Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chế biến sâu, nâng giá trị cho hàng Việt xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện đã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn.
Chế biến sâu gia tăng giá trị xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ Longform | Đầu tư chế biến sâu: Mở “cánh cửa” tiêu thụ bền vững cho nông sản Sơn La Viện Hàn lâm phối hợp Bộ Công Thương phát triển công nghệ chế biến sâu đất hiếm

Lợi thế lớn từ chế biến sâu

Theo Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam là nhà cung ứng đứng thứ hai thế giới về cà phê, thứ nhất về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu, và thứ ba về gạo. Các hiệp định thương mại đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các mặt hàng nông lâm thủy sản chiến lược và có thế mạnh nhờ cam kết cắt giảm thuế quan. Đồng thời tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào khu vực nông nghiệp, tham gia sâu, bền vững vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai các chính sách hiện hành đang hỗ trợ cho ngành nông nghiệp chuyển từ xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh, tạo điều kiện doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu.

Chế biến sâu, nâng giá trị cho hàng Việt xuất khẩu
Chế biến sâu giúp gia tăng giá trị cho rau quả xuất khẩu (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)

Đơn cử, nhờ đầu tư chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, chinh phục được các thị trường khó tính nên sản phẩm rau quả của Việt Nam có giá bán cao gấp 3-4 lần so với sản phẩm thông thường. Đây là một trong những giải pháp bền vững cho ngành hàng tỷ đô này.

Ông Trịnh Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản Phúc Tiến cho biết, hiện công ty đã tăng cường đầu tư hệ thống cấp đông, tăng cường chế biến, đa dạng sản phẩm, nên đơn vị luôn ký được các đơn hàng xuất khẩu đi châu Âu và châu Á. Chế biến sâu giúp doanh nghiệp tạo những sản phẩm đi đến các thị trường xa, rộng rãi, lưu trữ được, nên sản lượng được nhiều.

Song song với đó, chế biến sâu sẽ giúp các nhà máy có thể chủ động nguồn hàng nhờ bảo quản lâu hơn. Từ đó, xóa dần áp lực bán nhanh và phải phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, nó còn tiêu thụ hiệu quả nguyên liệu cho bà con nhà vườn khi vào mùa thu hoạch.

Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang thông tin thêm, biến sâu giúp bà con giải quyết được sản lượng lớn tại thời điểm mùa vụ. Nếu như trong trường hợp chúng ta tiêu thụ tươi, có thể sẽ không tiêu thụ hết, dễ xảy ra tình trạng bị mất giá.

Đối với mặt hàng thuỷ sản, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (Vasep), tại các Triển lãm thủy sản quốc tế tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) được tổ chức năm nay, các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng được khách hàng đặc biệt quan tâm. Các sản phẩm chế biến hết sức phong phú, phối trộn với nhiều nguyên liệu được khách hàng thích thú và đánh giá cao sau khi nếm thử.

Hàng chế biến sâu phù hợp với xu hướng hiện nay là người tiêu dùng bận rộn, có ít thời gian cho nấu nướng. Các sản phẩm này cũng mang lại cho doanh nghiệp biên lợi nhuận tốt hơn.

Việt Nam có lợi thế về trình độ chế biến, tay nghề của người lao động cao. Quy trình sản xuất hàng giá trị gia tăng áp dụng công nghệ cao và khép kín sẽ đảm bảo được việc giữ nguyên hương vị tươi ngon của hải sản, đồng thời tăng năng suất với các sản phẩm đạt chất lượng cao.

Không chỉ trong ngành nông nghiệp mà các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến cũng chú trọng nâng cao hàm lượng chế biến của các sản phẩm xuất khẩu. Đơn cử, tại Tổng Công ty May 10, sau khi thử nghiệm hướng chọn các đơn hàng phức tạp, số lượng nhỏ, năm nay, May 10 tiếp tục duy trì các đơn yêu cầu kỹ thuật khó và linh hoạt thời gian nhận đơn. Việc chọn lựa các đơn hàng khó giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các đơn hàng, bạn hàng tại các thị trường thế giới.

Hoặc tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), sắp tới, Tập đoàn dự kiến sẽ xuất khẩu những đơn hàng đầu tiên đối với sản phẩm vải và trang phục chống cháy sang Indonesia, Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ.

Theo ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex, đó là sản phẩm có thể có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách của mỗi quốc gia, sản phẩm đặc thù không hoàn toàn như sản phẩm mà chúng ta đã làm trong những năm qua. Đây là mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao, mang tính pháp lý, bản quyền, không phải mặt hàng thời trang thông thường, thông qua hợp tác giữa Vinatex với Tập đoàn Coast (Vương Quốc Anh) với mục tiêu doanh thu 2-2,5 triệu USD và trong 5 năm đầu tiên định hướng mỗi năm có thể tăng trưởng gấp đôi.

Tăng cường chế biến sâu hàng hoá xuất khẩu

Dù đã có nhiều nỗ lực song hiện nay, tỷ lệ chế biến sâu hàng hoá xuất khẩu chưa cao. Đơn cử, theo Hiệp Hội Rau quả Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 150 cơ sở, doanh nghiệp có nhà máy chế biến hiện đại, đầu tư mới. Công suất thiết kế là 1 triệu tấn nguyên liệu/năm. Con số này mới chỉ chiếm hơn 10% trong số nguyên liệu Việt Nam sản xuất hàng năm. Vì vậy, ngành rau quả cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm và cạnh tranh xuất khẩu bền vững.

Hoặc đối với ngành chè, theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, ước tính, xuất khẩu chè trong tháng 7/2024 đạt 16.000 tấn, trị giá 29 triệu USD, tăng 52,8% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với tháng 7/2023. Giá bình quân chè xuất khẩu trong tháng 7/2024 ước đạt 1.796,3 USD/ tấn, giảm 6,7% so với tháng 6/2024, nhưng tăng 2,2% so với tháng 7/2023.

Mặc dù giá chè xuất khẩu của Vệt Nam đang có dấu hiệu tăng, nhưng mức giá này mới chỉ bằng chưa tới 70% so với giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới. Giá chè xuất khẩu bình quân toàn cầu trong năm 2023 đạt 2.600 USD/tấn.

Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, giá trị cây chè Việt Nam không cao là do chủng loại chè xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng chế biến thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới đã thay đổi rất nhanh, chuyển từ các sản phẩm chè thông thường, sang các sản phẩm chè chế biến sâu, chè đặc sản.

Hiện nay Việt Nam là nhà cung ứng đứng thứ hai thế giới về cà phê, thứ nhất về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu, và thứ ba về gạo. Các hiệp định thương mại đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các mặt hàng nông lâm thủy sản chiến lược và có thế mạnh nhờ cam kết cắt giảm thuế quan.

Do vậy, về phía cơ quan chức năng cần chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp kết hợp đảm bảo các yếu tố sinh thái, môi trường, con người và phát triển bền vững. Trong khi đó doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng để kịp thời bắt nhịp với xu thế phát triển của thị trường thế giới.

Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 chỉ rõ, giai đoạn 2026 - 2030, phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao, hàng nông sản, thủy sản chế biến sâu; hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Đây là động lực quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh chế biến sâu, gia tăng giá trị xuất khẩu.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu

Có 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu được Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm do không còn phù hợp trong thực tế.
Xuất khẩu sang Ấn Độ: Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu

Xuất khẩu sang Ấn Độ: Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu

7 tháng năm 2024, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch đạt 1,15 tỷ USD, tăng 102%, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ.
Vì sao giá xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh 47%?

Vì sao giá xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh 47%?

Diện tích chưa được bổ sung kịp thời, trong khi nguồn cung tiếp tục thiếu hụt là lý do xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh thời gian qua.
Điểm tên những mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhiều nhất?

Điểm tên những mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhiều nhất?

