Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 13:52

Cạn kiệt tôm nguyên liệu xuất khẩu

Trong vòng 10 năm qua, chưa bao giờ doanh nghiệp và người nuôi tôm rơi vào hoàn cảnh mua nguyên liệu khó và giá cao như hiện nay.

Ảnh minh họa: internet

 -  Dịch bệnh xảy ra với tôm ở đồng bằng sông Cửu Long như vừa qua, nhất là ở vùng trọng điểm nuôi tôm sú Sóc Trăng, đã khiến nhiều nhà máy chế biến rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp (DN) thủy sản không dám ký đơn hàng xuất khẩu với đối tác.

Không dám ký đơn hàng

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi (Utxico), cho biết hiện các nhà máy của công ty chỉ hoạt động 50% công suất do thị trường không cung cấp đủ nguyên liệu. Điều đáng nói hơn, tôm chết nhiều khiến hoạt đông kinh doanh của công ty bị đảo lộn.

“Thời điểm này đã có một vài đối tác đặt đơn hàng cho mùa cao điểm giáng sinh, tết Dương lịch. Tuy nhiên, do không chắc chắn có đủ nguyên liệu nên chúng tôi không dám ký hợp đồng” - ông Nguyễn Tuấn Anh nói.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang), cho hay trong vòng 10 năm qua, chưa bao giờ DN và người nuôi tôm ở miền Tây rơi vào hoàn cảnh bi đát như bây giờ. Hiện việc mua nguyên liệu rất khó và giá cao. Tuy nhiên, DN phải tranh nhau mua để bảo đảm hoạt động sản xuất và việc làm cho công nhân.

Ông Kịch nói: “Với những gì đang diễn ra thì xuất khẩu tôm năm nay sẽ khó đạt kế hoạch như dự kiến. Tuy nhiên, với DN điều đó không quan trọng bằng việc thiếu nguyên liệu sẽ khiến hàng ngàn người lao động không có việc làm”.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho hay Sóc Trăng là vùng trọng điểm về sản lượng tôm công nghiệp. Cho nên tôm chết như vừa qua khiến thời điểm thu hoạch tôm sẽ phải lùi lại. Từ đó gây ra khó khăn cho DN thực hiện hợp đồng về tôm sú, tôm công nghiệp phục vụ cho thị trường Nhật, Mỹ… Chắc chắn tháng 7-8 tới, ngành tôm sẽ thiếu hụt một lượng đáng kể nguyên liệu xuất khẩu.

Sợ mất thị trường

Ông Trần Văn Phẩm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, cho hay để bảo đảm nguồn nguyên liệu, nhiều người nuôi và DN đã chuyển sang thả tôm thẻ thay thế cho tôm sú. Hiện việc nuôi tôm thẻ chỉ mất ba tháng là có thành phẩm, trong khi với tôm sú thời gian cho ra thành phẩm phải hơn năm tháng. Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng cũng nâng cơ cấu xuất khẩu tôm sú-tôm thẻ lên theo tỉ lệ 50-50, thay cho con số 80-20 như trước đây.

Tuy nhiên, theo ông Phẩm, trên thị trường, tôm sú vẫn có lợi thế nhiều hơn so với tôm thẻ. Hiện chỉ có hai nước Việt Nam và Ấn Độ còn nuôi tôm sú nên giá bán mặt hàng này rất cao, thị trường hút hàng. Ngược lại, việc xuất khẩu tôm thẻ đang có sự cạnh tranh khốc liệt do có quá nhiều nước xuất khẩu.

Bàn về việc nuôi tôm thẻ thay tôm sú, ông Kịch cho hay đây là hướng đi đúng trong tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, việc thay thế cũng không dễ, vì muốn chuyển qua tôm thẻ, DN phải tốn thêm tiền cho con giống và mất nhiều thời gian học hỏi quy trình nuôi.

Trước tình cảnh thiếu nguyên liệu, phương án nhập khẩu nguyên liệu đang được một số DN tính đến. Tuy vậy, mức thuế quá cao, thủ tục nhập khẩu có nhiều rắc rối, thời gian hoàn thuế kéo dài đang là trở ngại đối với những DN có ý định nhập khẩu.

“Hiện đang có hai quan điểm liên quan đến việc nhập khẩu nguyên liệu. DN cho rằng nên tạo điều kiện nhập khẩu khi thiếu nguyên liệu. Điều này giúp DN giữ vững thị trường, từ đó tác động có lợi cho nông dân ở những mùa vụ sau. Trong khi đó, với lý do bảo vệ người nông dân, Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu. Theo tôi, Nhà nước phải tùy tình hình để có chính sách hợp lý. Như trong lúc này không có nguyên liệu, DN biết lấy gì mà sản xuất đây” - ông Nguyễn Văn Kịch phân tích.

PL TPHCM

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam