Bắc Giang: Khởi tố nữ tổng giám đốc liên quan đường dây thực phẩm chức năng giả Thanh Hóa: Tiêu hủy mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu |
Đáng nói, trong số gần 20 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định quảng cáo được Cục An toàn thực phẩm cảnh báo có nhiều sản phẩm quen thuộc, chủ yếu là các sản phẩm men vi sinh được quảng cáo duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột...
Nhiều thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật đang được nhiều người dùng |
Một số sản phẩm quảng cáo sai được chỉ ra như: Sản phẩm Medispores Biota bán tại website //trungtamthuoc.com/medispores-biota và một số địa chỉ khác quảng cáo thuốc có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, cải thiện tình trạng rối loạn hệ khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể; khắc phục các phản ứng có hại do dùng kháng sinh...
Tương tự, tại địa chỉ: //www.hangucplaza.com/; //ausmart.vn/ đang quảng cáo sai quy định 9 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, gồm: Life-Space Broad Spectrum Probiotic, Life-Space Probiotic Powder For Baby, Life-Space Probiotic Powder For Children, Life-Space Shape B420 Probiotic, Life-Space Bowel Biotic, Life-Space Immune Support Probiotic, Life-Space Triple Strength Probiotic, Life-Space Children IBS Support Probiotic, Life-Space IBS Support Probiotic.
9 sản phẩm thực phẩm chức năng đang rao bán tại web: //nhathuocminhchau.com/; //www.lazada.vn/products; //parapharmacy.vn/product... và một số website đang quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật, gồm: Calcium active Denk; Denk Electrolyte; Libido Lady Denk; Ostesan Junior Denk; Digest Active Denk; Arthro Active Denk; Brain Active Denk; Recharge Active Denk; Vitactive B12 Denk.
Cục An toàn thực phẩm xác định, link tại các trang web này vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.
Đây không phải là lần đầu tiên Cục An toàn thực phẩm đưa ra cảnh báo về việc các sản phẩm quảng cáo sai sự thật. Tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe diễn ra khá lâu, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Các vi phạm phổ biến gồm: Quảng cáo sai sự thật; quảng cáo khi chưa có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với sản phẩm phải đăng ký nội dung quảng cáo theo quy định của pháp luật; quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh; lợi dụng danh nghĩa, uy tín của cán bộ y tế, cơ sở y tế để quảng cáo... ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không căn cứ vào nội dung quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm để mua và sử dụng, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, kinh tế. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định.