Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần thiết rút ngắn thời hạn tố tụng với người chưa thành niên bằng 1/2 người lớn

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đã quy định là thời hạn tố tụng của trẻ em chỉ bằng một nửa thời hạn tố tụng của người lớn.
Đề xuất 88 công việc cấm sử dụng người chưa thành niên Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

"Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, nhất là trong tư pháp"

Ngày 21/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đánh giá cao dự thảo đã thể hiện tinh thần đủ nghiêm khắc để bảo đảm an toàn cho cộng đồng, nhưng cũng nhân văn để mở đường cho các cháu nhận ra sai lầm, tự sửa chữa và tái hòa nhập cộng đồng.

Đại biểu tán thành với việc ban hành một đạo luật toàn diện về tư pháp người chưa thành niên với phạm vi điều chỉnh phải bao gồm hình phạt và tố tụng hình sự.

Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của người chưa thành niên là người chưa trưởng thành về mọi mặt. Đáng lưu ý, tỷ lệ lớn người chưa thành niên có hoàn cảnh gia đình rất éo le, là nguyên nhân xã hội trực tiếp dẫn đến hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật của các cháu.

Trong tháng 3 vừa qua, Ủy ban Tư pháp tổ chức khảo sát tại 3/3 trường giáo dưỡng trên cả nước và tại đây, điều làm cho chúng tôi day dứt nhất là hoàn cảnh gia đình của các cháu. Số lượng các cháu có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như bố, mẹ ly hôn, ly thân; bố, mẹ phạm tội hoặc mồ côi cha, mẹ... chiếm tỷ lệ rất lớn (trường tại Đà Nẵng có 42% và trường tại Đồng Nai có tới 64%).

"Nhiều cháu đã 16-17 tuổi nhưng học cả tuần vẫn chưa viết nổi họ tên của mình, nhiều cháu đã vào trường đến 9 tháng nhưng chưa có người thân đến thăm... Chúng tôi thầm nghĩ, giá như các cháu không mồ côi cha mẹ, giá như các cháu có một mái ấm gia đình đầy đủ mẹ cha thì có lẽ các cháu đã không phạm phải những sai lầm như ngày hôm nay" - bà Thủy nói.

Những đặc điểm đó đòi hỏi Nhà nước khi thiết kế các chính sách xử lý phải tính toán đầy đủ các đặc điểm đặc thù của người chưa thành niên cũng như phải cân nhắc toàn diện các nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến các cháu phạm tội để có những biện pháp, chính sách thật phù hợp.

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng của pháp luật hiện hành đang thiếu cách tiếp cận mang tính toàn diện và chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên, cho nên, vẫn có tư tưởng lấy tư pháp của người lớn để xây dựng cho trẻ em, sau đó điều chỉnh một chút, giảm trừ một chút, giảm nhẹ một chút, trong khi trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, đặc biệt là trong khía cạnh tư pháp.

Nữ đại biểu lấy ví dụ vào năm 2015, khi Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự với sự ra đời của 3 biện pháp, bao gồm khiển trách, hòa giải và giáo dục tại cộng đồng để nhằm xử lý chuyển hướng và sớm kết thúc quá trình truy cứu hình sự. Khi đó, các cơ quan tố tụng rất hy vọng là trong thời gian tới sẽ có nhiều cháu được áp dụng các biện pháp nhân văn này.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, qua 6 năm thi hành Bộ luật Hình sự tổng kết cho thấy, trên phạm vi cả nước chỉ có 35 cháu được áp dụng và trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 6 cháu được áp dụng trên cả nước.

"Chia sẻ với chúng tôi thì các cán bộ tố tụng cho biết, không phải các cháu không đủ điều kiện áp dụng mà bởi vì pháp luật hiện hành quy định trong 1 biện pháp có quá nhiều biện pháp cụ thể kèm theo và có quá nhiều nghĩa vụ phải thực hiện, dẫn đến các cháu và bản thân gia đình cũng đề nghị là xin không được áp dụng" - bà Thủy nêu.

Thứ ba, hình phạt và tố tụng hình sự là 2 vấn đề chính yếu của tư pháp hình sự, nếu ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên mà không điều chỉnh 2 vấn đề này thì người chưa thành niên hầu như sẽ không được hưởng chính sách gì từ luật này.

Thời hạn tố tụng của trẻ em chỉ bằng một nửa của người lớn

Về vấn đề tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội, đại biểu đoàn Bắc Kạn thông tin, đối với vấn đề này qua thảo luận tại tổ có 51 đại biểu tán thành là phải tách và có 6 đại biểu đề nghị là không tách.

Chúng tôi cho rằng, quy định phải tách hay là không tách phải phụ thuộc vào các chính sách cụ thể trong dự thảo luật này đang được quy định như thế nào.

