Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 23:57

Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn về điện và xăng dầu

Tiếp tục nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, hôm nay (24/11), Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ đã đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tập trung vào việc điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, trong đó trọng tâm là vấn đề điều hành giá điện và xăng dầu.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn.

 - Năm 2012, giá điện tăng không có đột biến

Trả lời các câu hỏi của các đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng), Ngô Văn Minh (Quảng Nam) và Lê thị Nga (Thái Nguyên) về hoạt động điều hành giá điện trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định, công tác điều hành giá được thực hiện trên nguyên tắc của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tôn trọng quyền định giá, quản lý chi phí hợp lý và mức lãi phù hợp của doanh nghiệp.

Về giá điện, nhu cầu là rất lớn và nếu không có giá phù hợp sẽ không thu hút được vốn đầu tư vào ngành. Hiện nay trong cơ cấu giá thành không được bao cấp hoàn toàn mà bù chéo cho nhau, trong đó giá than bán cho ngành điện thấp hơn rất nhiều so với thị trường, chỉ bằng khoảng 57-63% giá thành.

Đại biểu Ngô Văn Minh

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng thừa nhận, hiện nay ngành thép và xi măng vẫn đang được bao cấp giá điện với công suất tiêu thụ của hai ngành bằng khoảng 11% tổng sản lượng điện. Trong năm 2010, đã bao cấp 2.547 tỷ đồng tiền điện cho ngành thép.

Việc bao cấp giá điện này cũng đã dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài nhập phôi thép vào Việt Nam để tranh thủ sử dụng giá điện rẻ phục vụ cán thép và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

“Đây là hiện tượng chúng ta cần khắc phục trong điều hành về giá” – Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết thêm, qua kiểm toán cho thấy, năm 2010 EVN có tổng số lỗ trên 23.500 tỷ đồng, trong đó lỗ sản xuất kinh doanh điện là 8.040 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá là 15.465 tỷ đồng. Nguyên nhân được người đứng đầu ngành tài chính đưa ra là do EVN đã phải mua điện giá cao của các đơn vị sản xuất điện cả trong và ngoài ngành.

Còn năm 2011, kế hoạch lỗ của EVN là 11.000 tỷ đồng, nhưng do EVN đã nỗ lực để giảm lỗ nên 9 tháng đầu năm lỗ thực trong sản xuất điện chỉ có 680 tỷ đồng và dự kiến cả năm tổng lỗ khoảng 3.540 tỷ đồng.

Liên quan đến kịch bản giá điện trong năm 2012, Bộ trưởng Tài Chính cho biết, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã thống nhất lấy theo giá thành sản xuất điện của năm 2011 và chưa phân bổ các chi phí còn lại của năm 2010, đồng thời  giữ giá than bán cho điện là từ 57 – 63% giá thành tiêu thụ của than. Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, theo phương án này, giá thành điện trong năm 2012 là 1.242 đồng, tăng 4,6% so giá hiện nay, như thế, giá điện năm 2012 chỉ phân bổ 1/4 lỗ của năm 2010, 1/3 lỗ mua điện ngoài.

“Nếu tăng giá điện thì mức tăng cũng sẽ rất kiềm chế, trong đó toàn bộ giá điện bán cho hộ nghèo và hộ chính sách sẽ vẫn giữ nguyên như hiện nay, kể cả việc hỗ trợ 30 nghìn đồng cũng giữ nguyên” – Ông Huệ khẳng định.

Giá xăng dầu: Không có gì là không minh bạch

Trả lời câu hỏi của các đại biểu Đặng Thế Vinh (Long An), Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng) và Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) về công tác điều hành giá xăng dầu cũng như tình hình lỗ, lãi của các công ty xăng, dầu trong thời gian qua, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, trong năm 2011 đã thực hiện 4 lần điều chỉnh giá xăng dầu. Trong đó có 2 lần tăng, 2 lần giảm.

