Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển.
Chính sách tài khóa và kinh nghiệm phục hồi kinh tế từ thế giới

Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 01 dự án luật

Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, các Nghị quyết kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV; đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước.

Cần quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp dự kiến khai mạc vào ngày 04/01/2022 và bế mạc vào ngày 11/01/2022

“Để góp phần khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, kỳ họp diễn ra nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển” - ông Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, đồng thời cho hay, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 01 dự án luật, 03 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp).

Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Chẳng hạn như: Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư liên quan đến Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư (trong đó bao gồm cả nội dung liên quan đến khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở), Luật Đấu thầu, Luật Điện lực; khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng sử dụng xe ô tô thân thiện với môi trường; tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi.

“Việc ban hành luật nhằm kịp thời xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh liên quan đến việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thông qua việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư” - đại diện Văn phòng Quốc hội nêu.

Cần thiết xây dựng Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ

Về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại diện Văn phòng Quốc hội cho hay, việc xây dựng Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cần quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi họp báo

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chính sách hỗ trợ kịp thời, có sự đột phá và lan tỏa, triển khai nhanh, phù hợp với tình huống đặc biệt sẽ giúp sớm phục hồi nền kinh tế và tạo nền tảng cho sự phát triển trong những năm còn lại của giai đoạn 2021-2025 cũng như giai đoạn tiếp theo, không để Việt Nam rơi vào suy thoái kinh tế và suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ và cải cách, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và tín nhiệm của quốc gia với các tổ chức quốc tế.

Tại kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết trên cơ sở một số quan điểm chính như sau: Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, trong đó bảo đảm nhất quán, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; chỉ sử dụng bội chi ngân sách nhà nước để chi đầu tư phát triển theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tập trung tăng cả tổng cung và tổng cầu, trong đó ưu tiên hơn tổng cung; phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác (như chính sách thương mại, dịch vụ, đầu tư) để tối ưu hóa nguồn lực; có quy mô đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực; được thiết kế và thực thi nhanh, kịp thời, nguồn lực đưa ra phải được hấp thụ tối đa.

Đồng thời, có thời hạn triển khai chủ yếu trong 02 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp để phục hồi và kích thích nền kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài gắn với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; huy động, quản lý và phân bổ, sử dụng các nguồn lực hợp lý, minh bạch, công khai, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

Về vấn đề này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chia sẻ thêm, gói chính sách tiền tệ, tài khoá là hết sức quan trọng. Tăng trưởng năm nay là 2,58%, nếu gói này được thông qua đầu năm 2022 thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng hai năm 2022-2023. Nếu để đến tháng 5 năm sau Quốc hội mới quyết định ở kỳ họp thứ ba thì sẽ chậm 5 tháng, mà đây là câu chuyện cấp bách.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, với bối cảnh của nền kinh tế 2 năm qua thì cần có chính sách để vực dậy tăng trưởng. Nhưng ở mức độ nào thì cần tính toán thận trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. "Chưa bao giờ khó khăn thế này mà vĩ mô vẫn ổn định, đây là động lực lớn nhất, tới đây phải bơm thêm tiền, sẽ tăng bội chi, tăng nợ công là điều chắc chắn, cần tính toán ở mức độ nhất định" - ông Nguyễn Hữu Toàn nói.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long kiểm tra tình hình lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long kiểm tra tình hình lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Chiều 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về công tác ứng phó thiên tai, do hoàn lưu bão số 3...
Đề nghị Philippines ủng hộ Việt Nam trong việc gỡ

Đề nghị Philippines ủng hộ Việt Nam trong việc gỡ 'thẻ vàng' với xuất khẩu thủy sản

Bộ Quốc phòng Việt Nam đề nghị Philippines tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc gỡ bỏ 'thẻ vàng' đối với xuất khẩu thủy sản từ Ủy ban châu Âu (EC).
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nghiên cứu cấm cầu Trung Hà (tỉnh Phú Thọ)

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nghiên cứu cấm cầu Trung Hà (tỉnh Phú Thọ)

Chiều ngày 9/9, tại hiện trường cầu Phong Châu sập, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu tỉnh Phú Thọ nghiên cứu cấm cầu Trung Hà nối với Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Liên bang Nga trên tất cả các kênh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm chính thức Liên bang Nga

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm chính thức Liên bang Nga

Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, từ ngày 11-12/9 tới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ thăm chính thức Liên bang Nga.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão

Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh cảnh báo tình trạng Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão.
Thủ tướng quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 05 địa phương khắc phục bão số 3

Thủ tướng quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 05 địa phương khắc phục bão số 3

Ngày 9/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 943/QĐ-TTg về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga

Sáng 9/9/2024 (giờ địa phương), tại Thủ đô Moskva, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn khắc phục hậu quả sập cầu Phong Châu

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn khắc phục hậu quả sập cầu Phong Châu

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện khẩn yêu cầu các lực lượng chức năng khắc phục sự cố, tìm kiếm cứu nạn sau vụ việc sập cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi người dân bị ảnh hưởng của bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi người dân bị ảnh hưởng của bão số 3

Vuasanca trân trọng giới thiệu nội dung thư thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique

Sáng 9/9, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi tiến hành hội đàm.
Bộ Chính trị chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Bộ Chính trị chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến và chỉ đạo những việc cần làm để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu đánh giá nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu đánh giá nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Ngay sau khi nhận tin báo vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, sáng nay (9/9) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.
Vụ sập cầu Phong Châu: Nhân chứng kể lại phút giây kinh hoàng, cố gắng giành giật sự sống

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhân chứng kể lại phút giây kinh hoàng, cố gắng giành giật sự sống

Thời điểm vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) xảy ra, một số nạn nhân đã may mắn thoát chết trong gang tấc.
Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sáng 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.
Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Trước khi cầu Phong Châu sập, vào năm 2022, cử tri Phú Thọ từng có kiến nghị thay thế cây cầu này. Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến về việc này.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và giảm qua các năm

Tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và giảm qua các năm

Sáng 9/9,Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến năm 2023” làm việc với Chính phủ.
Phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Thái Bình

Phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Thái Bình

Do ảnh hưởng của bão số 3, thượng nguồn và trên địa bàn Hải Dương những ngày qua có mưa to, trên diện rộng nên lũ trên hệ thống sông Thái Bình đang lên nhanh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Sáng 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Công an điều động, phân công nhiều chức danh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Công an điều động, phân công nhiều chức danh

Tuần qua, Bộ Chính trị, Bộ Công an cùng nhiều bộ, ngành, địa phương đã điều động, phân công nhiều nhân sự chủ chốt.
Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường tỉnh khác

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường tỉnh khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo hỗ trợ Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh xin được tự chủ ngân sách.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 10/10 nhà máy phát điện ở Đông Bắc đã có thể cấp điện trở lại

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 10/10 nhà máy phát điện ở Đông Bắc đã có thể cấp điện trở lại

Tối ngày 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Lãnh đạo TP. Hải Phòng về công tác khắc phục bão số 3.
Công điện của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường sau bão số 3

Công điện của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường sau bão số 3

Chiều tối ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công điện về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ Quảng Ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động