Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 22:50

Cha, con nối tiếp nhau làm giàu

Cách trung tâm thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) chỉ khoảng 4 ki-lô-mét, nhưng đường vào nhà ông Lý Kiềm Vạng (xóm Bản Luộc) lại khá quanh co, bởi nhà ông nằm độc lập trên một quả đồi cao.

Gia đình ông Vạng làm giàu trên chính ruộng nương quê hương mình

 - Tiếp chúng tôi trong căn nhà 2 tầng đặc trưng của người dân tộc Dao là con trai ông Vạng - anh Lý Vân Nải. Với vốn tiếng Kinh chưa thật nhiều, câu chuyện giữa chúng tôi đôi lúc phải nhờ đến sự giải thích bằng tiếng Dao của ông trưởng xóm Bản Luộc - Hà Phúc Cọ. Anh Nải cho biết, là con trai

duy nhất trong gia đình, nên sau khi lấy vợ, sinh con, anh Nải tiếp tục sống tại gia đình cùng ông bà Vạng. Gia đình hiện chăn nuôi 10 con lợn, 9 con trâu, trồng và chăm sóc 2 héc-ta rừng (thông và trúc), 1 héc-ta trồng 1 vụ lúa, 1 vụ ngô và 3.000 mét vuông rẫy chỉ chuyên trồng ngô. “Rừng, nương, rẫy đều do cha mẹ tôi gây dựng, vợ chồng tôi chỉ là thế hệ nối tiếp, duy trì và phát triển công việc này” - anh Nải chia sẻ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Vạng thu được khoảng hơn 100 triệu đồng từ tiền bán trúc, bán lúa, ngô và vật nuôi - một khoản thu mơ ước đối với nhiều người, chứ không riêng gì đối với bà con dân tộc vùng cao.

Có tiền, gia đình ông Vạng đầu tư mua ô tô, máy cày phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là với diện tích trồng trọt và vật nuôi lớn như vậy, nhưng gia đình ông Vạng đều tự làm chứ không thuê ngoài. “Gia đình ông Vạng trồng trọt và chăn nuôi đều đạt năng suất cao, đó là vì các thành viên trong gia đình rất chăm chỉ, năng động, biết áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất. 4 cô con gái của ông bà Vạng đi lấy chồng cũng đều là những người giỏi làm kinh tế. Có không ít già bản ở các nơi đã tìm đến đây để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của cha, con ông Vạng ”- trưởng xóm Lý Văn Cọ cho biết.

Đứng trong sân nhà ông Vạng, ngắm những chú lợn tranh nhau đòi ăn, hướng tầm mắt ra xa bắt gặp rừng thông, rừng trúc xanh um đang chờ ngày thu hoạch, trò chuyện với cháu gái ông Vạng - cô bé xinh xắn vừa tốt nghiệp trung cấp Y những cũng  rất giỏi việc nương rẫy… càng thêm trân trọng và  khâm phục gia đình ông Vạng - một gia đình với nhiều thế hệ biết vươn lên từ sự cần cù, sáng tạo của bản thân, làm giàu chân chính ngay trên quê hương mình.

Hoàng Mai

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719