Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cải tổ mô hình kinh doanh là chiến lược sống còn để doanh nghiệp tồn tại

Đại dịch Covid-19 không chỉ tác động tiêu cực đến hiện tại mà còn kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế lâu dài. Thách thức này đang đặt doanh nghiệp vào một cuộc chiến sinh tồn mới sắp tới. Vì vậy, để thích ứng, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi mô hình hoạt động, định hướng quản trị, phương thức thực thi kịp thời.

Đây là chia sẻ của ông Trần Tiến Thịnh - Chuyên gia tư vấn Trưởng Công ty CP Tư vấn quản trị doanh nghiệp PPower tại cuộc trao đổi với phóng viên Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.

Doanh nghiệp cần thay đổi mô hình để thích ứng với bối cảnh mới
Doanh nghiệp cần thay đổi mô hình để thích ứng với bối cảnh mới

Gần 2 năm đương đầu trước “bão Covid-19”, nhiều doanh nghiệp đã kiệt sức. Bối cảnh hiện tại đang đặt ra những thách thức nào cho vấn đề quản trị của doanh nghiệp khi Chính phủ đã có chủ trương thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thưa ông?

Dẫu từng nếm trải nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh trong quá khứ như SARS hay cúm gia cầm H5N1, nhưng doanh nghiệp cũng chẳng thể ngờ sóng gió mà dịch Covid-19 lại khốc liệt đến thế. Gần 2 năm qua, cộng đồng kinh doanh, doanh nghiệp vô cùng điêu đứng, phải đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh. Thậm chí những doanh nghiệp lớn cũng đã thấm đòn đại dịch dù đã rất nỗ lực và kiên cường bám trụ nhưng cũng gần như cạn kiệt nguồn lực, cả tài chính lẫn nhân sự.

Ngay khi Chính phủ chủ trương thích ứng linh hoạt với đại dịch, mở cửa dần kinh tế, khôi phục sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp lại đứng trước các thách thức để có thể hồi sinh. Theo đó, thách thức đầu tiên phải nói đến là quản trị dòng tiền. Hiện tại, dòng tiền trong các doanh nghiệp đang thiếu hụt nghiêm trọng, khiến cho các doanh nghiệp rất khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tiếp đến đó là thách thức về quản trị nguồn nhân lực. Việc thực hiện giãn cách, doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, kinh doanh phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động một cách đáng kể. Và ngay thời điểm hiện tại, người lao động không ngừng rời các địa phương phía Nam khiến cho việc quay trở lại hoạt động của doanh nghiệp hết sức khó khăn, có thể cần thời gian dài để khôi phục sản xuất khi tình trạng thiếu lao động hiện hữu.

Thách thách lớn khác đang đặt ra với doanh nghiệp đó là bài toán logistics khi chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất lên cao. Tình trạng lưu thông hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gánh nhiều chi phí phát sinh liên quan đến như trang thiết bị phòng chống dịch, xét nghiệm, giấy phép…

Ngoài ra, hiện doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hiện nay, việc triển khai của một số chính sách còn khá chặt chẽ, cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.

Vậy theo ông, để hóa giải các thách thức đang đối diện hiện nay, doanh nghiệp cần ưu tiên gì để thích ứng với bối cảnh mới, sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại?

Cải tổ mô hình kinh doanh là chiến lược sống còn để doanh nghiệp tồn tại
Ông Trần Tiến Thịnh – Chuyên gia tư vấn Trưởng Công ty CP Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp PPower

Thực ra, không thể có một công thức chung nào về chiến lược để phù hợp với tất cả doanh nghiệp do lĩnh vực, mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các doanh nghiệp có thể áp dụng theo các giải pháp ưu tiên.

Trước hết, cần triển khai giải pháp về quản lý dòng tiền và xử lý khủng hoảng. Theo đó, doanh nghiệp cần thiết lập đội/nhóm phản ứng nhanh để xử lý các vấn đề bất thường phát sinh về nguyên vật liệu, về nhân sự, về cung ứng và công tác bán hàng. Đây là cách làm hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng. Quản lý dòng tiền yêu cầu các doanh nghiệp phải cân đối khoa học, cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết và theo dõi chặt chẽ công nợ. Các kế hoạch mua sắm tài sản có thể xem xét gác lại và lựa chọn các giải pháp thay thế như đi thuê tài sản để duy trì lượng tiền mặt dự phòng đủ lớn.

Bên cạnh đó, hoạt động chuyển đổi số cần được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt giúp liên kết giữa các mô hình kinh doanh truyền thống với nền tảng số. Doanh nghiệp tập trung tăng cường trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số, số hóa trong quy trình vận hành, ứng dụng mô hình kinh doanh số. Mặt khác, phải tái cấu trúc lại mô hình doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược cải tổ mô hình kinh doanh tinh gọn, hiệu quả; xem xét lại mô hình hoạt động, tối ưu hoá nguồn lực, hướng đến giá trị thực sự, bất đầu từ sản phẩm và con người, hướng mang lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn.

Trong các giải pháp ưu tiên để giúp doanh nghiệp sớm vực dậy sau bão Covid-19, ông có thể chia sẻ kỹ hơn về chiến lược tinh gọn lại giá trị, điều này sẽ giúp doanh nghiệp vững vàng vượt qua khó khăn như thế nào?