“Nguồn xăng dầu của chúng ta phụ thuộc 70% vào nguồn nhập khẩu, 30% còn lại từ nguồn trong nước nhưng cũng được tính toán theo giá quốc tế”- ông Huệ phân tích và khẳng định, giá bán lẻ xăng dầu trong nước được tính trên cơ sở xăng dầu thành phẩm của thế giới chứ không phải theo giá dầu thô. Vì thế, khi giá dầu thô thế giới giảm, nhiều người đặt câu hỏi tại sao giá trong nước vẫn đứng im mà chưa tính tới giá xăng dầu thành phẩm thế giới có xuống không.

Đại biểu Lê Thi Nga

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, đã có hiểu lầm về việc báo cáo lãi của Petrolimex sau đó lại báo cáo lỗ 1.800 tỷ. Bởi vì, Petrolimexx được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2006 và sửa đổi năm 2010, được phép hoạt động trong 5 lĩnh vực là xăng dầu, hóa dầu và khí hóa lỏng, vận tải xăng dầu, ngân hàng- bảo hiểm và lĩnh vực dịch vụ xăng dầu. Các hoạt động này là độc lập,nguyên tắc lãi lỗ của các hoạt động này không được bù vào lãi lỗ hoạt động kinh doanh xăng dầu. Do đó, báo cáo của Petrolimex do nhiều nguyên nhân đã trình bày không rõ. Với cả 5 loại hình này thì 3 năm là lãi, nhưng nói riêng về kinh doanh xăng dầu là lỗ. Khi Petrolimex được Chính phủ cho phép cổ phần hóa thì tình hình tài chính phải được thể hiện rõ đối với tổng công ty, do đó phải công bố lãi. Không có gì là không minh bạch ở đây.

Nói thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, theo số liệu công ty kiểm toán Deloitte, năm 2010 Tổng công ty lỗ 219 tỷ đồng, năm 2008, 2009 có cả lỗ và lãi của xăng dầu. Còn năm 2011, tính đến tháng 6 Tổng công ty Xăng dầu báo lỗ 1.800 tỷ, công ty mẹ lỗ 1.600 tỷ đồng. Lỗ chủ yếu do chênh lệch tỷ giá. Riêng chênh lệch tỷ giá là 1.430 tỷ đồng do tháng 3 chúng ta điều chỉnh tỷ giá 9,3%, tại thời điểm đó tổng công ty phải sử dụng 500 triệu đô la mỹ để chuẩn bị mua hàng, số mua chưa thanh toán 200 triệu đô la nữa, tại thời điểm đó lỗ chênh lệch tỷ giá của riêng Tổng công ty này 1.700 tỷ rồi.

Theo Bộ trưởng Huệ, nếu loại chênh lệch tỷ giá 6 tháng năm 2011 và các loại chi phí kinh doanh cao hơn định mức 520 tỷ đồng. Ví dụ chi cho định mức đại lý (định mức cho 600 đồng/lít tất cả các khâu, nếu chi cho đại lý lớn thì chắc chắc là lỗ thôi). Nếu hoa hồng đại lý này chỉ trong phạm vi giới hạn 600 đồng/lít thôi thì chắc chắn có lãi. Hiện nay chúng ta quy định 600 đồng cho kinh doanh nhưng không quy định chi cho đại lý là bao nhiêu, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nhau về đại lý, có nơi được hưởng hơn 1.000 đồng/lít. Nếu đúng định mức của nhà nước thì không có chuyện kinh doanh xăng dầu thua lỗ và tất nhiên trong điều kiện Nhà nước không sử dụng biện pháp bình ổn giá.

Tiếp tục với phần trả lời của mình về công tác điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, sẽ kiên trì theo định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng sẽ có những giải pháp căn cơ, "Trong đó giải pháp của mọi giải pháp là minh bạch và công khai, nếu chưa phù hợp thì điều chỉnh lại"- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Huệ cho biết thêm: “Hiện nay Bộ Tài chính đang đề nghị Chính phủ cho đánh giá lại Nghị định 84 và xem xét sửa đổi chu kỳ tính giá cơ sở là 10 ngày thay vì 30 ngày như hiện nay để phù hợp với tần suất điều chỉnh giá. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định về chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức theo hướng phù hợp hơn với thực tế. Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ bổ sung quy định về kiểm tra, kiểm toán, công bố minh bạch thông tin và chế tài xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu".

Hoàng Châu

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới