Chỉ số VN-Index giảm mạnh, thanh khoản đạt mốc tỷ USD
Trong phiên giao dịch hôm nay, hai sàn niêm yết chính thức lập kỷ lục thanh khoản trong 7 tháng qua, khi giá trị chuyển nhượng lên tới gần 26,4 ngàn tỷ đồng, trong đó khớp lệnh hơn 23,5 ngàn tỷ. Số lượng cổ phiếu được sang tay gần 1,5 tỷ đơn vị.
Chỉ số VN-Index giảm 8,22 điểm, tương đương 0,74%, xuống 1.101,32 điểm. Toàn sàn HoSE có 139 mã tăng giá, 269 mã đứng giá tham chiếu và 38 mã giảm giá.
Nhóm blue-chips chiều nay gần như tất cả đều tụt giá so với buổi sáng, thậm chí nhiều mã giảm rất mạnh. Tuy nhiên, mã VCB vẫn lội ngược dòng từ 1h30. Khi nhịp xả đầu tiên dữ dội xuất hiện, VCB lại tăng từ 97.800 đồng lên 101.700 đồng chỉ trong 30 phút. VCB cũng trụ giá tốt về cuối và đóng cửa tăng 3,09% so với tham chiếu, đỡ cho VN-Index tới 3,6 điểm. Độ rộng nhóm VN30 cuối phiên còn 6 mã tăng/23 mã giảm, trong đó VHM, HPG là các trụ tăng quá nhẹ. Số giảm có 9 mã rơi quá 2%, bao gồm cả VIB, SSI, GVR, TCB, VPB là các mã có ảnh hưởng lớn.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn lại đều chìm trong sắc đỏ, hầu hết là giảm mạnh. Cụ thể, BID giảm 1,47%, CTG giảm 1,21%, VPB giảm 2,01%, TCB giảm 2,61%, MBB giảm 1,72%, STB giảm 2,65%, VIB giảm 3,18%, TPB giảm 2,48%, EIB giảm 3,03%, MSB giảm 2,31%, LPB giảm 2,33%.
Thanh khoản đạt mốc kỷ lục, thị trường chìm trong sắc đỏ |
Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm mạnh khi SSI giảm 3,19%, VND giảm 5,97%, VCI giảm 3,55%, HCM giảm 3,51%, FTS giảm 4,05%, BSI giảm 3,03%, AGR giảm 5,28%.
Nhóm bất động sản cũng chịu chung số phận. Cụ thể, NVL giảm 2,41%, KBC giảm 2,83%, DIG giảm 5,45%, NLG giảm 3,28%, VCG giảm 4,23%, DXG giảm 4,61%, ITA giảm 3,91%, CII giảm 3,57%, HHV giảm 3,85%. Tuy nhiên, vẫn có một số mã ngược dòng tăng kịch trần như QCG, TCD, TIP, LDG.
Nhóm sản xuất tuy phân hóa nhưng các mã giảm điểm vẫn chiếm ưu thế. Theo đó, VNM giảm 1,06%, MSN giảm 1,46%, GVR giảm 2,96%, DGC giảm 2,32%, DCM giảm 2,54%, HSG giảm 2,39% thì HPG tăng 0,88%, DHG tăng 5,17%, VHC tăng 0,49%, POM tăng kịch trần.
Cổ phiếu năng lượng cũng phân hóa khi GAS giảm 0,95%, PGV giảm 3,36%, PLX giảm 1,54% nhưng POW lại tăng 0,36%.
Cổ phiếu bán lẻ diễn biến tiêu cực khi MWG, PNJ và FRT lần lượt mất đi 2,75%, 0,55% và 0,52% giá trị. Trái lại, cổ phiếu hàng không lại "cất cánh" khi VJC và HVN lần lượt tăng 0,62% và 1,87%.
Hiện tượng biến động đột ngột như trên có dấu hiệu chốt lời hàng loạt của các nhà đầu tư. Với các nhà đầu tư đã mua được cổ phiếu ở giá thấp thì biến động này chỉ làm bốc hơi một phần nhỏ lợi nhuận đang có. Tuy nhiên, những nhà đầu cơ mới tham gia sẽ chịu thiệt hại khá lớn.