảo An). |
Tại các điểm xảy ra sự cố xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m ở giữa đường. Hiện một nửa mặt đường đã bị sụt xuống tạo bề mặt lồi lõm, các rãnh của khu vực bị nứt ngày càng lớn hơn và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Sau khi xé rào, nhiều người vô tư lưu thông qua đoạn đường nứt nẻ và đang có dấu hiệu sạt lở (Ảnh: Bảo An). |
Sau thời gian đợi phương án khắc phục sự cố, nhiều người đã ngang nhiên “xé rào” đi trên mặt đê bất chấp những rủi ro. Thậm chí, nhiều người tập thể dục tại đây còn vô tư vác xe đạp qua rào chắn cảnh báo rồi đi vào tận hiện trường khu vực đê nứt, sụt lún…
Dưới đây là những hình ảnh nhiều người vượt rào, bất chấp cảnh báo đi vào điểm sụt lún:
Hình ảnh người dân vượt rào đi vào hiện trường của sự cố diễn ra ở cả hai đầu đường nơi các lực lượng chức năng làm rào chắn (Ảnh: Bảo An). |
Cảnh tượng này khiến nhiều người ngán ngẩm (Ảnh: Bảo An). |
Không thể đi qua đoạn rào chắn, nhiều người đã vòng xuống chân đê để đi tắt vào khu vực xảy ra nứt nẻ để đi ra quốc lộ 32 (Ảnh: Bảo An). |
Người đàn ông này thậm chí bất chấp nguy hiểm đi vào ngay khu vực xảy ra sụt lún khi ở hai đầu của khu vực này đã được phong tỏa, cảnh báo (Ảnh: Bảo An). |