Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 22:50

Cần hỗ trợ, phát triển vùng nguyên liệu

Việc thực hiện Quyết định 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH) đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” tại các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ lớn của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Phát triển vùng nguyên liệu sắn phục vụ sản xuất xăng sinh học

 - NLSH là loại nhiên liệu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối có khả năng tái tạo được. Nguồn nguyên liệu phổ biến hiện nay dùng để sản xuất NLSH là mía đường, ngô, đạu tương, sắn, hạt hướng dương... Từ những nguyên liệu trên có thể sản xuất ethanol nhiên liệu hoặc bio-diesel (làm nhiên liệu cho động cơ). Phát triển NLSH giúp tạo thêm nhiều việc làm, tạo thêm thị trường tiêu thụ nông sản, góp phần giảm di dân về các đô thị.

Việc triển khai Đề án phát triển NLSH hiện đang gặp những khó khăn từ việc xây dựng các nhà máy đến việc trồng nguyên liệu, phát triển hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm NLSH... Các nhà máy hầu hết được xây dựng tại các vùng có nguồn nguyên liệu sắn lát khô dồi dào. Tuy nhiên, khi các nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ cần một lượng sắn lát khô nguyên liệu khoảng 1,47 triệu tấn. Vì vậy sắp tới các công ty sẽ phải tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Hiện sắn lát khô ở các vùng nguyên liệu chủ yếu là xuất khẩu. Ngoài ra, năng suất sắn bình quân của Việt Nam tương đối thấp (bình quân 17 tấn/héc-ta), vì vậy cần có đầu tư nghiên cứu, phát triển các giống sắn.

Để đem lại hiệu quả kinh doanh NLSH như mong muốn, theo các doanh nghiệp, Chính phủ cần có chính sách dài hạn cho doanh nghiệp đầu tư như miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị vật tư tồn trữ, vận chuyển, pha chế, phân phối NLSH trong nước chưa sản xuất được; miễn thuế môi trường đối với phần xăng nền để pha chế xăng E5; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 đưa vào lưu thông... Ngoài ra, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn trồng sắn nguyên liệu cho người dân để tăng năng suất mà không cần mở rộng diện tích vẫn đạt hiệu quả cao, đáp ứng đủ nguyên liệu cho đầu vào sản xuất. Đặc biệt, cần phải có cơ chế cho việc tuyên truyền, sao cho người dân hiểu đúng về chất lượng sản phẩm và tin dùng.

Quang Nguyễn

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719