Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 21:39

Cầu ngoại tệ gây áp lực lên tỷ giá

Nhập siêu ở mức cao cộng với chính sách tăng lãi suất dự báo sẽ được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) thay đổi vào tháng 6 tới, ít nhiều gây sức ép lên chính sách tỷ giá. Ổn định thị trường tiền tệ và cán cân vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong những tháng cuối năm.
Về dài hạn tỷ giá có thể sẽ chịu áp lực lớn hơn

2,8 tỷ USD là con số nhập siêu của nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm đã khiến nhiều người lo ngại cầu USD sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), dự báo trong năm 2017, tỷ giá chịu áp lực lớn nhất từ phía cầu ngoại tệ do sức ép nhập siêu gia tăng. NFSC đưa ra dự báo cán cân thương mại có thể thâm hụt ở mức tương đương 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, xét ở góc độ sản xuất, nhập siêu cũng mang đến tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi rõ nét của sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm. Nguồn nguyên phụ liệu được nhập về phục vụ sản xuất sẽ thúc đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp cũng như kim ngạch xuất khẩu vào những tháng tới.

Thực tế cho thấy, kịch bản đối phó với tỷ giá đã được NHNN thực hiện khá linh hoạt khi tỷ giá trung tâm liên tục được điều chỉnh theo tín hiệu thị trường. Điều đáng mừng là, có những thời điểm tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng nhưng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) tỷ giá giữa VND/USD lại đứng yên. Trên thị trường ngoại tệ tự do, tỷ giá cũng không có nhiều cơn sốt nóng nhảy vọt.

Ngày 15/5, giá đồng bạc xanh tại nhiều NHTM được niêm yết bán ra phổ biến trong khoảng 22.715-22.715 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm của NHNN niêm yết ở mức 22.373 đồng, giảm 2 đồng so với phiên trước đó. Tại Sở Giao dịch NHNN vẫn giữ nguyên giá mua vào USD ở mức 22.675 đồng/USD, còn giá bán được niêm yết thấp hơn mức giá trần 20 đồng, ở mức 23.024 đồng/USD.

So với thời điểm ngày 20/4/2017, tỷ giá của các NHTM đã giảm 25 đồng/USD và giảm đáng kể so với hồi đầu năm nay. Tỷ giá thị trường tự do giảm gần 2% so với đầu năm và hiện bám khá sát với tỷ giá của các NHTM.

Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhận xét, NHNN đã có động thái điều chỉnh tỷ giá theo từng bước nhằm tránh những cú sốc về chính sách tỷ giá trong thời gian tới. Trong ngắn hạn, có nhiều yếu tố tích cực cho tỷ giá như nguồn cung ngoại tệ và yếu tố quốc tế tiếp tục hỗ trợ làm giảm áp lực lên tỷ giá. NFSC chỉ ra rằng, bên cạnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào đến từ nguồn vốn FII (mua bán, sáp nhập) và FDI tăng mạnh thì chỉ số Bloomberg Dollar Index nhiều phiên giảm liên tiếp cũng giúp giảm áp lực đáng kể lên tỷ giá VND/USD. Ngoài ra, việc FED tăng lãi suất trong ngắn hạn cũng chưa gây áp lực đối với tỷ giá do hiện nay chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn nghiêng về việc nắm giữ VND.

Tuy nhiên, về dài hạn, theo NFSC, áp lực cho tỷ giá thể hiện qua lộ trình tăng lãi suất thêm nhiều lần của FED trong các năm tiếp theo với mục tiêu nâng lên mức 3% vào cuối năm 2019, vì thế tỷ giá có thể sẽ chịu áp lực lớn hơn. Đặc biệt là xu hướng mất giá mạnh của đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang có xu hướng tăng.

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp với dự báo tăng trưởng kinh tế chưa có nhiều cải thiện, giá hàng hóa tiếp tục xu hướng tăng, đồng USD tăng giá... có tác động không thuận lợi đến tăng trưởng, xuất khẩu, cũng như sức ép đến kiểm soát lạm phát, thị trường tiền tệ, ngoại tệ trong nước. Trong quá trình điều hành, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến trong và ngoài nước để kịp thời, chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp, với thời điểm, liều lượng hợp lý, góp phần ổn định cân đối vĩ mô của nền kinh tế và đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia:

Dự báo năm 2017, tỷ giá chịu áp lực lớn nhất từ phía cầu ngoại tệ do sức ép nhập siêu gia tăng. Tuy nhiên trước mắt, có nhiều yếu tố tích cưc hỗ trợ làm giảm áp lực lên tỷ giá. Về dài hạn, tỷ giá có thể chịu áp lực lớn hơn bởi chính sách lãi suất của FED và thâm hụt thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lãi suất

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm