Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chè Nghệ An cần nâng cao chất lượng sản phẩm

Cây chè được xác định là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, mặc dù đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể "Chè Nghệ An", nhưng đến nay chất lượng vẫn là vấn đề đáng lưu tâm. Các sản phẩm chỉ dừng lại là nguyên liệu “thô” cho các hãng sản xuất chè lớn trên thế giới và chưa thực sự tạo được thương hiệu cũng như chỗ đứng riêng.
Chè Nghệ An cần nâng cao chất lượng sản phẩm
Vùng nguyên liệu chè ở Hạnh Lâm - Thanh Chương

Tính đến cuối năm 2015, toàn tỉnh Nghệ An có 86 dây chuyền chế biến chè với tổng công suất thiết kế 871 tấn búp tươi/ngày, ngoài ra còn có 74 cơ sở chế biến mini với tổng công suất chế biến chè xanh thiết kế 543 tấn búp tươi/ngày. Dự tính đến năm 2020, toàn tỉnh Nghệ An có 10.000ha chè, với sản lượng ước khoảng 110 - 130 nghìn tấn búp tươi. Để đáp ứng nhu cầu chế biến và từng bước nâng cao chất lượng, các cơ sở chế biến cần đầu tư đổi mới công nghệ và nâng công suất. Các cơ sở chế biến mini nhỏ lẻ phải đổi mới công nghệ để phù hợp với quy chuẩn của ngành nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An, hiện nay, diện tích chè cho thu hoạch đạt 6.000ha, với sản lượng 14.000 tấn chè khô/năm và có lợi thế thu hoạch trong 10 tháng/năm. Chất lượng búp chè của Nghệ An khá tốt. Tuy nhiên, công nghệ chế biến lạc hậu nên sản phẩm chủ yếu xuất khẩu với giá thấp. Nếu được hỗ trợ về mặt công nghệ, xây dựng các nhà máy chế biến thì chè Nghệ An có thể đáp ứng được thị hiếu của các thị trường "khó tính".

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT Nghệ An đã ban hành đầy đủ quy trình sản xuất chè, các vùng chè cần tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng đầy đủ quy trình, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung phát triển các vùng chè công nghệ cao, vùng chè an toàn. Sử dụng các giống chè năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích nghi tốt để thay thế dần các diện tích chè giống cũ, lâu năm, năng suất thấp. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho người dân về cách trồng mới, chăm sóc, khai thác và chế biến chè theo đúng quy trình kỹ thuật.

Vùng nguyên liệu chè của Nghệ An đã bị hạn hán nghiêm trọng làm chết và ảnh hưởng hàng trăm ha trong hai năm 2014 và 2015 cũng được xem là một nguyên nhân khách quan khiến năng suất, sản lượng và cả chất lượng chè bị sụt giảm trong năm vừa qua. Anh Lê Hồng Phúc - Giám đốc Công ty TNHH MTV chè Phúc Hưng Thịnh, Thanh Chương chia sẻ: “Chè Nghệ An sạch hơn do các doanh nghiệp và người dân không chạy theo lợi nhuận, bà con chỉ mới sử dụng thuốc diệt cỏ khi chăm sóc chè chứ không dùng các loại thuốc kích thích độc hại. Tuy nhiên, do quản lý không chặt, người dân thu hái không đúng quy trình, thường đợi chè tốt mới hái, dù cân nặng hơn nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm, về lâu dài tuổi thọ cây chè kém, sản phẩm bán với giá thấp…”.

Còn theo ông Nguyễn Duy Khai - xóm 1 - Xí nghiệp chè Ngọc Lâm (Thanh Chương), cắt chè bằng máy thì nhanh hơn nhưng cũng sẽ bị đau chè. Chè nguyên liệu dù bị hái sai quy trình nhưng vẫn dễ dàng xuất bán, bởi nếu các nhà máy xí nghiệp không thu mua thì còn có trên 50 lò sấy chè mini thu mua chè búp tươi phục vụ chế biến. Cũng bởi có thời điểm cầu lớn hơn cung khiến việc tranh mua cướp bán xảy ra, và khi đó chất lượng chè lại càng ít được quan tâm.

Ông Nguyễn Bá Trị - Giám đốc Xí nghiệp chè Ngọc Lâm, Thanh Chương cho biết: “Trong phát triển vùng nguyên liệu, đơn vị có rất nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ người trồng chè như cho vay mua giống, phân bón, làm đường... nhưng người dân vẫn phá vỡ cam kết, bán chè nguyên liệu cho các cơ sở chế biến mini để lấy “tiền tươi”, tránh phải trả nợ, làm tình trạng tranh mua cướp bán vẫn diễn biến phức tạp…”.

Sau huyện Thanh Chương thì huyện Anh Sơn cũng có diện tích chè công nghiệp lớn. Những năm gần đây, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã giải quyết được rất nhiều vấn đề trong áp lực thời vụ và công lao động. Một máy và 3 lao động có thể hái được 2-3 tấn chè búp tươi, năng suất hái tăng gấp 10-12 lần so với hái thủ công trước đây. Tuy nhiên, cơ giới hóa cũng làm sụt giảm chất lượng chè. Với cách khoán 90.000 đồng cho 1 tạ chè búp tươi, thì việc hái chè bằng máy quá sâu để thu được sản lượng chè cao nhất sẽ mang lại lợi nhuận cho cả người hái lẫn chủ vườn. Cũng chính vì thế mà chất lượng chè ngay từ khi mới thu hoạch đã bị giảm xuống so với trước và khái niệm 1 tôm 2, 3 lá là rất hiếm.

Chỉ rõ các nguyên nhân để từ đó có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chè công nghiệp là vấn đề được quan tâm của ngành nông nghiệp Nghệ An hiện nay. Bên cạnh đó, cần có các chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân hoặc với các hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư sản xuất, gắn sản xuất với đầu tư cơ sở chế biến để tiêu thụ sản phẩm cho dân. Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Thông xe cây cầu nối 2  tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Thông xe cây cầu nối 2 tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Doanh nghiệp Đắk Lắk

Doanh nghiệp Đắk Lắk 'đạp sóng vượt chông gai' khát vọng xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh, bản sắc

Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Xem thêm