Như chúng ta cũng đều nhận thấy, việc tăng trưởng nóng và nhanh bằng cách đầu tư đa ngành, ồ ạt khiến mô hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, đặc biệt trong thị trường đầy biến động, chi phí tăng cao. Vì vậy, để trụ vững, các doanh nghiệp nên xác định thế mạnh cốt lõi là gì và tập trung làm thật tốt giá trị cốt lõi mình đang có. Đó cũng chính là thế mạnh tạo ra sự khác biệt đáng kể so với các đối thủ trên thị trường. Ví dụ, công ty công nghệ thì cần nắm chắc nền tảng nào đấy, làm chủ và có những cái vượt trội hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tính toán, sử dụng chi phí hợp lý, tránh lãng phí vào những hạng mục đầu tư chưa cần thiết hoặc cắt giảm bớt những chi phí phát sinh của doanh nghiệp như kiểm soát lại các khoản vay, du lịch, hỗ trợ, cơ cấu lại các khoản đầu tư...

Cùng nội lực và quyết tâm thay đổi, tái cấu trúc của bản thân doanh nghiệp thì sự "chia lửa" của Nhà nước vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn sức lực đã bị bào mòn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đương đầu với muôn vàn thách thức do tác động của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, điều quan trọng là Nhà nước, doanh nghiệp cần đồng lòng, thấu hiểu và cùng nhau chia sẻ những khó khăn, đồng thời nắm bắt cơ hội.

Vừa qua, Chính phủ đã có những hành động rất cụ thể và nhanh chóng để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và đưa ra nhiều quyết sách đúng đắn . Đáng chú ý, Thông tư 03/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN liên quan tới quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, bổ sung việc không chuyển nhóm nợ của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 là động thái để các ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Trên nền tảng về sự chia lửa đó của nhà nước, thời gian tới, nhà nước nên tiếp tục dẫn dắt, đứng ra gánh vác khó khăn cùng cộng đồng doanh nghiệp và đưa ra những chính sách hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp như việc miễn, giảm thuế, các gói hỗ trợ, đơn giản hoá các thủ tục… Đặc biệt, Nhà nước cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác hành chính nhằm giảm thủ tục, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác lưu thông hàng hóa và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Quốc hội, UBTVQH sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trong quá trình xây dựng các chính sách.
Smartthings Việt Nam: Dấu ấn

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Sự già dơ cùng mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức tín dụng đến từ hai đại gia Nguyễn Tất Long và Ngô Hoàng Long sẽ tạo nên thành công cho Smartthings Việt Nam?
Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư tổ chức vào tháng 11/2024, tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh vừa được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam.
Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Nhà thầu kiệm tiếng - Công ty Thanh Tuấn là nhân vật chính trong dự án hơn 8.000 tỷ đồng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nhân. Tầm nhìn và kế hoạch cụ thể hoá khát vọng này là gì?
Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Mục tiêu đến 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh và có 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD.
Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Khi sự việc đáng tiếc bị đẩy lên cao trào, VIB chính thức lên tiếng dập tắt tất cả lời đồn đoán thiếu căn cứ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của họ.
CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang không chỉ được biết đến với sự thành công trong kinh doanh mà còn với tấm lòng từ thiện cao cả góp phần vào sự phát triển cộng đồng.
"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

Theo kế hoạch, trong quý II tới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV sẽ tiếp tục mời thầu hàng loạt gói thầu "khủng" tại dự án sân bay Long Thành.
10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nhân Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có 6 tỷ phú xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2024 với những biến động về tài sản nhất định.
CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

Với kinh nghiệm 45 năm bền bỉ trên thương trường, cùng sự nhạy bén trong kinh doanh, bà Huỳnh Bích Ngọc được xem là nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.
COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi đã phải vượt qua không ít thách thức để biến đam mê với truyền thông, tin tức thành hiện thực, trở thành người quản lý và điều hành của VNtre.vn.
Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Là một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút nhà đầu tư, trong đó có nhiều doanh nhân là Việt kiều.
Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu...
Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My được biết đến như "Nữ tướng ngành nông nghiệp Việt” nhờ đóng góp định hình tư duy dịch chuyển nông nghiệp thông minh tuần hoàn.
CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CEO Tony Vũ - nhà sáng lập và điều hành nền tảng tuyển dụng vừa gây bão truyền thông job3s.vn đã có những chia sẻ hấp dẫn và bổ ích về kinh nghiệm ứng tuyển.
Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Cập nhật mới nhất từ Forbes cho thấy, Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã trở lại danh sách tỷ phú USD trên thế giới với khối tài sản 1 tỷ USD.
Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Elon Musk được biết đến là một doanh nhân công nghệ, nhà phát minh, nhà tài phiệt và nhà từ thiện người Mỹ gốc Nam Phi.
Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên dưới đây là bài học thành công được đúc kết từ chính cuộc đời và sự nghiệp của các tỷ phú nổi tiếng thế giới.
Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Tính đến sáng 16/1, Việt Nam có 5 đại diện trong danh sách tỷ phú Forbes, người giàu nhất là ông Phạm Nhật Vượng hiện có 4,5 tỷ USD, đứng thứ 651 thế giới.
Ông Phạm Nhật Vượng lái xe chở Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast

Ông Phạm Nhật Vượng lái xe chở Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup lái xe chở Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast tại Hải Phòng.
Doanh nhân Nguyễn Thái Bình -  Khi người trẻ dấn thân vào nghề logistics

Doanh nhân Nguyễn Thái Bình - Khi người trẻ dấn thân vào nghề logistics

Tôi chọn ngành logistics một phần vì thấy tiềm năng rất lớn của Việt Nam - Đó là chia sẻ của Doanh nhân trẻ Nguyễn Thái Bình nhân dịp đầu năm mới 2024.
Đầu năm 2024,  ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú của Forbes

Đầu năm 2024, ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú của Forbes

Forbes cho biết, đầu năm 2024, Việt Nam có thêm một tỷ phú USD mới với khối tài sản vừa chạm ngưỡng 1 tỷ USD.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động