Về rút ngắn thời hạn tố tụng, theo bà Thủy luật hiện hành quyết định thời hạn tiến hành tố tụng của người lớn bằng trẻ em. Tuy nhiên, với việc này thì dự thảo luật đã đáp ứng yêu cầu của Công ước và quy định là thời hạn tố tụng của trẻ em chỉ bằng một nửa thời hạn tố tụng của người lớn.

Với quy định chính sách mới như vậy, nếu như vụ án có cả người lớn và trẻ em phạm tội mà không tách riêng trẻ em ra để giải quyết thì sẽ dẫn tới thời hạn tố tụng của trẻ em đã hết nhưng thời hạn tố tụng của người lớn thì vẫn còn, trong khi chưa thể kết thúc vụ án. Khi đó, có nguy cơ rất cao sẽ rơi vào một trong những trường hợp phải bồi thường theo Điều 35 của Luật Bồi thường, đó là hết thời hạn điều tra mà chưa chứng minh được bị can phạm tội.

Rút ngắn thời hạn tố tụng với người chưa thành niên bằng 1/2 người lớn
Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đồng tình với quyết định tách vụ án theo quy định tại Điều 135 của dự thảo luật, bởi các lý do sau đây: Thứ nhất, tách ra để giải quyết độc lập, đảm bảo nguyên tắc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, ưu tiên thủ tục tố tụng rút gọn, vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên. Nguyên tắc này cũng phù hợp với quy định, chủ trương, đường lối của Đảng và Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.

Dự thảo luật cũng đã quy định thời hạn tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử của người chưa thành niên bằng 1/2 người trưởng thành. Quy định này cũng phù hợp với thực tiễn và rất cần thiết.

Qua nghiên cứu báo cáo của các cơ quan chức năng và khảo sát tại các cơ quan, đại biểu thấy rằng người chưa thành niên thường đồng phạm với vai trò giúp sức trong các tội tổ chức đánh bạc, đua xe trái phép, trộm cắp hoặc đồng phạm trong một số tội nguy hiểm hơn như gây thương tích, cướp tài sản.

Các em phạm tội thường do hoàn cảnh, do dụ dỗ, do nhận thức còn hạn chế, dễ bị kích động, phần lớn các em là học sinh ở các trường nghề, trường PTTH. Nếu phải chờ kết thúc điều tra, truy tố, xét xử cùng với người trưởng thành mà trong vụ án có nhiều người, nhiều hành vi, nhiều đối tượng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí có những đối tượng ở nước ngoài như các vụ án đánh bạc, lừa đảo qua mạng thì việc điều tra, giải quyết vụ án sẽ mất rất nhiều thời gian. Các em sẽ mất đi cơ hội học tập, làm việc khi phải chờ giải quyết xong vụ án, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của các em khi phải áp dụng biện pháp ngăn chặn của các cơ quan trong thời gian dài.

Thứ hai, nguyên tắc tách vụ án để thực hiện các thủ tục thân thiện. Về thủ tục thân thiện của người chưa thành niên, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì thẩm phán giải quyết vụ án, điều tra viên, kiểm sát viên phải là người có am hiểu, có kinh nghiệm giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên và hiểu tâm lý của trẻ.

Hội đồng xét xử những vụ án người chưa thành niên khác với Hội đồng xét xử của người trưởng thành, Hội đồng xét xử của người chưa thành niên có cán bộ đoàn là giáo viên, xử ở phòng xử thân thiện và Hội đồng xét xử không mặc áo choàng mà mặc trang phục xử hành chính. Người chưa thành niên không bị còng tay và được ngồi cạnh người đại diện, người bảo vệ là bố mẹ, thầy cô giáo, được trợ giúp để các em khai báo.

Hiện nay, trong thực tiễn đã có tòa gia đình và người chưa thanh niên ở một số địa phương, nếu như chúng ta không tách vụ việc để giải quyết độc lập thì dẫn đến người chưa thành niên phải xử chung với phòng xét xử của người trưởng thành, như vậy những chính sách ưu việt, nhân văn cho người chưa thành niên về thủ tục tố tụng thân thiện không được thực hiện.

Một lý do nữa đại biểu đề nghị tách, đó là đảm bảo mọi điều riêng tư của trẻ em phải được tôn trọng trong mọi giai đoạn tố tụng theo Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên. Bởi bản án xử người chưa thành niên không được công bố công khai, thậm chí những phiên tòa có bị hại là người chưa thành niên bị xâm hại tình dục, bị mua bán và bị bạo lực phải xử kín và những thông tin của người chưa thành niên từ quá trình điều tra, truy tố, xét xử vẫn phải được đảm bảo.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Trưa 21/11, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary sẽ chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm.
Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Ngày 21/11, tại Hàng Châu, Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Việt Nam lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Sáng 21/11, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân trong chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 đến 23/11.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Sáng ngày 20/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chiều 20/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề khả năng cân đối nguồn vốn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, do vậy đại biểu đề nghị huy động sức dân.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN nhân chuyến công tác Trung Quốc.
Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường và Trần Hoàng Ngân, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là phù hợp trong điều kiện nợ công của chúng ta thấp.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động