Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 12:36

Các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2020

Ngày 25/12, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế của Nhật Bản đã đưa ra báo cáo nhận định về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á vẫn còn yếu trong năm 2020, sau khi giảm tốc đột ngột vào năm 2019 và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tiếp diễn.

Tốc độ tăng trưởng năm 2020 của 5 quốc gia lớn trong ASEAN được dự đoán sẽ tăng lên tới 4,2% so với dự báo năm 2019 là 3,9%, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trước năm 2018. Dự báo tăng trưởng của Ấn Độ cho năm tài khóa 2019-2020 được dự đoán ở mức 5,0%, giảm mạnh so với mức 6,8% được ghi nhận trong năm trước đó.

Báo cáo cho rằng, trong năm tới, các nhà kinh tế liệt kê: căng thẳng Mỹ-Trung, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, suy thoái kinh tế Trung Quốc và rủi ro địa chính trị là những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và thời báo Nikkei của Nhật Bản đã thực hiện một cuộc khảo sát, thu thập 44 câu trả lời từ các nhà kinh tế và các nhà phân tích ở 5 nước thành viên lớn nhất ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan - cùng với Ấn Độ. Kết quả khảo sát cho thấy triển vọng tăng trưởng năm 2019 của ASEAN-5 đã được điều chỉnh giảm 0,2 điểm so với khảo sát trước đó vào tháng 9, xuống còn 3,9%, đánh dấu lần điều chỉnh giảm thứ sáu liên tiếp kể từ cuộc khảo sát tháng 9/2018. Con số là 5,0% trong cuộc khảo sát tháng 6 năm 2018.

Dự báo tăng trưởng năm 2020 không thay đổi so với khảo sát trước đó là 4,2%. Con số cao hơn 0,3 điểm so với dự báo năm 2019, nhưng không mạnh bằng tốc độ tăng trưởng 5,0% trong năm 2017 và 4,8% trong năm 2018. Sự chậm lại đáng chú ý ở Malaysia, Thái Lan và Singapore là những nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của Malaysia được dự báo sẽ giảm từ 4,7% trong năm 2018 xuống 4,5% vào năm 2019 và một lần nữa xuống còn 4,3% vào năm 2020. Dự báo năm 2019 của Thái Lan đã được điều chỉnh giảm 0,5 điểm xuống 2,4%, giảm 1,7 điểm so với năm 2018 và dự báo năm 2020 đã được điều chỉnh giảm 0,4% xuống 2,6%. Tốc độ tăng trưởng năm 2019 của Singapore được dự báo sẽ giảm mạnh xuống 0,7%, giảm từ mức 3,1% trong năm 2018. Nền kinh tế Indonesia dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2019 và 2020, nhưng dự báo năm 2019 đã được điều chỉnh giảm nhẹ so với khảo sát trước đó. Nhu cầu trong nước vẫn ổn định, nhưng nền kinh tế Indonesia đang chịu áp lực do tăng trưởng xuất khẩu thấp trước tình hình giá hàng hóa tương đối thấp. Tốc độ tăng trưởng năm 2019 của Philippines đã được dự kiến ​​giảm xuống dưới 6% lần đầu tiên sau 8 năm, một phần do sự chậm trễ trong việc thực hiện đầu tư công. Tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​sẽ trở lại mức 6,5% vào năm 2020.

Nền kinh tế Ấn Độ đã chậm lại đáng kể vào năm 2019. Tốc độ tăng trưởng lần lượt là 5,0% và 4,5% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 7 đến tháng 9, do nền kinh tế toàn cầu chậm lại và những rắc rối trong lĩnh vực tài chính. Dự báo năm tài khóa 2019-2020 đã giảm 1,1 điểm xuống còn 5,0%. Dự báo là 6,9% trong khảo sát tháng 6 và 6,1% trong khảo sát tháng 9. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ cho năm tài khóa 2019-2020 có thể sẽ giảm xuống dưới con số của Trung Quốc vào năm 2019, ước tính khoảng 6% trong một số dự báo của các tổ chức và viện nghiên cứu quốc tế. Một sự đảo ngược như vậy sẽ là lần đầu tiên diễn ra trong sáu năm.

Cuộc khảo sát đã hỏi các nhà kinh tế về các vấn đề hoặc sự kiện quan trọng đối với các nền kinh tế thế giới và trong nước. Nhiều nhà kinh tế ghi nhận tác động toàn cầu của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Triển vọng cho một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa chắc chắn. Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tiếp tục nhắm tới Trung Quốc như một phần trong nỗ lực tái tranh cử vào năm tới. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là một vấn đề lớn khác. Không khí chung của nền kinh tế thế giới chủ yếu xoay quanh việc ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ trong giai đoạn tới. Các rủi ro địa chính trị và các vấn đề khác nhau liên quan đến sự phát triển trong nền kinh tế thế giới, như chậm lại hơn nữa và phục hồi đột ngột, cũng là một trọng tâm. Đối với các rủi ro mà các nhà kinh tế nhận thấy, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc vẫn là rủi ro hàng đầu ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc do hậu quả của cuộc chiến thương mại là rủi ro hàng đầu được công nhận tại Singapore. Còn các khó khăn trong dịch vụ tài chính lại trở thành rủi ro hàng đầu ở Ấn Độ.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Xe tăng T-80BVM: ‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/11: Lính Ukraine xin đầu hàng Nga; Ukraine hạ loạt tên lửa và UAV Nga

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Kết quả bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 5/11/2024: Tại sao tù binh Ukraine không muốn được trao trả?

Nga 'vung lưới sắt' bắt gọn 42 UAV và 4 tên lửa HIMARS chỉ trong một ngày

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng 'leo thang'

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng