Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 11:20
Dự án Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát

Chăm lo đời sống đồng bào sau tái định cư

Cho đến thời điểm này, những người dân nhường đất cho hai công trình thủy điện Huội Quảng, Bản Chát được xây dựng trên sông Nậm Mu, thuộc địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã yên tâm với nơi ở mới. Và chính quyền địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát, nắm bắt, giải quyết những khó khăn cho đồng bào hậu tái định cư (TĐC).
Bà con nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Huội Quảng

Hiệu quả từ chính sách

Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát (Lai Châu) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng số dân TĐC là 2.664 hộ với 15.017 khẩu, được bố trí tại 10 khu, 44 điểm trên địa bàn 2 huyện là Than Uyên và Tân Uyên. Tổng mức đầu tư Dự án di dân, tái định cư thủy điện Bản Chát là hơn 5.052 tỷ đồng.

Báo cáo của địa phương cho thấy, đến nay công tác di chuyển các hộ dân tới nơi ở mới đã được thực hiện xong. Tại nơi ở mới, người dân đã có cuộc sống tốt hơn so với trước thông qua những chính sách bồi thường tài sản, đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện, trường, trạm), hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ khai hoang…

Anh Lò Văn Sương ở bản Chít 1, cụm TĐC Nậm Sáng 2, xã Phúc Than, huyện Than Uyên cho biết, năm 2011 gia đình chuyển về nơi ở mới và không khỏi ngỡ ngàng với sự thay đổi so với trước đây. Ngoài ngôi nhà sàn khang trang kiên cố, tiền hỗ trợ đền bù, cấp đất sản xuất, anh còn được tham gia các lớp tập huấn kiến thức phát triển nông nghiệp do xã, huyện tổ chức. Nhờ đó, gia đình đã biết lựa chọn cây con giống tốt, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng hiện đại nhằm phát triển kinh tế. Đến nay, trang trại chăn nuôi khép kín của gia đình đã có khoảng 300 con gà, vịt và hàng tấn cá. Mỗi năm trừ chi phí thu nhập khoảng 60 - 70 triệu đồng. Số tiền giành dụm được dùng để mua sắm đồ dùng, sinh hoạt, cho con cái học hành anh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.

Còn tại xã Ta Gia, huyện Than Uyên, bên cạnh nguồn hỗ trợ, nguồn thu khác, nhiều hộ gia đình đã tận dụng lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng để tăng thu nhập với sự hỗ trợ 10 triệu đồng một lồng cá và kỹ thuật chuyên môn.

Ông Vàng A Mang, Chủ tịch UBND xã Ta Gia cho biết, nếu như trước đây, dân chỉ biết lên nương trồng lúa, trồng ngô; xuống sông suối đãi từng con cá, con tép thì giờ đây có thêm hồ thủy điện đã đầu tư làm vó bè, nuôi cá lồng. Mặt khác, những chính sách hỗ trợ TĐC kịp thời đã giúp thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, phát triển các mô hình nông nghiệp mới... Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã, nâng cao thu nhập người dân.

Tiếp tục lo hậu tái định cư

Có thể nói, những chính sách TĐC được xây dựng trên cơ sở sát thực với lợi ích người dân cũng như sự quan tâm kịp thời của nhà nước và chính quyền các cấp tỉnh Lai Châu đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực thay đổi cuộc sống của đồng bào tái định cư; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của họ để bảo đảm gắn bó lâu dài trên vùng quê mới.

Tuy nhiên theo ông Vương Thế Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định nhưng làm thế nào để bà con ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất vươn lên làm giàu sau TĐC mới là quan trọng.

Trong thời gian qua, chính quyền các cấp địa phương đã đẩy mạnh chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước về hỗ trợ việc làm nhà, khai hoang sản xuất, cấp sổ đỏ, xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng nông thôn tái định cư cho người dân... Đồng thời tích cực rà soát lại đời sống của đồng TĐC để qua đó nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong sản xuất và phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Mẫn, hiện nay huyện đang gấp rút chỉ đạo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng của huyện cùng với các xã có người dân tái định cư phối hợp đốc thúc việc hoàn thiện xây dựng các công trình hạng mục tái định cư trên địa bàn; đồng thời, các đơn vị chuyên môn về tái định cư đẩy mạnh rà soát lại các chế độ chính sách mà người dân được hưởng, nếu còn sót, sai lệch thì bổ sung và sửa chữa. Nhằm sớm tổng kết chương trình di dân tái định cư Huội Quảng, Bản Chát trong năm 2017 theo tiến độ được Chính phủ giao.

Vũ Sơn

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024