Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 15:58

Các dự án xử lý nước thải hấp dẫn nhà đầu tư

Theo kế hoạch, trong vòng 5 - 10 năm tới, TP.Hồ Chí Minh sẽ phải có 12 nhà máy xử lý nước thải để đảm bảo xử lý triệt để lượng nước thải đô thị hơn 3 triệu m3 mỗi ngày. Nắm bắt xu hướng này, nhiều doanh nghiệp (DN) bắt đầu nhảy vào lĩnh vực xử lý nước thải. Vấn đề là, bỏ ra số vốn lớn, nguồn lợi mà các nhà đầu tư trông đợi sẽ thu lại là gì?
Một góc khu xử lý nước thải Bình Hưng. Ảnh: Cao Thăng

Hấp dẫn đầu tư

Về nguyên tắc chung, nhà đầu tư từng dự án sẽ định giá thành xử lý 1m³ nước thải là bao nhiêu để có phương án thu hồi vốn bỏ ra, nhưng vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Vào tháng 4/2015, liên danh gồm Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Phú Điền, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam và Công ty cổ phần Chứng khoán quốc tế Hoàng Gia (đại diện là Công ty Phú Điền) đã rót gần 1.900 tỷ đồng khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát tại phường An Phú Đông (quận 12, TP.Hồ Chí Minh) theo hình thức đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT). Trước đó, giữa năm 2014, liên danh gồm Công ty TNHH UE Newater Việt Nam thuộc Tập đoàn UEL (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng DPD tại TP. Hồ Chí Minh đề xuất bỏ ra khoảng 80 triệu USD để đầu tư dự án nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn, theo hình thức đối tác công tư (PPP) để xử lý 150.000m3/ngày cho các khu vực dân cư ở lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (bao gồm các quận 12, Tân Phú và Bình Tân). Gần đây nhất, tháng 10-2015, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam đề xuất với chính quyền TP.Hồ Chí Minh được nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy xử lý nước Bắc Sài Gòn 1 theo hình thức PPP, vốn đầu tư dự án lên đến hàng trăm triệu USD…

Theo ông Lê Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền, một dự án xử lý nước thải có vốn hàng ngàn tỷ đồng, nếu xây dựng theo hình thức BT và nhà đầu tư khai thác một cách hiệu quả quỹ đất được nhà nước thanh toán lại thì mới hy vọng có lãi. Theo hình thức này thì nhà đầu tư bỏ tổng vốn xây nhà máy xử lý nước thải càng lớn thì được nhà nước trả lại càng nhiều đất. Còn nếu đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) thì mất ít nhất 20 năm nhà đầu tư mới thu hồi được vốn, bởi lúc này khoản thu duy nhất nhà đầu tư có được chỉ dựa vào phần thu giá xử lý nước thải (giá xử lý này phụ thuộc vào công nghệ, vốn đầu tư, hệ thống thu gom nước thải…). Chẳng hạn đối với dự án xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát, nhà đầu tư đã bỏ ra gần 2.000 tỷ đồng và theo hình thức đầu tư cam kết ban đầu là xây dựng - chuyển giao, nhưng do quỹ đất Nhà nước bù lại không đủ nên nhà đầu tư đang kiến nghị thực hiện giai đoạn sau theo hình thức BOT, tức là được thu tiền xử lý nước thải theo lộ trình tăng dần hàng năm. Trong đó, những năm đầu nhà đầu tư phải chịu lỗ và có sự bù lỗ của Nhà nước để người dân không phải gánh khoản chi trả giá dịch vụ xử lý nước thải quá lớn.

Cải thiện cơ chế để tăng thu hút vốn xã hội

Đại diện một DN đang quan tâm đến dự án xử lý nước thải tại TPHCM cho biết, điều nhà đầu tư quan tâm nhất vẫn là bài toán thu phí thế nào, trong bao lâu để hoàn vốn cho dự án. Hiện nay, TPHCM vẫn chưa có quy định về đơn giá dịch vụ xử lý nước thải, chưa phân định rõ phương thức thu phí hoàn vốn cho dự án xử lý nước thải.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực xử lý nước thải, vốn lâu nay được Nhà nước đảm nhận, vẫn còn nhiều cơ chế bất cập đối với các nhà đầu tư. Trong một lần gặp gỡ với ngành kế hoạch đầu tư mới đây do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại TPHCM tổ chức, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cho biết họ rất quan tâm các dự án xử lý nước thải ở TPHCM, nhưng để đầu tư theo hình thức đối tác công - tư vẫn còn thiếu cơ chế bảo lãnh thanh toán cho nhà đầu tư, khó khăn trong tìm quỹ đất sạch xây nhà máy, đơn giá dịch vụ xử lý nước thải mà người sử dụng phải trả chưa được ban hành thống nhất, khó khăn trong phương thức thu phí dịch vụ xử lý nước thải…

Liên quan đến vấn đề này, bà Vũ Quỳnh Lê, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết về dự án xử lý nước thải thì hiện mới chỉ có quy định thu phí bảo vệ môi trường 10% trên giá nước sạch. Tuy nhiên, khoản thu này vẫn chưa đủ để nhà đầu tư hoàn vốn đầu tư cho các dự án nhà máy xử lý nước thải. Do đó, đã có nhà đầu tư đề xuất ngoài khoản thu phí bảo vệ môi trường bằng 10% giá nước sạch, Nhà nước cần bù đắp kinh phí đầu tư thông qua hình thức bảo lãnh hoặc người dân trả thêm phí xử lý nước thải.

Theo ông Lưu Văn Tấn, Trưởng phòng Xử lý nước thải thuộc Trung tâm Điều hành chống ngập nước TPHCM, hiện nay lượng nước thải đô thị được xử lý đạt khoảng 10%; mục tiêu đến năm 2020, thành phố nâng tỷ lệ lượng nước thải đô thị qua xử lý lên 60% - 70%, năm 2025 đạt 100%. Theo danh sách 12 dự án xử lý nước thải TPHCM lên kế hoạch xây dựng cho những năm tới, hiện mỗi dự án đã có hàng chục DN tư nhân cả trong và ngoài nước đăng ký tham gia đầu tư. Ông Tấn cho rằng, bước sàng lọc ban đầu của chính quyền thành phố khi cho nhà đầu tư tư nhân tham gia xử lý nước thải chính là không để tổng chi phí đầu tư và giá xử lý quá cao, hoặc nhà đầu tư đưa ra giá thấp nhưng công nghệ xử lý nước thải không đảm bảo. Như vậy, chính sách thu hút tư nhân đầu tư xử lý nước thải là rất phù hợp trong tình hình ngân sách nhà nước dành cho các dự án dịch vụ công còn eo hẹp như hiện nay. Vấn đề là Nhà nước cần có sự điều phối, cần có cơ chế kêu gọi đầu tư rõ ràng nhằm đảm bảo lợi ích cho cả ba bên: Nhà nước, chủ đầu tư và cộng đồng dân cư TP.

Nguồn SGGP

Tin cùng chuyên mục

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại