Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 06:53

Châu Á : Nan giải bài toán lạm phát

Nếu như năm 2010 là năm mà các nước châu Á được nhìn nhận là điểm sáng kinh tế trên toàn thế giới thì năm 2011 lại là năm khó khăn đối với châu lục này.

Ảnh minh họa

 - Trong bối cảnh chính sách kinh tế vĩ  mô đi vào chu kỳ thắt chặt và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển chậm lại, một số nước đã xuất hiện dấu hiệu giảm tốc một cách vừa phải, sức ép lạm  phát có phần giảm xuống song, một số tổ chức quốc tế và giới phân tích kinh tế cảnh báo tình hình lạm phát của châu Á có lẽ phức tạp hơn so với tưởng tượng, và châu lục này có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để giải bài toán giá cả.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” công bố cuối tháng 6 vừa qua đã nêu rõ lạm phát tại khu vực châu Á sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2011. Dấu hiệu kinh tế phát triển quá nóng của các thị trường mới nổi ngày càng nổi cộm, cần phải áp dụng biện pháp thắt chặt hơn nữa. Chẳng hạn kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng lạm phát cao, khi tỷ số giá tiêu dùng (CPI) trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng 15,09% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số nhà kinh tế học cho rằng, thời gian qua, việc Chính phủ Việt Nam nhiều lần chỉnh tỷ giá hối đoái, giá điện và giá săng dầu đã khiến lạm phát gia tăng.

Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, lạm phát tại châu Á đang ở ngưỡng nguy hiểm và sẽ không có dấu hiệu ngừng lại nếu chính phủ các nước không có những biện pháp kịp thời và chính xác. Tại Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng hiện tăng 4,7% so với năm trước, nhanh hơn tỷ lệ 4,5% trong tháng 2. Tại Singapore, tỷ lệ lạm phát đã chạm ngưỡng 5,5% từ tháng 1. Tại Trung Quốc, tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 là 4,9%, vượt mức trần quy định do chính phủ đề ra là 4%. Trong khi đó, lạm phát ở Ấn Độ tăng đến mức 8,2% trong tháng 2.

Dưới sức ép của lạm phát, nhiều quốc gia đã thực hiện những biện pháp giảm đà leo thang của giá tiêu dùng. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo, kể từ 6-4, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm sẽ tăng thêm 0,25% lên 3,25%, lãi suất cho vay 1 năm tăng 0,25% lên 6,31%. Đây là lần thứ hai PBOC tăng lãi suất kể từ đầu năm 2011 và lần thứ tư kể từ năm 2010. Chính quyền Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được phép giữ doanh thu của mình bằng ngoại tệ ở nước ngoài và tùy ý lựa chọn thời gian chuyển đổi thành nhân dân tệ đưa về Trung Quốc. Với quy định mới này, PBOC giảm được sức ép bơm tiền để hoán đổi ngoại tệ. Hành động này vừa giúp Trung Quốc giảm được cung tiền trong nước để chống lạm phát, vừa giúp đồng nhân dân tệ không tăng giá quá nhanh. Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia cũng thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất ngân hàng. Trên thực thế, trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều nước châu Á phổ biến xuất hiện hiện tượng thiếu hụt sức lao động cũng như năng lực sản xuất.

Ngoài nguyên nhân giá thực phẩm và năng lượng ra, sức ép lạm phát mang tính kết cấu do các yếu tố sản xuất trong nội bộ nền kinh tế châu Á gây nên vẫn tồn tại một cách phổ biến. Việc tỷ lệ lạm phát cơ bản ( không tính giá lương thực và năng lượng) của một số nước châu Á không ngừng tăng lên chính là minh chứng cho điều này.

Có nhà kinh tế học cho rằng một số nền kinh tế châu Á đã hoàn toàn hồi phục từ trước khủng hoảng tài chính quốc tế, nhưng các nền kinh tế này đang hoạt động một cách quá tải. Điều này tất sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về sức lao động, đất đai, cơ sở hạ tầng cũng như năng suất của doanh nghiệp. Có số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại một số nước châu Á đã giảm xuống mức trước khi xẩy ra khủng hoảng tài chính quốc tế, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp của các nước  Malaysia, Thái lan, Singapore và Hàn Quốc đều đã giảm xuống còn chưa tới 4%. Tỷ lệ tận dụng năng suất của một số doanh nghiệp đã tiến sát hoặc thậm chí cao hơn mức bình quân trong lịch sử. Tài nguyên đất đai dùng cho phát triển nông nghiệp và thương nghiệp cũng ngày càng căng thẳng. Vì vậy, giới chuyên gia trong ngành cho rằng tình trạng lạm phát của châu Á rất có thể phức tạp hơn so với sự tưởng tượng trước đây.

Dù chính phủ nhiều nước châu Á đang nỗ lực bình ổn thị trường trong nước nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng việc áp dụng các chính sách tiền tệ xem ra chưa đủ trong tình hình hiện nay. Do đó, các biện pháp như thuế quan chặt chẽ hơn và cắt giảm chi tiêu công phải được xem là công cụ hỗ trợ hữu hiệu. Theo họ, việc các chính phủ đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ với một ngân sách dồi dào trong thời điểm hiện nay sẽ làm cho tình hình lạm phát ngày càng trở nên tồi tệ hơn về mặt lâu dài. Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát giá cả lại khiến nông dân và các nhà sản xuất không muốn sản xuất thêm lương thực - thực phẩm và các hàng hóa khác, điều cần thiết để giảm sức nóng của giá cả. Không chỉ có vậy, chính sách trợ cấp, trợ giá và kiểm soát giá cũng buộc các chính phủ phải chi ra những khoản tiền không nhỏ.

Ông Ilian Mihov, giáo sư kinh tế thuộc tổ chức INSEAD tại Singapore cho rằng, nếu như các chính phủ không định hướng và có mục tiêu đúng đắn, rất có thể xảy ra tình trạng bảo hộ giá xăng dầu và lương thực cơ bản cho cả hộ gia đình nghèo và trung lưu. Giải pháp tốt nhất là gia tăng sản xuất lương thực và dầu, đồng thời tạo động lực cho nhiều người dân tham gia sản xuất.

Đắc Hanh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine