Các quốc gia EU thống nhất cắt giảm 35% khí CO2 đối với ô tô vào năm 2030
Ảnh minh họa |
Lựa chọn giữa cắt giảm ô nhiễm và duy trì khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp, các bộ trưởng môi trường EU đã có cuộc họp tại Luxembourg kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ cho đến nửa đêm để đạt được thỏa hiệp về giới hạn CO2 vào năm 2030 áp đặt cho các nhà sản xuất ô tô lớn của châu Âu.
Các quy tắc cuối cùng sẽ được đưa ra trong cuộc đàm phán ngày 10/10 với hai cơ quan lập pháp của EU: Nghị viện châu Âu đang tìm kiếm mục tiêu khí hậu đầy tham vọng hơn và Ủy ban châu Âu đề xuất mức thấp hơn. Trong tuyên bố chung trước đó, các bộ trưởng EU đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về báo cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi hành động nhanh chóng và chưa từng có để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu nhưng được duy trì cam kết giảm phát thải theo hiệp định khí hậu Paris năm 2015. Một số quốc gia đã tìm cách giảm 40% lượng khí thải xe hơi, phù hợp với mục tiêu được các nhà lập pháp EU ủng hộ, với Ireland và Hà Lan phản đối thỏa hiệp định. Đức là nước có ngành công nghiệp ô tô rất lớn, đã ủng hộ đề xuất của EU về việc cắt giảm 30% lượng khí thải cho xe ô tô và xe tải mới vào năm 2030, so với mức 2021.
Các nhà vận động khí hậu cho rằng Đức vẫn chưa học được cách thắt chặt hơn với ngành công nghiệp ô tô, mặc dù vụ bê bối nhấn chìm Volkswagen năm 2015 khi hãng này thừa nhận sử dụng phần mềm bất hợp pháp để che giấu lượng khí thải lên tới 11 triệu chiếc xe diesel trên toàn thế giới. Đức, với sự ủng hộ của các quốc gia Đông Âu, đã chống lại mục tiêu đầy tham vọng hơn của EU. Nhưng sửa đổi vào phút chót đã giúp giảm bớt quan ngại giữa các nước thành viên nghèo hơn với các quy tắc mới, điều này cũng tạo ra một hệ thống tín dụng khuyến khích các nhà sản xuất ô tô tăng doanh số bán xe điện. Quy định cho phép các sự sai khác về kế toán giữa các nước khác nhau mà sự thâm nhập thị trường hiện tại của phương tiện không phát thải và khí thải thấp ít hơn 60% so với mức trung bình trong khối.
Các giới hạn đối với ngành vận tải, ngành duy nhất trong đó lượng phát thải vẫn tăng, nhằm mục đích giúp khối liên minh đạt mục tiêu cắt giảm khí nhà kính ít nhất 40% dưới mức năm 1990 vào năm 2030. Nhiệt độ cực đoan trên khắp bán cầu bắc mùa hè này đã thúc đẩy mối quan tâm về biến đổi khí hậu đang được quan tâm, khiến một số nước kêu gọi giảm phát thải với tốc độ nhanh hơn kế hoạch./.