7 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 32,39 tỷ USD tăng 5,8%, tương ứng tăng 1,77 tỷ USD so với cùng kỳ.
Điểm sáng trong xúc tiến thương mại Việt - Trung nhìn từ loạt hội chợ quy mô lớn

Điểm sáng trong xúc tiến thương mại Việt - Trung nhìn từ loạt hội chợ quy mô lớn

Trong những năm qua, công tác xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã được triển khai sâu rộng, toàn diện. Trong đó, điểm nhấn từ các hội chợ quy mô lớn.
Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Sự kiện ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck được đánh giá là "cánh cửa" mới cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam.
Hàng rào nào ‘cản bước’ xuất nhập khẩu những tháng cuối năm?

Hàng rào nào ‘cản bước’ xuất nhập khẩu những tháng cuối năm?

Xuất nhập khẩu hàng hoá vẫn đang thuận lợi và dự báo sẽ đạt con số kỷ lục trong năm nay, song hàng rào cản bước xuất nhập khẩu cũng không ít.
Giá xuất khẩu cà phê đạt 3.805 USD/tấn, tăng vọt 54,5%

Giá xuất khẩu cà phê đạt 3.805 USD/tấn, tăng vọt 54,5%

8 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu cà phê đạt 3.805 USD/tấn, tăng vọt 54,5% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê năm nay đạt cao kỷ lục.
Xuất khẩu gạo tăng 21,7%, tràn trề mục tiêu đạt 5 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu gạo tăng 21,7%, tràn trề mục tiêu đạt 5 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu gạo đang tiếp tục tăng cao và mục tiêu đạt 5 tỷ USD năm 2024 - con số cao nhất từ trước đến nay dự báo sẽ có thể đạt được.
Điểm danh những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Điểm danh những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là Australia, Brazil, Lào, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
Tháng 7/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam

Tháng 7/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam

Tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 16,12 nghìn tấn cao su sang Ấn Độ, với trị giá 28,48 triệu USD, giảm 3,7% về lượng nhưng tăng 25,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga

Phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga

Tăng trưởng 325,4% về giá trị, phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga.
Xuất nhập khẩu và dấu ấn đặc biệt trong 79 năm xây dựng đất nước

Xuất nhập khẩu và dấu ấn đặc biệt trong 79 năm xây dựng đất nước

Xuất nhập khẩu tự hào là điểm sáng rực rỡ của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu và thặng dư đều ở mức cao.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trưởng mạnh

Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 42,59 tỷ USD, tăng 28,9% tương ứng tăng 9,55 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu gia tăng, giao thương qua cửa khẩu nhộn nhịp

Xuất nhập khẩu gia tăng, giao thương qua cửa khẩu nhộn nhịp

Thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu tương đối sôi động, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu lớn của cả nước không ngừng gia tăng.
Xuất khẩu rau quả rộng cửa tại các thị trường lớn

Xuất khẩu rau quả rộng cửa tại các thị trường lớn

Dừa tươi, sầu riêng đông lạnh được cấp chính ngạch vào Trung Quốc, trái bưởi được vào Hàn Quốc, chanh leo Việt cũng sắp được cấp “visa” tại thị trường Mỹ.
Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước: Người tiêu dùng hưởng lợi lớn

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước: Người tiêu dùng hưởng lợi lớn

Đây là năm thứ tư liên tiếp xe ô tô sản xuất trong nước được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ nhưng thời gian sẽ chỉ còn 3 tháng.
Gia tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại qua biên giới

Gia tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại qua biên giới

Hoạt động xúc tiến thương mại biên giới đã được triển khai nhiều năm qua và mang lại hiệu quả nhất định trong việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Lạng Sơn: Các cửa khẩu vẫn hoạt động xuyên suốt dịp nghỉ lễ 2/9

Lạng Sơn: Các cửa khẩu vẫn hoạt động xuyên suốt dịp nghỉ lễ 2/9

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bình thường, xuyên suốt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động