Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái sẽ phải trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định 91/2024/NĐ-CP quy định, các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ phải chi trả dịch vụ này.
Bắc Giang: Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử đón hơn 200.000 du khách Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa Khởi động sáng kiến Hộ chiếu Vườn quốc gia

Sáng 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – thông tin, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP có 7 nội dung mới gồm: Bổ sung quy định về điều chỉnh tăng, giảm diện tích các loại rừng; quản lý hoạt động sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; chuyển loại rừng; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ và phát triển bền vững; dịch vụ môi trường rừng và các quy định chuyển tiếp.

"Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2024/NĐ-CP đã dựa trên quy định của Luật Lâm nghiệp và bất cập từ thực tiễn để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các pháp luật của Việt Nam cũng như có thể tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính và quy chế quản lí rừng", ông Bảo nhấn mạnh.

Các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái sẽ phải trả dịch vụ môi trường rừng
Ảnh minh họa

Riêng về nội dung chi trả dịch vụ môi trường rừng, Nghị định bổ sung quy định về điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đối với diện tích rừng có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ bình quân của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.

Bên cạnh đó, bổ sung danh mục các cơ sở công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước làm cơ sở để xác định cụ thể ngành nghề cơ sở công nghiệp có sử dụng nước để thực hiện nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp. Quy định cụ thể về vị trí của các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có sử dụng dịch vụ môi trường rừng: “có vị trí nằm trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc có vị trí tiếp giáp với khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. UBND cấp tỉnh quyết định danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng”.

“Ví dụ, Hà Nội có nhiều khu vực kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, không nằm trong rừng, nhưng nằm ven rừng, ven suối, trên cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn về mặt tiêu chí, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình ban hành quyết định. Việc này góp phần tăng thêm nguồn thu có Quỹ bảo vệ rừng các địa phương”, ông Trần Quang Bảo dẫn chứng.

Tại Hội nghị, các đại biểu đồng tình cao với việc Nghị định số 91 được ban hành và sớm có hiệu lực thi hành để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Đồng thời, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có những văn bản hướng dẫn làm rõ thêm về việc phân cấp, phân quyền trong chuyển đổi diện tích sử dụng rừng; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng; các dự án liên quan đến rừng như: chuyển đổi loại rừng, du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng, bán tín chỉ carbon...

Ông Đỗ Ngọc Đoàn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ - chia sẻ, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP đã giúp địa phương tháo gỡ nhiều khó khăn về quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có sự đồng nhất về thẩm quyền quản lí rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng. Ngoài ra, thủ tục hành chính giữa giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng còn nhiều bất cập.

Ông Hà Minh Quý - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang - nêu ý kiến, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng yêu cầu phải có văn bản chấp thuận chủ trương hoặc quyết định chủ trương chuyển mục đích trồng rừng của các dự án. Tuy nhiên, trên thực tế ở Bắc Giang có những trường hợp, đối với hộ gia đình, cá nhân được giao đất rừng và có sổ đỏ đất nông nghiệp từ trước đây nhưng theo quy định thì không có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục đích rừng, việc này sẽ giải quyết như thế nào? Vấn đề này cần có văn bản hướng dẫn để địa phương có căn cứ triển khai.

Làm rõ thêm về dịch vụ hấp thụ lưu trữ carbon rừng, ông Trần Quang Bảo cho biết, dịch vụ rừng và lưu trữ hấp thụ carbon rừng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đồng bộ hóa với quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính. Trong thời gian tới, Cục Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành liên quan để tiếp tục đưa dịch vụ hấp thụ lưu trữ carbon rừng áp dụng rộng rãi để tăng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng.

Về kiến nghị của các địa phương, ông Trần Quang Bảo cho hay, trên cơ sở kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết và tổ chức tập huấn đối với từng lĩnh vực được phân giao để các địa phương triển khai, đưa Nghị định vào thực tiễn trong thời gian sớm nhất.

Ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – thông tin, hiện toàn ngành lâm nghiệp có 15,68 triệu ha, trong đó có 14,8 triệu ha có rừng. Để quản lý, khai thác rừng, cơ quan thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản. Riêng với Nghị định 91, tính đến tháng 7/2024, Bộ đã có 18 báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ và các Thành viên Chính phủ; tổ chức các cuộc họp, lấy kiến thống nhất của các Bộ có ý kiến khác và đã trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến Thành viên Chính phủ 3 lần về dự thảo Nghị định; Ngày 10/7/2024, Bộ đã báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ (lần 3), được Chính phủ ký ban hành Nghị định ngày 18/7/2024 và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nghị định 91 có phạm vi áp dụng rộng, đối tượng tham gia đa dạng và nhiều nội dung khó. Nghị định đi vào cuộc sống sẽ tháo gỡ những vướng mắc các quy định mà thực tiễn còn thiếu, chưa phù hợp liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp. Việc xây dựng Nghị định đã khó, việc phổ biến, triển khai để đưa Nghị định vào cuộc sống còn quan trọng hơn. Do đó, đề nghị các địa phương vừa tổ chức triển khai, vừa truyền thông để việc thực hiện Nghị định được hiệu quả nhất.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vườn Quốc gia Cúc Phương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Theo Quyết định 2124/QĐ-BTNMT, giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Quy hoạch lâm nghiệp: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD vào năm 2030

