Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Israel phản đối, 3 nước châu Âu công nhận Nhà nước Palestine. Ai Cập dính bê bối sửa nội dung thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Chiến sự Israel-Hamas ngày 21/5/2024: Tổng thống Biden nói quyết định của ICC về bắt giữ lãnh đạo Israel là thái quá Chiến sự Israel-Hamas ngày 21/5/2024: Tại sao ICC đề nghị bắt Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel? Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/5/2024: Lầu Năm Góc chỉ trích chiến thuật của Israel trong cuộc chiến với Hamas

Theo tuyên bố của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, 3 quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy đã công nhận Palestine là một quốc gia độc lập. Quyết định này sẽ có hiệu lực vào ngày 28 tháng 5.

Đáp lại điều này, Ngoại trưởng Israel Israel Katz đã tuyên bố triệu hồi đại sứ từ Na Uy và Ireland để tham vấn và hứa hẹn sẽ có đáp trả tương xứng. Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hoan nghênh quyết định công nhận nhà nước Palestine.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận
Phong trào công nhận Nhà nước Palestine độc lập đang lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Getty.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre xác nhận nước này đã chính thức công nhận Palestine là một quốc gia độc lập. Ông nhấn mạnh rằng giải pháp hai nhà nước có thể giải quyết xung đột và cung cấp một ngôi nhà an toàn cho cả người Israel và người Palestine. Việc công nhận một nhà nước Palestine là điều kiện cần thiết để đạt được hòa bình ở Trung Đông.

“Người dân Palestine có quyền tự quyết độc lập cơ bản. Cả người Israel và người Palestine đều có quyền sống trong hòa bình tại quốc gia của họ. Sẽ không có hòa bình ở Trung Đông nếu không có giải pháp hai nhà nước”, ông Jonas Gahr Støre nói

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez giải thích rằng việc công nhận Palestine không nhằm mục đích chống lại người dân Israel và không mang lại lợi ích cho phong trào Hamas. Quyết định này được đưa ra vì “hòa bình, hòa hợp và công lý”. Trong tháng 4/2024, ông Pedro Sanchez tuyên bố rằng việc công nhận Palestine là mối quan tâm địa chính trị đối với các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Lập trường của Ireland về việc chính thức công nhận Palestine đã được Thủ tướng Simon Harris khẳng định: “Ước mơ của Ireland là trẻ em Israel và Palestine lớn lên trở thành những người hàng xóm hòa bình. Người đứng đầu chính phủ Ireland cho biết cả người dân Palestine và Israel về bản chất đều tốt bụng”.

Trong phản ứng mới nhất, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhà nước Do Thái, Israel Katz, đã công bố các biện pháp trả đũa quyết định của ba nước châu Âu: “Hôm nay tôi gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Ireland và Na Uy: Israel sẽ không im lặng. Tôi vừa ra lệnh triệu hồi các đại sứ Israel ở Dublin và Oslo về Israel để tham vấn khẩn cấp ở Jerusalem. Động thái vội vàng của hai nước sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Nếu Tây Ban Nha thực hiện ý định công nhận nhà nước Palestine, một bước tương tự sẽ được thực hiện tương ứng”.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận
Xung đột tại Dải Gaza chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt. Ảnh: AP

Cùng với Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy, Palestine được 146 quốc gia thành viên Liên hợp quốc công nhận. Đây không phải là những quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố độc lập của một quốc gia Ả Rập.

Liên quan tới thỏa thuận hòa bình tại Dải Gaza, theo kênh truyền hình CNN của Mỹ, giới chức tình báo Ai Cập đã bí mật thay đổi điều khoản trong đề xuất ngừng bắn mà Israel đã đồng ý, khiến các bên tức giận.

Theo đó, nội dung dự thảo thỏa thuận ngừng bắn mà Hamas tuyên bố chấp thuận hôm 6/5 không giống những điều khoản trong tài liệu được Mỹ và Qatar trao cho phong trào này xem xét.

Nguồn tin cho biết một quan chức tình báo Ai Cập đã tự ý chỉnh sửa vài điều khoản trong dự thảo, dẫn tới làn sóng giận dữ và chỉ trích lẫn nhau giữa các quan chức Mỹ, Israel và Qatar, đồng thời khiến nỗ lực đàm phán rơi vào bế tắc.

"Tất cả chúng tôi đều bị lừa", CNN đăng tải

Các nguồn tin cho biết, Ahmed Abdel Khalek, quan chức tình báo cấp cao của Ai Cập chính là người đã thay đổi nội dung dự thảo. Abdel Khalek là cấp phó của Giám đốc tình báo Ai Cập Abbas Kamel, người đang chịu trách nhiệm làm trung gian đàm phán của Cairo.

Abdel Khalek đã cung cấp thông tin không nhất quán cho Israel và Hamas. Ông này cũng đưa nhiều yêu cầu của Hamas vào đề xuất đã được phía Israel ngầm chấp nhận nhằm đảm bảo thỏa thuận sẽ được thông qua, nhưng thông tin không được chia sẻ với các bên trung gian và đặc biệt là Tel Aviv.

"Tất cả các bên đều cho rằng tài liệu Ai Cập cung cấp có nội dung giống với văn bản đã được Israel phê duyệt và các nước trung gian Mỹ, Qatar tiếp cận", hãng tin CNN thông tin. Thực tế, giới chức tình báo Ai Cập đã đưa thêm các yêu cầu của Hamas vào nội dung văn bản gốc.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns, đại diện cơ quan đàm phán của Mỹ, đã hết sức phẫn nộ và xấu hổ khi biết tin Ai Cập bí mật thay đổi nội dung đề xuất ngừng bắn.

Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani đã thông báo với tình báo Israel rằng Ai Cập "hành động một mình" khi thay đổi nội dung dự thảo thỏa thuận, hai nguồn tin nói. Qatar được cho là sẽ đóng vai trò lớn hơn trong vòng đàm phán tiếp theo về hòa bình cho Dải Gaza. Dù vậy, Ai Cập được kỳ vọng vẫn sẽ chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc đối thoại, do nước này có quan hệ gần gũi với Hamas và Israel ưu tiên Cairo hơn Doha trong vai trò trung gian đàm phán.

Khi được hỏi liệu có quan ngại gì về việc Ai Cập sẽ tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán tiếp theo về Dải Gaza hay không, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không đề cập, mà nhấn mạnh rằng Tel Aviv chưa sẵn sàng chấp nhận các điều khoản có thể cho phép Hamas tấn công nước này một lần nữa.

"Tôi hy vọng Ai Cập hiểu Israel không thể đồng ý với những điều như vậy", Thủ tướng Israel nhấn mạnh.

Ngày 6/5, Hamas thông báo đã chấp nhận đề xuất của Qatar và Ai Cập về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, trong đó có điều khoản yêu cầu Israel rút quân khỏi dải đất, cho phép người Palestine trở về nhà cũng như trao đổi tù nhân Israel và Palestine. Đề xuất này bao gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 42 ngày.

Kim Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Thông tin mới nhất vụ ông Trump bị ám sát hụt lần hai

Thông tin mới nhất vụ ông Trump bị ám sát hụt lần hai

Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Tổng thống Joe Biden lên tiếng về vụ ám sát ông Trump lần hai

Tổng thống Joe Biden lên tiếng về vụ ám sát ông Trump lần hai

Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…

Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…

Chiến sự Nga-Ukraine 16/9/2024: Ukraine tính kéo NATO vào cuộc chiến với Nga; phương Tây ‘sửng sốt’ trước kế hoạch của Anh

Chiến sự Nga-Ukraine 16/9/2024: Ukraine tính kéo NATO vào cuộc chiến với Nga; phương Tây ‘sửng sốt’ trước kế hoạch của Anh

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris 'chấm' 3 'bức tường xanh', nói gì khi ông Trump bị ám sát hụt lần hai?

Ông Donald Trump bị ám sát hụt lần hai, đã bắt giữ nghi phạm

Ông Donald Trump bị ám sát hụt lần hai, đã bắt giữ nghi phạm

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/9: 20.000 lính Kiev sa lầy ở Kursk; Ukraine muốn đánh sâu vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/9: 20.000 lính Kiev sa lầy ở Kursk; Ukraine muốn đánh sâu vào Nga

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối

Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối ''so găng'', ông Trump tự tin đã chiến thắng

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Xem thêm