Quy hoạch lâm nghiệp: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD vào năm 2030

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trao 70 tỷ đồng học bổng cho sinh viên năm học 2024-2025

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trao 70 tỷ đồng học bổng cho sinh viên năm học 2024-2025

Để hỗ trợ sinh viên, nhiều chính sách và hoạt động đã được Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đưa ra, năm học 2024-2025 trường dành 70 tỷ đồng trao học bổng.
Trồng thử nghiệm khoai tây Bliss thu về 48 tấn/ha

Trồng thử nghiệm khoai tây Bliss thu về 48 tấn/ha

Giống khoai tây Bliss không chỉ có năng suất, chất lượng tốt mà còn phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân vừa từ trần vào sáng nay (19/8), hưởng thọ 84 tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Quảng Trị có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định công nhận 2 huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Công nhận 4 huyện của tỉnh Quảng Trị, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 4 huyện của tỉnh Quảng Trị, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới

4 huyện của tỉnh Quảng Trị, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Nữ nông dân Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau trao đổi cách làm nông nghiệp

Nữ nông dân Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau trao đổi cách làm nông nghiệp

Ngày 13/8, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp.
Gia Lai: Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Gia Lai: Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Hiệu quả từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Gia Lai
Khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong nông nghiệp

Khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong nông nghiệp

Thu hẹp khoảng cách giới sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp. Do vậy, cần xây dựng chính sách hỗ trợ phụ nữ nông thôn.
Trà Vinh: Thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông - lâm - thủy sản

Trà Vinh: Thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông - lâm - thủy sản

UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030.
Thông tin mới nhất về vụ bò sữa tại Lâm Đồng bị chết do tiêm vắc xin

Thông tin mới nhất về vụ bò sữa tại Lâm Đồng bị chết do tiêm vắc xin

Trong số 9.000 con bò sữa tiêm vắc xin viêm da nổi cục tại Lâm Đồng, số lượng bị mắc bệnh sau khi tiêm chiếm hơn 50%, trong đó, đã có 209 con bò sữa bị chết.
Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định việc tiêm vắcxin có sự ảnh hưởng đến bò sữa bệnh, chết hàng loạt tại Lâm Đồng.
Thanh Hóa thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thanh Hóa thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Thiệu Giao vừa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Thanh Hóa lên 98 xã.
Tập huấn về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã cho cán bộ quản lý thị trường

Tập huấn về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã cho cán bộ quản lý thị trường

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý thị trường trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hỗ trợ

Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hỗ trợ 'hồi sinh' 12.000 ha cao su

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Gia Lai đánh giá kỹ hơn việc tại sao hơn 12.000 ha cao su chết và nếu chuyển đổi diện tích này thì sẽ trồng cây gì cho hiệu quả.
Cần cơ chế hỗ trợ đột phá để thu hút đầu tư xanh vào nông nghiệp

Cần cơ chế hỗ trợ đột phá để thu hút đầu tư xanh vào nông nghiệp

Để thu hút nguồn đầu tư xanh vào nông nghiệp, Việt Nam cần tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên của các vùng, miền và các thủ tục đơn giản cho doanh nghiệp.
Phát triển nông nghiệp hiệu quả dựa trên ứng dụng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp hiệu quả dựa trên ứng dụng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp đang là hướng đi giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm thách thức cho ngành nông nghiệp.
Nóng: Bão số 2 khiến toàn Vịnh Bắc bộ mưa lớn, cảnh báo ngập lụt

Nóng: Bão số 2 khiến toàn Vịnh Bắc bộ mưa lớn, cảnh báo ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Một số quy định mới về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Một số quy định mới về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thanh Hóa: Động đất hơn 4,1 độ gây rung lắc mạnh

Thanh Hóa: Động đất hơn 4,1 độ gây rung lắc mạnh

Động đất xảy ra tại khu vực huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa có độ lớn lên đến 4,1 độ vào sáng sớm hôm nay khiến nhiều người dân giật mình bởi sự rung lắc dữ dội.
Nông nghiệp tuần hoàn: Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững

Nông nghiệp tuần hoàn: Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi bền vững, giảm phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao cạnh tranh kinh tế.
Thừa Thiên Huế: Nhiều nội dung quan trọng tại Hội thảo quản lý đất đai toàn quốc lần thứ 2

Thừa Thiên Huế: Nhiều nội dung quan trọng tại Hội thảo quản lý đất đai toàn quốc lần thứ 2

Hội thảo quản lý đất đai toàn quốc lần thứ 2 tổ chức tại Thừa Thiên Huế ngoài phiên toàn thể còn tập trung vào 5 phiên chuyên môn với nhiều nội dung quan trọng.
Đến 2030 cả nước sẽ có 173 cảng cá, 160 khu neo đậu trú bão

Đến 2030 cả nước sẽ có 173 cảng cá, 160 khu neo đậu trú bão

Đến 2030, toàn quốc có 173 cảng cá gồm 39 cảng cá loại I, 80 cảng cá loại II, 54 cảng cá loại III đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2,983 tấn.
Mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao bước đầu có kết quả tích cực

Mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao bước đầu có kết quả tích cực

Bộ NN&PTNT cho biết, tiến độ triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao bước đầu đã có kết quả tích cực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động